Cảnh tượng như tận thế ở tâm vụ nổ kinh hoàng tại Liban
Cả một cảng biển ở Beirut chìm trong lửa, những con tàu bốc cháy trên biển, những tòa nhà bị hư hại nặng nề. Đây là những cảnh tượng ở vùng tâm vụ nổ, giống như cảnh tượng tận thế sau thảm họa hạt nhân.
Cảnh tượng đổ nát tại nơi xảy ra vụ nổ kinh hoàng ở Beirut, Liban.
Theo SCMP, ngay sau khi vụ nổ kinh hoàng xảy ra, các binh sĩ Liban đã có mặt phong tỏa khu cảng biển. Giới chức nước này nói rằng, vụ nổ xảy ra ở kho chứa 2.700 tấn amoni nitrat (NH4NO3)
Một cô gái khoảng 20 tuổi chạy đến gào khóc trước mặt lực lượng an ninh. Cô hỏi về số phận của người anh trai, là nhân viên làm việc tại cảng.
“Anh ấy tên là Jad, mắt anh ấy màu xanh”, cô gái nói. Các nhân viên an ninh ngăn không cho cô gái vào trong cảng do khu vực này đã bị phong tỏa.
Ở gần đó, một phụ nữ khác gần như ngất đi vì lo lắng cho người thân cũng làm việc ở cảng.
Nhân viên cứu hỏa đưa người bị thương đi cấp cứu.
Tại khu vực này, người ta nghe thấy tiếng xe cứu thương suốt 3 giờ đồng hồ. Xe cứu hỏa liên tục đến tiếp nước và sau đó rời khỏi hiện trường.
Bên trong cảng Beirut, mọi thứ bị phá hủy đến mức không thể nhận ra. Lính cứu hỏa phải huy động đến trực thăng để dập lửa từ trên cao.
Theo quan sát của các phóng viên, những chiếc xe hơi đỗ ở cách tâm vụ nổ vài trăm mét bị biến dạng nặng nề. Vụ nổ còn cảm thấy được từ tận đảo Síp, cách xa hơn 200km. Chiếc xe nằm gần tâm vụ nổ nhất trở thành phế liệu hoàn toàn.
Video đang HOT
Một số lính cứu hỏa đang lo lắng tìm kiếm đồng đội đã đến chữa cháy ngay từ đầu, trước khi vụ nổ thứ hai làm rung chuyển thành phố. Một vài người lính gục xuống khóc khi thi thể một đồng đội được đưa ra trên cáng.
Một người bị thương được đưa ra khỏi hiện trường vụ nổ.
Một sỹ quan cảnh sát hét lớn về phía các phóng viên tác nghiệp: “Các anh đang chụp ảnh gì vậy? Ở đây toàn xác người nằm la liệt thôi”.
Nhà chức trách Liban xác nhận ít nhất 78 người đã thiệt mạng và 4.000 người khác bị thương trong vụ nổ kinh hoàng. Nhưng đây có lẽ chưa phải là con số thương vong cuối cùng.
Những con tàu neo tại cảng cũng chịu tác động mạnh từ vụ nổ. Giới chức Liban lo ngại lượng nhiên liệu khổng lồ bên trong những con tàu chở hàng có thể tạo nên thêm những thảm kịch.
Ngồi trên vỉa hè gần nơi xảy ra vụ nổ, ít nhất 10 thành viên thủy thủ đoàn của hai tàu chở hàng chờ bác sĩ đến sơ cứu.
“Con tàu đang chìm dần, vụ nổ đã tạo nên lỗ hổng lớn ở thân tàu, có người bị thương nặng trên tàu”, một thủy thủ người Ai Cập, làm việc trên tàu Mero Star, nói.
Các nhân viên cứu hộ phủ tấm vải lên một thi thể người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng.
“Ban đầu chúng tôi nghe thấy tiếng như pháo hoa, sau đó khói tỏa ra từ khu nhà kho, và sau vài phút là vụ nổ khủng khiếp”, một thủy thủ khác nói.
Nhiều thủy thủ người Syria và Ai Cập gặp nạn đã trải qua 6 tháng lênh đênh trên biển để trở về cảng Beirut. Họ đã lên kế hoạch để trở về nhà nghỉ ngơi vào ngày 4.8, thời điểm vụ nổ xảy ra.
“Kể từ ngày ra khơi cách đây 6 tháng, tôi đã nghĩ đến ngày trở về nhà”, một thủy thủ người Syria nói. “Giờ thì tôi chưa thể về nhà được nữa rồi. Tôi chưa biết sẽ phải làm gì kế tiếp”.
Hiện trường vụ nổ như bom nguyên tử khiến hàng nghìn người thương vong ở Liban
Hai vụ nổ liên tiếp xảy ra tại nhà kho chứa phân bón ở cảng biển thủ đô Beirut, Liban khiến ít nhất 78 người chết và 4.000 người bị thương. Vụ nổ tạo ra sóng xung kích gây thiệt hại đến cả những nơi cách hiện trường 24km.
Cột khói màu cam là dấu hiệu cho thấy vụ nổ có liên quan đến chất hóa học.
Theo New York Times, sau vụ nổ, cảnh tượng ở thành phố Beirut hết sức tồi tệ. Khu vực trung tâm thành phố bị bao trùm bởi bụi và khói. Các tòa nhà đều bị vỡ cửa kính, tạo nên cảnh tượng tràn ngập mảnh kính vỡ trên đường phố. Một số nhân chứng nói vụ nổ lớn đến mức họ nghĩ như nổ bom nguyên tử.
Khu cảng biển ở Beirut trở thành đống đổ nát.
Bệnh viện St. George ở khu trung tâm thủ đô Beirut phải đóng cửa vì thiệt hại quá lớn. Người bệnh được chuyển đến các bệnh viện khác. "Tòa nhà nào ở bệnh viện cũng bị thiệt hại. Tôi chưa từng thấy cảnh tượng nào như vậy dù là trong chiến tranh. Thật thảm khốc", bác sĩ Peter Noun, trưởng khoa huyết học và ung bướu của bệnh viện, nói.
Người bị thương ở trung tâm thủ đô Beirut.
Nhà chức trách Liban xác nhận "các chất dễ gây nổ" lưu trữ ở kho chứa là nguyên nhân gây ra thảm họa trên. Nhưng hiện chưa rõ vụ nổ là do tai nạn hay là một vụ tấn công có chủ ý.
Vụ nổ gây thiệt hại vô vùng lớn trên diện rộng.
Liban là quốc gia đang gặp muôn vàn khó khăn vì khủng hoảng kinh tế cùng đại dịch Covid-19, khiến gần một nửa dân số nước này lâm vào cảnh nghèo đói. "Những người có liên quan sẽ chịu trách nhiệm cho thảm họa này", Thủ tướng Hassan Diab nói. "Đây là một lời hứa, một lời cam kết của quốc gia".
Những người bị thương được đưa đến bệnh viện.
Cảnh tượng thiệt hại ở thủ đô Beirut, Liban.
Lính cứu hỏa cố gắng dập lửa.
Toàn cảnh khu cảng biển bị vụ nổ lớn san phẳng.
Những tòa nhà bị tàn phá nặng nề.
Cảnh sát dùng vòi rồng chặn người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Liban Kênh truyền hình LBCI của Liban đưa tin các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động ở nước này tiếp diễn tại thủ đô Beirut tối 19/1 đã khiến 70 người bị thương. Người biểu tình xung đột với cảnh sát tại Beirut, Liban ngày 18/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo nguồn tin trên, người biểu tình đã tìm...