Cảnh tượng động vật đón Giáng sinh trên thế giới
Đười ươi, chó, sóc, cá heo trắng và nhiều động vật khác trên toàn thế giới đón Giáng sinh 2014 cùng con người với những món quà và hoạt động đa dạng.
Một chú gấu nâu tới từ vùng Kamchatka của Nga tỏ ra tò mò với những quả trang trí trên cây thông Noel tại vườn thú Hagenbeck, Đức. Ảnh: AP
Một con chó “hóa thân” thành ông già Noel trong cuộc thi hóa trang tại Guatemala. Ảnh: Getty Images
Những người quản lý vườn thú thành phố Edinburgh, Scotland tặng gấu trúc Tian Tian một chiếc bánh Giáng sinh đặc biệt nhân dịp Noel. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Chú chó đang diễn trò trong một sự kiện từ thiện nhằm quyên góp tiền cho những người mắc chứng tự kỷ tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 6/12/2014. Ảnh: Reuters
Tại Anh, một chú sóc nhỏ tìm thấy món quà (hạt dẻ) mà người ta giấu trong cây thông xinh xắn. Ảnh: REX
Trong vườn thú Paignton ở Anh, hai mẹ con đười ươi, Mali (trái) và Tatau (phải) đang bóc những hộp quà. Ảnh: REX
Cá heo trắng đón Giáng sinh cùng người huấn luyện của nó tại Thủy cung Sea Paradise Hakkeijima ở thành phố Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: Getty Images
Tại Thủy cung Sea Life ở London (Anh), Boris, một con rùa biển xanh, nhận quà Giáng sinh. Ảnh: Getty Images
Tại một vườn thú ở Hàn Quốc, những người quản lý đã tổ chức Giáng sinh cho những chú hổ con và sư tử con.
Theo_Zing News
Thủ tướng: Bất ổn Biển Đông có thể tác động tiêu cực tới toàn thế giới
Trong cuộc trả lời phỏng vấn riêng với đài truyền hình Đức "Deutsche Welle", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, leo thang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể có những tác động vượt xa tầm khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cuộc phỏng vấn được truyền hình Đức đăng tải vào ngày 17/10 vừa qua, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang công du châu Âu. Dân Trí xin trích đăng:
Thưa Ngài Thủ tướng, trong một bài phát biểu về chính sách an ninh, Ngài đã từng nói: "Lòng tin chiến lược là yếu tố quyết định cho mọi hợp tác giữa các quốc gia". Trong năm nay đã xảy ra một số vụ việc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông. Vậy lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay như thế nào?
Việt Nam là quốc gia thành viên Liên Hợp quốc. Chúng tôi kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia vì hòa bình và phát triển bền vững. Chúng tôi không ngừng nỗ lực xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Chỉ có như vậy mới có thể có sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, đặc biệt là với các nước ASEAN và các đối tác chiến lược, toàn diện và truyền thống. Như vậy, chúng ta mới có thể cùng có lợi và phát triển bền vững.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là không liên minh với nước này để chống phá nước khác. Chúng tôi kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, đồng thời luôn chân thành bày tỏ thiện chí cùng các nước xây dựng lòng tin chiến lược, bền vững, lâu dài, trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chúng tôi không chấp nhận sự can thiệp vào nội bộ của nhau cũng như ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ngoài ra, chúng tôi luôn muốn thúc đẩy hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam hoan nghênh mọi chính sách của các nước lớn đối với châu Á - Thái Bình Dương nếu các chính sách đó tôn trọng luật pháp quốc tế và các thể chế khu vực, không can thiệp vào nội bộ và nhất là không xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia khác. Chỉ như vậy, các chính sách đó mới đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh cũng như hợp tác khu vực và quốc tế.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng và mãi mãi là hai nước láng giềng. Chúng tôi luôn mong muốn hai nước cùng nhau làm hết sức mình để gìn giữ mối quan hệ hoà bình và hữu nghị, xây dựng lòng tin cũng như đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích chính đáng cho cả hai bên và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Mọi tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Không để tái diễn tình hình căng thẳng. Không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đã cùng nhau nỗ lực tìm cách giải quyết xung đột.
Biển Đông là một khu vực có tầm quan trọng rất lớn đối với thương mại thế giới. Từ góc độ quốc tế, Ngài đánh giá thế nào về vai trò của CHLB Đức và Liên minh châu Âu (EU) trong việc giải quyết xung đột này?
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển toàn cầu mà phần lớn là lưu chuyển hàng hóa giữa Châu Âu và Đông Á. Vì vậy, nếu để xảy ra bất ổn, căng thẳng sẽ tác động tiêu cực không chỉ đối với các nước trong khu vực mà đối với cả toàn bộ thế giới.
Theo tôi, đó cũng là lý do mà EU cũng như Đức và các nước khác trên thế giới cần phải hợp tác nhằm đảm bảo hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh đó không chỉ là lợi ích của các nước trong khu vực mà là của cả thế giới. Tôi rất hi vọng cộng đồng thế giới đóng góp tích cực hơn nữa cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Minh Đức ( dịch)
Theo Dantri
Đông Nam Á thành điểm nóng cướp biển Báo cáo của Liên hợp quốc công bố tháng 6/2014 cho biết, mặc dù số vụ cướp biển trên toàn thế giới giảm nhưng Đông Nam Á lại đang trở thành điểm nóng của tệ nạn này. Hai quan Indonesia bat giu cuop bien 150 vu trong năm 2013 Năm 2013, co 264 vu cươp biên trên thê giơi, giam 11% so vơi...