Cao Bằng: Cô hiệu trưởng người Tày tận tâm với sự nghiệp “trồng người”
Cô giáo Ngô Tố Uyên ( dân tộc Tày), Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Chung ( Thành phố Cao Bằng) là cán bộ quản lý năng động, sáng tạo, tâm huyết.
Nhiều năm qua, cô là tấm gương tiêu biểu của ngành giáo dục Thành phố, được nhiều cấp, ngành khen thưởng vì những đóng góp trong sự nghiệp “trồng người”.
Cô giáo Ngô Tố Uyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Chung (Thành phố).
Nếu ai nhiều năm không về thăm Trường Tiểu học Hòa Chung sẽ ngỡ ngàng bởi cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp với đầy đủ thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên giỏi và năng động hơn, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt. Sự đổi thay ấy có vai trò không nhỏ của Hiệu trưởng Ngô Tố Uyên.
Sinh năm 1970, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Cao Bằng (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng), cô Uyên nhận công tác tại nhiều trường học ở Thành phố. Những năm trực tiếp đứng trên bục giảng, cô luôn tìm tòi, áp dụng phương pháp giảng dạy mới phù hợp với từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy; nhiệt tình tổ chức nhiều hoạt động Đội góp phần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.
Với những nỗ lực, phấn đấu không ngừng trong công tác giảng dạy, sau hơn 10 năm công tác, cô Uyên được giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng các trường: Tiểu học Tân An, Tiểu học Vò Đuổn (Thành phố). Từ tháng 3/2014 đến nay, cô giữ chức vụ Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Chung.
Cô Uyên quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức cho giáo viên giao lưu, học hỏi các trường điển hình trong và ngoài tỉnh. Chú trọng thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề thông qua việc dự giờ và chia sẻ kinh nghiệm giờ dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường.
Cô Uyên có nhiều giải pháp, sáng kiến, như: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích”, “Một số giải pháp chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh”… được Hội đồng Khoa học sáng kiến Thành phố, UBND tỉnh đánh giá xếp loại cao.
Cô Uyên tâm sự: Tôi luôn cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; cùng cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện hiệu quả các phong trào và cuộc vận động như: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Hai không”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Xây dựng tập thể nhà trường trở thành một tập thể đoàn kết.
Gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục, dù ở cương vị nào, cô Uyên cũng tận tụy hết lòng với nghề, là người quản lý giỏi, năng động, sáng tạo; được nhiều thế hệ học sinh yêu quý, được đồng nghiệp kính trọng về đạo đức và năng lực nhà giáo. Các trường học do cô Uyên làm lãnh đạo đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua.
Video đang HOT
Với những nỗ lực trong sự nghiệp “trồng người”, nhiều năm liền, cô Uyên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; năm học 2017 – 2018 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; nhiều lần được Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND tỉnh, Tỉnh ủy, Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng giấy khen, bằng khen. Năm 2016, cô Uyên vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2015 – 2016.
Nguồn: Báo Cao Bằng
Bé trai dân tộc 7 tháng tuổi không có tiền chữa bệnh tim bẩm sinh, chị gái nằm viện vì hen nặng
Mang căn bệnh tim bẩm sinh phức tạp, bé Hoàng Gia Hưng, 7 tháng tuổi, đang rất cần sự chung tay của mọi người để trái tim "lỗi nhịp" được sửa lại khỏe mạnh. Bố mẹ của bé đang rất khó khăn khi cùng lúc lo cho hai con bị bệnh tật.
Bất ngờ khi biết con mắc bệnh tim
Qua lời chia sẻ của anh Lý Văn Thành - Văn phòng thi đua khen thưởng xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, chúng tôi vô cùng xót xa cho hoàn cảnh của gia đình bé Hoàng Gia Hưng. Căn bệnh tim bẩm sinh dẫn đến biến chứng nặng nề khiến bé đang phải kiên cường chống chọi bệnh tật từng giây, từng phút trên giường bệnh.
Bé Hoàng Gia Hưng, dân tộc Tày, là con thứ 2 của vợ chồng anh Hoàng Văn Quan và chị Mã Thị Điệp (SN 1992) ở thôn Bản Loòng, xã Đường Âm. Khi mang thai, do không có điều kiện thăm khám thai kỳ thường xuyên nên bố, mẹ bé không biết được tình hình sức khỏe của con. Những ngày tháng đầu khi sinh, trở về nhà, bé Hưng vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Bé Hưng bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp
Được 6 tháng tuổi thì bé thường xuyên bị ho, khó thở, có lúc cơ thể xuất hiện dấu hiệu bị tím tái, gia đình mới đưa đi bệnh viện huyện kiểm tra. Các bác sĩ chỉ nói con bị viêm phổi và chuyển con lên bệnh viện tỉnh. Tại đây, sau khi thực hiện các xét nghiệm và hội chẩn, các bác sĩ kết luận cháu bị viêm phổi, tim bẩm sinh hiếm gặp. Tình trạng bệnh của bé đã nặng, cần phải được chuyển ngay xuống Hà Nội để điều trị với những thiết bị hỗ trợ hiện đại hơn.
Vợ chồng anh Quan quyết định ôm con xuống Hà Nội khi con trai ngày càng mệt, khó thở, da xanh tái đi. Xuống tới nơi, bác sĩ yêu cầu chuẩn bị cho ca phẫu thuật tim.
Anh Hoàng Văn Quan chia sẻ với phóng viên, khi bác sĩ nói bé Gia Hưng bị bệnh tim bẩm sinh, vợ chồng anh hết sức bất ngờ. Dù đã từng nghe đến căn bệnh này nhưng anh không thể nghĩ được rằng nó lại có thể khiến con anh sức khỏe kém đi nhanh như vậy.
Bé phải thở bằng bình oxy, truyền nước, tiên lượng bệnh xấu. Bác sĩ nói cần phải phẫu thuật ngay nếu không thời gian sống của bé chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Anh Quan đã phải vay mượn mỗi chỗ một ít mới có chút tiền đưa xuống đóng cho con tạm ứng phẫu thuật.
"Chẳng còn cách nào, gia đình đồng ý để các bác sĩ phẫu thuật chỉ mong con tai qua nạn khỏi. Cháu đã được phẫu thuật, mới tỉnh lại và hiện vẫn nằm ở phòng hồi sức tích cực. Chi phí từ hôm vào viện đến giờ, bác sĩ bảo đóng thêm mà gia đình chưa có đóng vì chưa biết phải vay mượn ở đâu" - anh Phan cho hay.
Hiện tại bé Gia Hưng đang được điều trị tại Bệnh viện E. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bé Gia Hưng được điều trị tại phòng cách ly đặc biệt. Hai vợ chồng anh Quan cũng không được gặp con. Mọi ăn uống của con qua đường xông. Mỗi ngày nhìn con qua cửa kính thấy đứa con bé bỏng với dây dợ, máy móc quanh người, vợ chồng anh Quan thấy tim mình như thắt lại.
Dù ca phẫu thuật đã thành công, thế nhưng bác sĩ nói, với tình trạng bệnh lý phức tạp, căn bệnh của bé Hưng mắc phải vẫn cần phải phẫu thuật tiếp mới sửa được "trái tim lỗi nhịp" để phát triển về lâu dài. Điều trị lâu dài đồng nghĩa với chi phí rất tốn kém, gia đình bé cũng không còn khả năng về tài chính để lo chữa trị.
Nỗi lo khi hai con cùng bị bệnh
Gia đình anh Quan thuộc diện khó khăn ở địa phương. Hai vợ chồng chưa có nhà riêng vẫn sống chung cùng với bố mẹ tuổi cao, sức yếu. Cả gia đình chỉ trông vào ít ruộng, mùa được mùa mất. Những khi nông nhàn, anh Quan đi làm phụ hồ kiếm thêm thu nhập.
Ngoài bé Gia Hưng, đứa con lớn của vợ chồng anh Quan từ ngày sinh ra cũng thường xuyên phải đi viện do bị bệnh hen. Một mình anh phải kiếm tiền chữa bệnh cho con và lo sinh hoạt gia đình nên trong nhà không khi nào có được vài triệu đồng.
Để có tiền điều trị cho con, gia đình anh đã phải vay mượn anh em, bạn bè, rồi vay cả ngân hàng. Thế nhưng, bệnh tình của đứa con gái lớn không thuyên giảm mà ngày càng có diễn tiến nặng hơn, thường xuyên phải đi viện.
Bé Hưng trước ngày phẫu thuật cùng mẹ xuống viện E
Ngày bé Hưng phát hiện ra bệnh là lúc con gái lớn của anh chị đang nằm viện điều trị. Cùng lúc hai con mắc bệnh phải điều trị với số tiền lớn càng khiến gia đình túng thiếu. Số tiền ít ỏi mang theo khi đưa bé Hưng xuống Hà Nội điều trị giờ cũng đã hết. Vợ chồng anh Quan cũng không còn đủ tiền để đóng viện phí.
Nhiều người nhà bệnh nhân và các bác sĩ khi biết hoàn cảnh của anh chị, người chia sẻ vài chục, người vài trăm cho anh chị tiền sinh hoạt, cầm cự chăm con ở bệnh viện. Ở viện con nằm trong phòng hồi sức, vợ chồng anh Quan nằm vạ vật ở hành lang bệnh viện, mỗi ngày chỉ dám ra cổng mua suất cơm bình dân rẻ nhất ăn cho đỡ đói vì tiền đã cạn kiệt.
Thương các con, vợ chồng anh chị lúc này cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng để tiếp tục vượt qua khó khăn với ước mong các con sớm khỏe trở lại. Để cứu tính mạng của con, vợ chồng anh Quan đã phải gánh trên vai số nợ quá lớn. Các con của anh chị đang rất cần tấm lòng hỗ trợ của bạn đọc để có thêm kinh phí giúp con sớm bình phục, gia đình bớt gánh nặng nợ nần.
Mọi sự giúp đỡ gia đình bé Hoàng Gia Hưng - Mã số 500 xin gửi về:
1. Anh Hoàng Văn Quan ở Bản Loòng, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn.
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình).
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Phương Thuận
Theo giadinh.net
Hà Nội xét giải thưởng nhà giáo tâm huyết, sáng tạo năm học 2018-2019 Có 84 cán bộ, giáo viên của Hà Nội đã tham gia xét giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm học 2018-2019, trong đó có 46 nhà giáo được lọt vào vòng chung khảo. Lễ trao tặng giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 2 năm 2018. Hôm nay, ngày 16/9, Sở Giáo dục...