Canh xương dê trợ lực quý ông
Khi nói đến tác dụng tráng dương của con dê, người ta ít đề cập đến xương. Nhưng theo Đông y, xương dê tính ôn, vị cam, có thể bổ thận cường gân cốt.
Trong Bản thảo cương mục có ghi: “Tủy sống của dê bổ cốt hư, thông đốc mạch, trị đau lưng, kiết lỵ; Xương ống chân dê chủ tỳ nhược, thận hư không thể phóng tinh, tinh dịch đục”. Đối với người thận hư lao tổn, lưng gối nhức mỏi, sợ lạnh, gân cốt co rút đau nên ăn món này. Xin giới thiệu một số món canh từ xương dê.
Xương dê nấu thỏ ty tử: xương sống dê một bộ, thỏ ty tử 15 g, nhục thung dung 15 g. Xương dê chặt thành miếng, thỏ ty tử ngâm rượu 3 ngày, phơi khô, giã nát. Nhục thung dung ngâm rượu một đêm, gọt lớp vỏ thô, cho nước vừa phải hầm xương dê và nhục thung dung cho chín, trộn với bột thỏ ty tử, thêm gia vị đủ ăn. Ăn lúc đói. Công dụng: trị hư lao gầy ốm, lưng đau, gối đau, chân mỏi, váng đầu, hoa mắt, tiêu chảy lâu ngày.
Canh xương sống dê đậu phụ: xương sống dê 300 g, đậu phụ 200 g, lượng vừa gừng, hành thái nhỏ, hoa tiêu, đậu xị, muối, mì chính, nước dùng. Rửa sạch xương sống dê, chặt miếng, rửa sạch đậu phụ thái miếng 1 cm. Đặt nồi lên bếp lửa, đổ nước dùng vào, lần lượt bỏ xương sống dê, hành, gừng, hoa tiêu, đậu xị vào. Sau khi nấu sôi cho đậu phụ vào, vớt hết bọt, lại dùng lửa nhỏ hầm 20 phút, nêm mì chính, muối là được. Công dụng: ích khí bổ hư, cố tinh xúc di (tinh), sinh tân nhuận táo, người xuất tinh sớm, di tinh do thận tinh bất túc gây ra, người lượng tinh dịch ít hoặc đóng cục.
Video đang HOT
Xương dê nấu thung dung: xương dê 500 g, ba kích thiên 25 g, nhục thung dung 25 g, sinh khương 15 miếng. Rửa sạch xương dê, đập giập, cho vào nước sôi ngâm, chờ dùng rửa sạch ba kích thiên, nhục thung dung sinh khương. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 2-3h, nêm gia vị là được. Công dụng: bổ ích gan thận, cường tráng lưng gối, lưng gối teo yếu do gan thận hư, thể hình gầy yếu, lưng gối mỏi mềm, chi dưới vô lực, đi không vững, khi lên xuống cầu thang hoặc lao động thể lực càng cảm thấy hai gối đau mỏi, liệt dương tiểu nhiều lần, đại tiện táo kết.
Theo Sức khỏe đời sống
Ăn bầu dục có bổ thận tráng dương?
Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu tình dục, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
Ảnh minh họa: Internet
Thận (bồ dục cật) nói chung (heo, bò, dê...) chứa chất đạm, béo, các chất khoáng (như Ca, P, Fe), các vitamin (A, B1, C, PP). Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu tình dục, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
Trong đó, thận heo hay được dùng hơn cả trong thức ăn và làm thuốc vì trắng hồng thơm ngon. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ bồ dục giúp tráng dương, bổ thận.
Bồ dục đỗ trọng - tráng dương bổ thận dùng cho người dương hư, di mộng tinh: bồ dục 2 quả, đỗ trọng 10g, đào nhân 30g, gừng 15g, mộc nhĩ 30g, hàn: 20g, rượu 20g, dầu ăn 50g. Bồ dục làm sạch, đỗ trọng thái sợi sao qua nước muối. Dùng dầu sao thơm đào nhân. Để chảo nóng đổ dầu vào, để dầu nóng cho gừng, hành xào thơm, sau đó cho bồ dục, mộc nhĩ, rượu xào cho chín, cuối cùng cho đào nhân đã xào trộn chung. Ăn nóng với cơm trong bữa ăn.
Bồ dục kỷ tử - bổ can thận chữa đau lưng, dương sự yếu kém: bồ dục 2 quả, kỷ tử 20g, đào nhân 20g, đường phèn 30g, dầu ăn 50g. Làm bồ dục, xào đào nhân, kỷ tử trước. Để chảo nóng cho 50g dầu ăn đợi dầu nóng cho bồ dục kỷ tử, đào nhân và đường phèn vào xào chín.
Bồ dục thung dung - bổ khí huyết can thận tráng dương: bồ dục 2 quả, đỗ trọng 20g, sinh khương 15g, nhục thung dung 15g, hành 20g, rượu 20g, giấm 20g, đường trắng 30g, dầu ăn 50g. Làm bồ dục xong để sẵn. Đun 1 lít nước với đỗ trọng, nhục thung dung xào thành một chất dịch đặc, bỏ bã lấy nước để sẵn. Đổ dầu ăn vào chảo đun nóng bỏ gừng hành xào thơm. Sau đó bỏ cật heo xào sơ rồi đổ nước thuốc trên vào với đường xào chín (dùng đường tuỳ ý).
Bồ dục phá cổ chỉ - bổ thận tráng dương: bồ dục 2 quả, phá cổ chỉ 15g, gừng 5g, hành 20g, rượu 15g, muối khoáng 6g. Làm bồ dục xong để phá cổ chỉ lên trên rồi đổ rượu, gừng, hành, muối và 300ml nước. Bỏ vào nồi chưng cách thuỷ khoảng 30 phút.
Bồ dục, đỗ trọng, lá sen - chữa thận hư đau lưng: bồ dục 2 quả làm sạch, thái nhỏ tẩm đều bột đỗ trọng: 10g. Gói lá sen hấp ăn.
Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều. Người thận khí lạnh không ăn.
BS. Phó Thuần Hương
Sức khỏe và Đời sống
Chữa liệt dương hiệu quả không ngờ từ loại dây leo mọc hoang Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy. Dây tơ hồng vàng có tên khoa học là Cuscuta sinesis Lamk. (thuộc họ bìm bìm). Là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt,...