Cảnh tượng gây ám ảnh của “nghĩa địa tàu ngầm” Liên Xô tại Bắc Cực
Bên cạnh những khu tập kết máy bay, xe tăng, hay tàu mặt nước hết hạn sử dụng, các cường quốc quân sự trên thế giới còn sở hữu một số “nghĩa địa tàu ngầm” rất đáng chú ý.
Trong phần trước, chúng ta đã được theo chân một blogger tự do “đột nhập” vào một khu vực tập kết máy bay chiến đấu bị loại biên của Không quân Nga đang được lưu giữ tại một cơ sở bí mật.
Những tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-25, chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không hạng nhẹ MiG-29, hay máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 được lưu giữ tại đây có vẻ bề ngoài còn khá tốt.
Hàng dài máy bay còn có khả năng tái ngũ đỗ sát nhau tạo ra một cảnh tượng chắc chắn khiến nhiều người phải cảm thấy phấn khích và muốn tìm hiểu thêm về các khu “nghĩa địa quân sự” khác của Liên Xô.
Các khu nghĩa địa xe tăng, nghĩa địa tàu chiến mặt nước thường mang lại cho du khách những ấn tượng khá mạnh và chẳng kém phần “hoành tráng”.
Tuy nhiên cảm giác đó có thể sẽ bị sụp đổ rất nhanh chóng nếu du khách được đặt chân tới khu “nghĩa địa tàu ngầm” cực kỳ hoang tàn và đổ nát sau đây.
Video đang HOT
Tại địa điểm phía trên bán đảo Kola nằm ở Tây Bắc nước Nga, thuộc ranh giới vòng Bắc Cực, gần căn cứ Hải quân Nga ở vịnh Olenya là một nghĩa địa tập kết những tàu ngầm thời Liên Xô.
Theo bình luận của trang Submarines.narod.ru thì đây là một trong những địa điểm quân sự hoang tàn và ảm đạm nhất trên thế giới, một tàn tích của kỷ nguyên chiến tranh Lạnh còn sót lại đến tận ngày nay.
Trong thập niên 1970, đây là một cơ sở đóng và tháo dỡ tàu ngầm lớn của Hải quân Liên Xô, thường xuyên hoạt động với 100% công suất thiết kế.
Nhưng dĩ nhiên công việc đóng mới phải được ưu tiên hơn nhiều so với tháo dỡ, cho nên nhiều xác tàu ngầm cũ đã bị kéo tới đây rồi bỏ quên luôn ngoài trời.
Kết quả là một số tàu ngầm được tận dụng làm mục tiêu tập bắn rồi bị đánh chìm, trong khi số khác được kéo tới gần Nezametnaya Cove rồi bị lãng quên tại đó cho đến nay.
Phần thân nửa chìm nửa nổi của nhiều chiếc tàu ngầm trong trong dòng nước bên cạnh những tòa nhà đổ nát chính là bằng chứng rõ ràng nhất, gợi nhớ lại ký ức về một bộ máy quân sự khổng lồ từng tồn tại.
Mặc dù tình trạng là rất hoang tàn nhưng cũng giống như khu “nghĩa địa máy bay” căn cứ này hiện vẫn chưa được tự do tiếp cận mà chỉ một số ít người có thẩm quyền được phép bước chân vào.
Phần thân của một chiếc tàu ngầm tấn công đã bị hoen gỉ và mục nát tới mức cực kỳ nặng nề, để lộ ra hoàn toàn 6 ống phóng ngư lôi bố trí phía trước.
Những chiếc cần cẩu han gỉ, nhà kho hóa chất ngay cạnh mặt nước và vô số xác tàu ngầm nằm la liệt trong vịnh đe dọa gây ra một sự cố môi trường nếu công tác xử lý không được tiến hành thật khẩn trương.
Theo Bạch Dương
An ninh thủ đô
Mỹ đánh đắm tàu ngầm K-129 của Liên xô thế nào?
Dù mang theo cả tên lửa hạt nhân và ngư lôi hạng nặng nhưng tàu ngầm hạt nhân K-129 của Liên xô vẫn bị đánh đắm bằng cách không ngờ.
Theo những thông tin được tiết lộ sau nhiều năm chiếc tàu ngầm K-129 của Liên xô gặp nạn cho biết, ngày 28/12/1968, chiếc tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên xô rời khỏi căn cứ đi thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Trên con tàu lúc đó có mang theo 3 quả tên lửa đạn đạo kiểu R-13 mang đầu đạn hạt nhân cùng 2 quả ngư lôi đầu đạn thường khác.
Theo quy định của Hải quân Liên Xô, bất cứ con tàu nào khi đi thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo tình hình về hành trình cũng như vị trí neo đậu tạm dừng của nó. Thế nhưng, vào ngày 8/3, không hiểu vì nguyên nhân gì mà chiếc tàu K-129 này lại không báo cáo tình hình về trung tâm chỉ huy căn cứ.
Tàu ngầm của Hải quân Liên xô.
Sau khi cố gắng xác định và liên lạc với con tàu nhưng vô ích, Hải quân Liên xô đi đến kết luận, chiếc tàu này đã bị mất tích. Ngay sau đó, trung tâm chỉ huy của hải quân Liên xô phát lệnh báo động và mở cuộc tìm kiếm quy mô nhưng vô ích.
Cũng trong thời gian này, Cục Tình báo hạm đội Thái Bình Dương nhận được một thông tin tình báo quan trọng. Thông tin này cho biết, khi chiếc tàu ngầm K-129 đang hoạt động ở eo biển Auankmsk thì chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên The Swordfish của Mỹ cũng đang ở gần đó và rất có thể nó đã bí mật theo dõi chiếc tàu ngầm của Liên Xô.
Từ ngày 11 đến ngày 12/3, chỉ 3 đến 4 ngày sau khi chiếc K-129 của Liên Xô bị thông báo là mất tích thì chiếc The Swordfish của Mỹ đã đến được khu căn cứ quân sự Yokusaka của Nhật Bản, lúc này khoang chiến đấu của nó đang bị hư hỏng nặng.
Tối hôm đó, chiếc tàu ngầm này được sửa chữa dưới sự bảo mật nghiêm ngặt của các nhân viên an ninh Mỹ tại khu căn cứ này. Trước khi con tàu được sửa chữa xong và rời khỏi khu căn cứ Yokusaka, tất cả các thành viên trên con tàu The Swordfish này bị bắt buộc phải ký vào môt bản cam kết không tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai.
Căn cứ vào thông tin tình báo mà một gián điệp của Mỹ bị KGB thu phục cung cấp thì chiếc The Swordfish của Mỹ đã bí mật theo dõi chiếc tàu ngầm K-129 ở một cự ly rất gần, điều này khiến cho chiếc K-129 của Liên Xô phát hiện được. Khi chiếc K-129 xác định được đây là tàu ngầm của Mỹ và xâm phạm vào hải vực của Nga nên nó đã đưa ra lời cảnh báo.
Biết không thể trốn tránh được, chiếc tàu ngầm của Mỹ đã chủ động dùng đầu của mình đâm vào khoang thứ 3 của chiếc K-129 (đây là phòng chỉ huy của tàu) khiến cho nước biển liên tục tràn vào các khoang của nó, rất nhanh sau đó chiếc K-129 bị chìm xuống đáy biển ở độ sâu 5.200m, phương vị 40 độ 6 phút vị bắc, 179 độ 57 tây kinh, cách khu căn cứ của nó khi xuất phát là 2.300km.
Sau này khi mọi chuyện không còn là bí mật, Mỹ đã phủ nhận việc tàu ngầm Mỹ đã tấn công chiếc K-129 của Liên Xô. Nhưng có một điều họ biết rất rõ địa điểm mà chiếc tàu ngầm của Liên Xô bị đắm với độ chính xác là từ 1-3 hải lý.
Từ năm 1968 đến năm 1973, Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã sử dụng một thiết bị khảo sát độ sâu đáy biển để thăm dò hiện trạng cũng như tìm kiếm xác định vị trí của chiếc K-129. Ngay sau đó, CIA đã định ra kế hoạch mang tên Jennifer, mục đích chính là để nắm được các bản mật mã có liên quan đến liên lạc vô tuyến điện trong lực lượng hải quân Liên Xô.
Có thể nói, tài liệu này được xếp vào loại tuyệt mật của Liên Xô lúc bấy giờ. Tiếp theo đó là tìm hiểu hệ thống chỉ huy và cách thức bố trí tàu ngầm cũng như tính năng của các loại tên lửa và ngư lôi hạt nhân được trang bị trên mỗi tàu ngầm của Liên Xô.
Nếu như CIA trục vớt thành công con tàu và nắm được các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến điện bằng mật mã, các tài liệu tác chiến cũng như các bản mật mã thì chỉ trong một vài năm sau đó, họ sẽ nắm được toàn bộ tình hình thông tin liên lạc vô tuyến điện mật mã của Hải quân Liên xô.
Tuy nhiên, bản kế hoạch của Mỹ đã bị lộ và sau đó không lâu, Tổng tư lệnh hải quân Liên Xô Golshkov quyết định áp dụng biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn hành động tiếp theo của CIA.
Ông tuyên bố mở một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn không thời hạn tại hải vực mà chiếc K-129 bị đắm, phía Moscow sẽ bắn chìm tất cả những con tàu nào không phải của Liên xô qua lại khu vực này. Cùng với đó là áp lực từ Quốc hội Mỹ cấm CIA tiếp tục thực hiện kế hoạch này nên kế hoạch Jennifer phải dừng hẳn.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
K-19, tàu ngầm hạt nhân đen đủi nhất của Liên Xô Với hàng loạt tai nạn từ lúc đóng đến khi loại biên, nhiều người coi K-19 là tàu ngầm bị nguyền rủa của hải quân Liên Xô. Tàu ngầm K-19 gặp sự cố trên biển năm 1972. Ảnh: Wikipedia. Cuối thập niên 1950, Liên Xô chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên mang tên K-19...