Cao Bằng: Bé gái chào đời trong khu cách ly Covid-19
Tại các khu vực cách ly Covid-19 có nhiều câu chuyện cảm động. Trong đó có câu chuyện sản phụ N.T.V. (37 tuổi, xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) sinh con tại khu vực cách ly.
Mẹ con sản phụ tại khu vực cách ly phòng, chống dịch COVID – 19. Ảnh: Chu Hiệu – TTXVN.
Em bé chào đời ở một nơi đặc biệt không chỉ là niềm hạnh phúc của gia đình, mà còn là niềm vui, niềm tự hào của các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Mặc dù không phải là lần sinh đầu, nhưng sinh con tại Khoa truyền nhiễm (khu vực cách ly) của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng thật khó quên đối với chị V., bởi đây là lần sinh con mà bản thân chị đang thực hiện cách ly để phòng, chống dịch Covid-19. Sự tận tụy, chu đáo của ê kíp sản khoa đã để lại cho chị V. nhiều cảm xúc.
Chị V. chia sẻ, chị đi lao động ở Trung Quốc, nhập cảnh về Việt Nam từ ngày 6/3. Lúc này, chị mang thai được 39 tuần. Khi trở về nước, chị được theo dõi cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Thạch An.
Ngày 10/3 chị có dấu hiệu sốt nên được chuyển đến cách ly theo dõi và điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. Đêm 10/3, chị chuyển dạ và sinh em bé lúc 8 giờ 50 phút, ngày 11/3.
Tuy sinh con khi không có người thân ở bên cạnh, nhưng chị đã được các bác sĩ tận tình giúp đỡ. Nhìn con gái nặng 2,4 kg của mình, ánh mắt chị V. hiện rõ niềm vui, niềm hạnh phúc, chị liên tục nói cảm ơn các bác sĩ đã tận tình giúp đỡ mình.
Video đang HOT
Y, bác sỹ thăm sức khỏe sản phụ sinh con tại khu vực cách ly phòng, chống dịch COVID – 19. Ảnh: Chu Hiệu – TTXVN.
Ê kíp hoàn thành nhiệm vụ đỡ đẻ cho sản phụ tại khu vực cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Gần 20 năm làm bác sĩ sản khoa, đây là lần bác sĩ Tống Thị Hồng Duyên (Trưởng Khoa sản – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng) có ca đỡ đẻ đặc biệt nhất.
Bác sĩ Duyên cho biết: “Khi nhận được nhiệm vụ theo dõi, đỡ đẻ cho một bệnh nhân tại khu vực cách ly, chúng tôi đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, ê kíp tập trung trí tuệ, tinh thần, trang bị đủ nhân lực, vật lực, thuốc men để cấp cứu cho bệnh nhân tốt nhất.
Trước đó, ê kíp đã chuẩn bị phương án để tiếp nhận, thăm khám lâm sàng và tiên lượng; phối hợp với các tổ hậu cần để có ca đỡ đẻ tốt nhất cho bệnh nhân. Khi ca đỡ thành công, chúng tôi rất hạnh phúc và vui mừng. Hiện tại, sức khỏe của hai mẹ con chị V. đã ổn định”.
Bé gái sinh ra ở một nơi đặc biệt được mọi người chào đón như một thiên thần nhỏ. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình nói riêng, đồng thời là minh chứng rõ nhất cho sự tận tụy của những y, bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Chu Hiệu ( TTXVN/dantri.com.vn)
"Vực dậy" thương hiệu miến dong Nguyên Bình
Nghề làm miến dong tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã có từ lâu đời và trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương. Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nên chưa phát triển được thương hiệu và nâng cao giá trị sản xuất.
Sự ra đời và đi vào hoạt động của HTX Cốc Phường là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân nơi đây từng bước thay đổi cuộc sống.
Phát triển thương hiệu
HTX Cốc Phường đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. HTX được kiện toàn và đi vào vận hành sản xuất từ năm 2014, chủ yếu là tập hợp các thành viên duy trì nghề truyền thống làm miến dong. HTX có 9 thành viên đều được quan tâm hỗ trợ thiết bị sản xuất sản phẩm miến dong truyền thống.
HTX đã đầu tư nhà xưởng, 4 máy ép miến, 9 thùng khoắng bột inox, 2 máy dập túi sản phẩm, 4 thùng lọc bột và một số thiết bị khác với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng.
Nghề làm miến đã giúp nhiều hộ dân xã Thành Công thoát nghèo. Ảnh: I T
Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, HTX còn tổ chức các lớp tập huấn để người nông dân nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc dong riềng và lập phương án sản xuất và kinh doanh phù hợp với nhu cầu sản xuất của HTX.
Nhờ sản xuất khoa học, thay đổi giống mới, vùng nguyên liệu dong riềng của xã Thành Công phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, ít bị sâu bệnh, không đòi hỏi đầu tư lớn, năng suất trung bình trên 20 tấn/ha và cho lượng bột nhiều hơn 2 - 3 lần so với giống cũ ở địa phương.
Nắm bắt được phương pháp sản xuất cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, HTX đã cho ra sản phẩm miến dong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sợi miến có đặc điểm dai, sau khi nấu để lâu không bị bở, nát.
Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ổn định và đạt hiệu quả cao hơn. Trong khâu sản xuất đã giảm được chi phí công sức lao động, điều kiện sản xuất, chế biến an toàn, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước tình trạng trên thị trường xuất hiện những sản phẩm giả, nhái miến dong Nguyên Bình, sản phẩm của HTX đã nhận được văn bằng bảo hộ thương hiệu tập thể nhờ đáp ứng được các tiêu chí trong sản xuất. Đây là bệ phóng cần thiết để HTX và địa phương tiếp tục xây dựng miến dong thành sản phẩm chủ lực.
Hỗ trợ người dân giảm nghèo
Có thể nói việc HTX đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, tổ chức sản xuất miến dong với quy mô tương đối lớn... chính là cách hữu hiệu giúp sản phẩm miến dong có chất lượng tốt, hình thức đẹp và đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với sản xuất thủ công. Bên cạnh đó, do được bảo hộ về mặt nhãn hiệu nên người dân khá yên tâm, chú trọng sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đầu ra thuận lợi đã giúp HTX mang về thu nhập bình quân một thành viên của HTX hàng năm từ trồng và làm miến dong đạt khoảng 80-100 triệu đồng, hộ thu nhập cao đạt trên 140 triệu đồng/năm.
Hoạt động của HTX không chỉ giúp phát triển diện tích cây dong riềng theo hướng hàng hóa, phục vụ nhu cầu sản xuất tại địa phương mà còn góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu miến dong Nguyên Bình.
Theo ông Du Văn Síu - Chủ tịch UBND xã Thành Công, việc phát triển trồng dong riềng làm nguyên liệu cho HTX Cốc Phường đã góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Nhiều người đã có việc làm và thu nhập ổn định nhờ hoạt động sản xuất của HTX.
Thấy được vai trò của HTX Cốc Phường, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền cơ sở đã tạo điều kiện để HTX vay vốn phát triển sản xuất.
Theo Danviet
ĐH Y Hà Nội sẵn sàng cử chuyên gia phối hợp các cơ sở đào tạo phòng dịch COVID-19 Không chỉ là một trong số ít các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức dạy học giữa lúc dịch bệnh do COVID-19 đang lưu hành, Trường ĐH Y Hà Nội còn sẵn sàng cử các chuyên gia hàng đầu về truyền nhiễm, y học dự phòng, giáo dục sức khỏe, dịch tễ, hô hấp... tới chia sẻ kinh nghiệm về phòng...