Canh xương ninh khoai sọ rau muống ngon tuyệt ngày hè
Để nấu canh xương khoai sọ rau muống ngon đúng chuẩn, bạn nên chọn loại khoai quê, sườn nhiều thịt và chế biến theo cách dưới đây.
Nguyên liệu nấu canh khoai sọ rau muống
Khoai sọ: 6 – 7 củ (chọn loại khoai quê nhỏ nhưng bở)
Rau muống: mớ rau (1 nắm nhỏ thôi nhé)
Sườn non: 300g
Rau ngổ: vài cọng
Gia vị: Mắm, muối, tiêu, dầu ăn
Cách nấu canh xương khoai sọ rau muống
Bước 1: Bạn cần gọt vỏ khoai sọ, khoét bỏ mắt, nhớ rửa qua với nước muối loãng cho bớt nhớt, cẩn thận ngứa tay. Sau khi rửa sạch khoai thì bổ làm đôi. Lúc này bạn vẫn ngâm nước để tránh khoai bị thâm. Khi nước xương gần được thì bạn mới cho khoai ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Tiếp đến, bắc nồi lên bếp, bạn cho một chút dầu ăn vào rồi cho sườn vào đảo qua, cho chút gia vị vào để sườn ngấm mắm muối đậm đà rồi trút ra nồi khác để ninh. Sau đó cho khoai sọ vào xào với một chút nước mắm, một chút muối và tiêu cho thấm. Xào khoảng 5 phút ở lửa vừa để cho khoai thật thấm gia vị.
Bước 3: Đổ nước vừa ăn vào nồi sườn rồi ninh khoảng 30 phút cho sườn nhừ. Sau đó bạn đổ khoai sọ đã xào ở bước trên vào ninh lẫn sườn. Tiếp đến bạn nêm gia vị lại lần nữa. Đun sôi rồi để lửa liu riu ninh cho tới khi nào khoai sọ chín mềm (khoảng 15 phút). Lưu ý: là chỉ cho tới lúc khoai sọ chín mềm chứ không nát nhé cả nhà.
Bước 4: Rửa sạch rau muống, rau ngổ (ngò ôm) rồi để ráo. Cắt rau muống ngắn chừng 10 cm và cắt rau ngổ khoảng 2 cm.
Bước 5: Sau khi khoai đã được hầm với sườn chín mềm rồi thì bật bếp to để cho nồi canh sôi bùng lên, rồi cho rau muống vào. Đợi 2 phút rau chín thì tắt bếp. Cho ngổ vào. Nhớ để dành 1 chút ngổ để khi trút canh ra tô thì rắc thêm lên trên bề mặt canh cho đẹp mắt và thơm.
Cuối tuần mát trời làm 4 món này ăn với cơm cũng được, làm thành lẩu cũng ngon
Chắc chắn gia đình sẽ thích những món ăn này, vừa tiện lợi để ăn với cơm hoặc biến thành lẩu ngon miệng.Cùng vào bếp làm ngay món này ngay nhé,
VỊT NẤU CHAO
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt (khoảng 1kg)
- 1 củ khoai môn (300gr)
- 1 bó rau muống
- 1 trái dừa xiêm
- 0.5 kg bún tươi
- Các gia vị như chao đỏ, tỏi, hành củ, ớt, gừng, hành lá, rượu trắng, muối, mì chính, đường, tiêu, chanh.
Cách làm:
Video đang HOT
- Vịt làm sạch, rửa lại với chút rượu trắng và gừng giã giập để khử mùi hôi của vịt. Sau đó, để ráo, chặt thành miếng vừa ăn.
- Hành, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ.
- Ớt rửa sạch, bằm nhỏ.
- Rau muống nhặt bỏ lá già, gốc rau lấy phần non, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vuông ngâm trong nước cho khỏi thâm, sau đó vớt ra để ráo.
- Ướp thịt vịt với 4-5 miếng chao, hành, tỏi bằm nhỏ (1/2 chỗ hành tỏi đã bằm nhỏ ở trên), ớt, đường, tiêu, mì chính và chút xíu muối để khoảng 45-60 phút cho ngấm. Chú ý cho chút xíu muối thôi nhé vì bản thân món chao đã mặn rồi.
- Bắc chảo lên bếp, dầu nóng cho khoai môn vào chiên sơ 2 mặt sau đó cho ra đĩa để riêng.
- Cho chỗ hành, tỏi bằm còn lại vào phi thơm. Sau đó cho vịt đã ướp ở trên vào xào săn lại.
- Khi thịt vịt xào đã săn lại, cho nước dừa vào cho ngập thịt nấu nhỏ lửa cho đến khi vịt chín mềm, khoảng 15 phút là vịt chín.
- Vịt chín, cho khoai môn đã chiên sơ ở trên vào tiếp tục đun, đến khi khoai chín mềm, nêm nếm cho vừa miệng là được.
- Trong lúc đợi vịt chín thì chúng ta đi pha nước chấm chao. Lấy 2 viên chao đỏ cho vào bát, thêm 1/2 thìa đường, chút nước cốt chanh, dùng thìa tán nhuyễn chao sau đó cho ít tỏi, ớt bằm nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.
Trình bày:
Vịt nấu chao cho ra bát ăn nóng luôn với cơm hoặc cho ra nồi, đun thành món lẩu, ăn kèm rau muống rất ngon.
Vịt nấu chao ăn kèm với bún tươi và các loại rau, cách ăn cũng như các món lẩu, phù hợp cho những bữa ăn gia đình, họp mặt bạn bè hay đám tiệc.
Yêu cầu thành phẩm:
- Thịt vịt mềm ngon, có vị hơi béo ngậy của chao
- Nước sốt vịt nấu chao sánh ngậy, hương thơm đậm đà
- Khoai môn thơm bùi, còn nguyên miếng, không bị nát
VỊT OM SẤU
Nguyên liệu:
- Vịt: 1 con (không nên ham chọn con vịt quá béo, khi nấu lên món ăn quá ngậy do quá nhiều mỡ làm nước vịt om sấu mất đi vị ngon. Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt).
- 10 quả sấu xanh - 0,5kg khoai sọ loại củ nhỏ - 5 củ hành khô - 10 lá mùi tàu - 1 củ tỏi - 5 củ sả
- Gia vị: Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm
Cách nấu vịt om sấu:
Vịt làm sạch lông, dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Sấu gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu, sấu nhanh chín và ra nhân thịt. Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay. Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng. Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả), để 30 phút cho ngấm. Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành tỏi sả) còn lại phi thơm cho thịt vịt xào săn.
Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. Các bạn có thể thay nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu.
Khi thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi, múc ra bát, ăn nóng.
ỐC NẤU CHUỐI ĐẬU
Nguyên liệu:
- Ốc nhồi hoặc ốc vặn: 1kg
- Thịt ba chỉ: 200gr
- Đậu phụ: 3 bìa
- Chuối tiêu xanh: 8 quả
- Mẻ: 1/2 bát con ăn cơm
- Bì lợn: 100gr
- Rau thơm: hành lá, tía tô, lá lốt
- Nếu ăn mắm tôm: 1/2 thìa cà phê
- Hành, tỏi: mỗi thứ một củ
- Nghệ tươi: 1 củ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế ốc
- Ốc mua về rửa sạch, ngâm nước vo gạo thả vào vài lát ớt để ốc nhả chất bẩn. Rửa sạch lại ốc, chặt phần đuôi ốc, đem luộc qua nước sôi, khêu lấy phần thịt ốc, bỏ phần phân ốc.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Thịt ba chỉ thái con chì hoặc thái miếng vừa ăn đem đảo cho vàng ruộm.
- Chuối xanh đem tước vỏ, ngâm nước muối, bổ đôi thái miếng vát chéo, đem luộc qua với một thìa mẻ nghệ để làm giảm độ thâm của chuối. Sau đó cho dầu ăn vào chảo chiên sơ qua chuối cho săn lại khi nấu chín mềm mà không bị nát.
- Đậu phụ thái miếng nhỏ rán vàng đều hai mặt, không nên rán non khi nấu sẽ bị nát.
Bước 3: Làm ba loại nước sốt
- Sốt mẻ nghệ: Đem xay nghệ tươi với mẻ, mẻ sẽ làm giảm đi mùi hăng của nghệ.
- Sốt bì lợn: Luộc chín mềm, thêm chút nước xay thật mịn, đem lọc lại qua rây. Sốt bì sẽ làm cho nồi chuối đậu thêm béo ngậy, tạo độ sánh.
- Sốt chuối: Luộc 4 quả chuối với chút mẻ nghệ để làm giảm độ thâm của chuối cho chín mềm. Bóc phần vỏ đã tước, lấy phần thịt chuối bên trong xay mịn làm sốt.
Vậy là có ba bát nước sốt: chuối xay nhuyễn, bì lợn xay mịn, mẻ nghệ là bí quyết làm món ốc nấu chuối đậu thêm ngon hơn.
Bước 4: Hoàn thiện món ăn
- Phi thơm hành tỏi băm nhỏ ,cho ốc vào đảo qua, tiếp đến là thịt ba chỉ, chuối thái miếng chiên sơ qua. Rồi nêm mắm tôm, một thìa canh hạt nêm ,đảo cho ngấm gia vị.
- Tiếp đến cho 3 thìa canh mẻ nghệ, sốt chuối xay nhuyễn, sốt bì, cho nước xâm xấp, tạo thành hỗn hợp hơi ngả vàng om đến khi chuối chín mềm và phần nước sền sệt.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, độ chua của mẻ có thể điều chỉnh theo sở thích, thêm các loại rau thơm thái nhỏ vào bắc ra ăn nóng với cơm hoặc bạn chuyển ra nồi nấu lẩu, ăn kèm rau thơm và bún.
Lưu ý: Tuỳ vào độ chua của mỗi người mà điều chỉnh phần mẻ. Nếu quá trình nấu nước om bị loãng quá thì hoà thêm chút bột năng với nước đổ vào nồi chuối đậu tạo độ sền sệt.
CÁ CHÉP OM DƯA
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép khoảng 1kg - 1,5kg
- Thịt mỡ (mình lựa phần mỡ có dính ít thịt)
- Dưa muối chua
- Cà chua, dấm bỗng
- Gừng, hành khô, nghệ, hành lá, thì là, ớt.
Cách làm:
Với món cá chép om dưa mình rất thích om với tóp mỡ để ăn cùng. Thế nên mình mua thịt mỡ, rửa sạch, thái miếng và rán mỡ vớt ra phần tóp để riêng, phần mỡ sẽ dùng để rán cá.
Cá chép đánh vẩy, mổ bụng, làm sạch. Khứa vào đường trên bề mặt cá. Sát ít muối vào trong phần bụng cá đã rửa sạch, thấm khô. Cho cá vào chảo rán qua cá cho vàng da là được. Đối với món cá chép nấu dưa chua bạn có thể rán hoặc không rán cá cũng được. Nhưng mình thích rán qua cá để cá giảm bớt mùi tanh.
Cà chua rửa sạch, bổ cau rồi xào với mỡ (hoặc dầu ăn).
Tiếp đó cho dưa chua vắt bớt nước vào xào cùng, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Bạn cho gừng thái sợi và ớt hiểm đập dập vào xào cùng nếu thích ăn cay. Dưa xào chín nếu muốn tăng độ chua có thể chế thêm một ít dấm bỗng (Dưa nhà tự muối có thể dùng nước muối dưa để tăng độ chua, nhưng chú ý điều chỉnh độ mặn vì nước muối dưa đã mặn sẵn).
Nếu không có dấm bỗng thì có thể dùng mẻ để thay thế. Lượng nước trong nồi phải chế đủ sao cho đến khi cho cá vào nấu thì sâm sấp mặt cá.
Nước om dưa sôi bạn cho cá chép, tóp mỡ và ít bột nghệ (hoặc nghệ tươi giã dập) để om cùng.
Lật cá 1 lần trong khi om để cá ngấm đều vị chua, cay, mặn đều hai bên. Lật nhẹ nhàng tránh làm nát cá. Cá ngấm đều vị bạn rắc hành, thì là cắt khúc vào trong nồi và bắc xuống.
Cá chép om dưa chua ăn nóng mới ngon, nên món này mọi người thường để cá vào một đĩa inox để ăn cùng cơm hoặc vẫn để trong nồi lẩu vừa đun vừa ăn.
Nếu bạn muốn làm món cá chép om dưa thịt ba chỉ thay cho thịt mỡ thì chỉ cần thêm nguyên liệu khoảng 200g thịt ba chỉ rửa sạch và thái mỏng sau đó rán sơ để thịt tiết ra bớt mỡ rồi xào cùng với dưa chua như ở bước trên và làm tiếp các bước còn lại là được.
Hướng dẫn các cách làm bún chả cá chuẩn vị Bún chả cá là món ăn được khá nhiều người yêu thích bởi độ thơm, mềm và dai của từng miếng chả. Cùng nhau thưởng thức món ăn này thông qua cách nấu của 3 vùng đất khác nhau trên khắp cả nước, Bạn sẽ ngạc nhiên khi thưởng thức các hương vị độc đáo này đấy. Tô bún chả cá thơm ngon....