Cảnh tượng ám ảnh ở Cà Mau từ phản ánh ‘tiếng kêu chết chóc’ của heo
Theo ông Lộc, hàng đêm, tiếng kêu chết chóc của heo tại cơ sở giết mổ kế bên đã khiến cả nhà ám ảnh, không thể ngủ được; ông đã bỏ hoang nhà cửa gần 1 năm qua cũng vì nó.
Phản ánh đến PLO, ông Lê Đại Lộc, ở xã An Xuyên, TP Cà Mau khẳng định chính những ” tiếng kêu chết chóc” của heo hàng đêm tại cơ sở giết mổ heo bên cạnh mà ông phải bỏ hoang nhà cửa gần 1 năm qua.
“Tôi đã phản ánh từ xã đến tỉnh hơn 1 năm qua, chưa có hiệu quả. Người ta trả lời tôi là cơ sở giết mổ Mỹ Ái được cấp phép hoạt động đúng luật định. Họ đúng luật, còn tôi không ở được nhà mình!” – Ông Lộc than thở.
Cảnh bơm nước vào heo tại cơ sở mổ heo Mỹ Ái. Ảnh: TRẦN VŨ
Thử một đêm ở nhà ông Lộc
Nghe ông Lộc kể câu chuyện phải bỏ hoang nhà cửa vì không chịu nổi những tiếng kêu chết chóc của heo mỗi đêm, phóng viên PLO đề nghị được ở nhà ông một đêm để tìm sự thật. Bởi lẽ, từ năm 2018, Việt Nam đã có Luật Chăn nuôi, quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ…. lý nào nó chưa đi vào thực tiễn.
Nhà ông Lộc ở ấp 3, xã An Xuyên, TP Cà Mau, cập quốc lộ 63, cách Cơ sở mổ heo Mỹ Ái nửa mét.
Có mặt tại nhà ông Lộc lúc 22 giờ đêm, ngày 6-8-2024, đến 23 giờ, tiếng kêu chết chóc của heo bắt đầu phát ra từ phía Mỹ Ái.
Từ nóc nhà của ông Lộc, camera của phóng viên ghi lại gần như toàn bộ hoạt động bên trong Cơ sở mổ heo Mỹ Ái. Nó bao gồm cảnh 3 công nhân cầm ống nước chọc vào miệng heo liên tục, hết con này đến con khác và chọc đi chọc lại nhiều lần. Một số con no nước nằm lăn ra đó.
Các công nhân giết heo theo cách truyền thống và trước mặt bầy đàn của chúng. Ảnh: TRẦN VŨ
Có 4 ô chứa heo để các công nhân làm công việc chọc ống nước vào miệng heo, lúc này có khoảng 40 đến 50 con heo. Và đến gần 24 giờ đêm, hoạt động giết heo bắt đầu diễn ra.
Video đang HOT
Có 3 người làm công việc này, gồm một người đè heo xuống nền sàn, một người giết heo theo kiểu truyền thống, bằng dao mác và người còn lại vừa hứng tiết heo vừa phụ kiềm chặt con heo khi nó run rẩy lần cuối cùng trước khi bất động.
Họ đã giết heo theo cách đó, ngay giữa bầy đàn của chúng. Phải nói rằng, tiếng kêu chết chóc của chúng rất kinh khủng, người nhạy cảm sẽ ám ảnh. Và theo quan sát, ghi nhận của phóng viên PLO, bắt đầu từ 12 giờ đêm, cứ mỗi 10 đến 15 phút họ sẽ giết heo một đợt, mỗi đợt giết từ 3 đến 4 con heo. Và mỗi con heo bị giết luôn tạo ra những tiếng kêu rùng rợn.
Hóa ra, đây không phải đơn giản là câu chuyện một hộ dân phải bỏ nhà ra đi vì ảnh hưởng tiếng ồn. Mà đó còn là câu chuyện thực tiễn giết mổ ở đây đã gần như không bị điều chỉnh bởi Luật chăn nuôi 2018.
Ngoài hành vi bơm nước cưỡng bức vào heo trước khi giết mổ (có thể bị phạt đến 50 triệu đồng đối với cá nhân nếu khối lượng heo bơm từ 1.000kg trở lên theo Điều 29 Nghị định 14/2021), những gì diễn ra trước camera của phóng viên, trong cơ sở Mỹ Ái còn là chưa đảm bảo đối xử nhân đạo với gia súc, gia cầm theo Luật chăn nuôi.
Khoản 3, Điều 71 Luật chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ đó là cơ sở giết mổ phải “có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết”.
Quản lý công tác giết mổ, anh ở đâu?
Sau khi đã có những hình ảnh ở cở sở Mỹ Ái, chúng tôi đến cơ sở này tìm chủ để làm rõ sự việc. Tuy nhiên, người chủ không có ở đây. Người làm cho số điện thoại cá nhân người chủ nhưng chúng tôi gọi nhiều lần không được nghe máy, nhắn tin nhiều lần cũng không nhận được phản hồi.
Sợ những tiếng kêu chết chóc của heo hàng đêm, ông Lộc nói đã bỏ hoang nhà mình từ tháng 9 năm 2023 đến nay. Ảnh: TRẦN VŨ
Còn theo ông Chung Hữu Nghị, Chi cục trưởng thú y tỉnh Cà Mau, qua điện thoại cho biết cơ sở này là nhỏ lẻ, quy mô giết mổ dưới 10 con/ngày, không thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục mà là của UBND xã An Xuyên.
Ngày 12-8-2024, ông Quách Thanh Nhã, Chủ tịch UBND xã An Xuyên thông tin với phóng viên PLO, rằng chưa có quy định về vị trí cơ sở giết mổ gia súc quy mô dưới 10 con/ngày. Cơ sở mổ heo Mỹ Ái được cấp phép giết mổ tối đa 9 con trên/ngày, nên việc ông Lộc cho rằng cơ sở Mỹ Ái nằm trong khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách theo quy định là không đúng.
Cũng theo ông Nhã, cơ sở Mỹ Ái từng bị phát hiện vi phạm hành chính một lần vào ngày 13-1-2024, với các hành vi chưa đủ điều kiện giết mổ đã tổ chức giết mổ, bơm nước vào 42 con heo (trộng lượng tổng 3.000kg). Từ đó đến nay, cơ sở Mỹ Ái không có vi phạm hành chính nào khác, tức không bị phát hiện giết mổ nhiều hơn 9 con/ngày, bơm nước vào heo, gây ô nhiễm…
Ông Lộc cho biết quá trình gửi đơn phản ảnh yêu cầu di dời lò mổ heo Mỹ Ái, nhà ông bị người ta ném trứng vịt ung. Ông đã báo công an lập biên bản nhưng để nay chưa tìm ra kẻ ném. Ảnh: TRẦN VŨ
Trước những hình ảnh, cảnh tượng mà phóng viên PLO ghi nhận được trong đêm 6-8-2024, ông Nhã cho rằng cán bộ thú y xã đến cơ sở Mỹ Ái hàng đêm để đóng mộc heo trong khung giờ đăng ký giết mổ của cơ sở Mỹ Ái, từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
Tuy nhiên, ông Nhã cũng có ý kiến rằng rất mong thành phố sớm có quy hoạch khu giết mổ gia súc tập trung để di dời cơ sở Mỹ Ái vào, vì về lâu dài vẫn thấy ở vị trí hiện tại là không ổn.
Chúng tôi không dám nhận định quản lý giết mổ ở cơ sở Mỹ Ái là lỏng lẻo, nhưng rõ ràng trước camera chúng tôi, hoạt động bơm nước vào hàng chục con heo, không gây ngất trước khi giết mổ, giết mổ nhiều hơn 9 con heo đã diễn ra mà không bị cơ quan quản lý giết mổ nào phát hiện.
Ông Lê Đại Lộc cũng cung cấp cho chúng tôi một số đoạn clip do ông quay lại bằng điện thoại hồi tháng 5-2024, với cảnh tượng tương tự.
“Họ giết mổ mỗi đêm cả trăm con heo, nhưng tôi phản ảnh lên thì phía chính quyền xã, thành phố cứ nói chỉ 9 con trở lại. Tôi tức, tôi quay clip lại nhưng cũng không ai tin tôi”- ông Lộc nói với phóng viên PLO.
Ai đâu có nhà không ở lại đi ở nhà người khác?
Về việc ông Lộc phải bỏ nhà ra đi do không chịu nỗi những tiếng kêu chết chóc của heo, ông Quách Thanh Nhã, Chủ tịch xã An Xuyên cho rằng đã xác minh không phải như vậy, ông Lộc đi chỗ khác ở vì công việc trông coi vườn tược thuê kiếm tiền.
Tuy nhiên, ông Lộc nói: “Tôi thường xuyên nói với cán bộ nơi tôi đến gửi đơn phản ảnh rằng, cứ thử đến nhà tôi ở vài đêm, nếu ở được thì tôi sẽ không khiếu nại nữa. Nói thiệt chứ ai đâu có nhà không ở lại đi ở nhà người khác”.
Điện Biên thu hồi hàng trăm con bò cấp cho hộ nghèo, rà soát hồ sơ nguồn gốc
UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) cử đơn vị chuyên môn rà soát hồ sơ cấp bò giống cho hộ nghèo.
Trong khi đó, có xã chủ động thu hồi bò đã cấp vì chưa đảm bảo hồ sơ, chất lượng.
Liên quan vấn đề phản ánh của người dân trên địa bàn các xã thuộc huyện Điện Biên về việc Dự án cấp bò sinh sản không đảm bảo chất lượng, ông Chu Văn Bách - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Điện Biên đã thông tin về quá trình xử lý.
Theo ông Bách, UBND huyện đang lập các đoàn kiểm tra hồ sơ và chất lượng con giống thuộc dự án nêu trên. Trong quá trình kiểm tra thấy hồ sơ và con giống không đảm bảo chất theo quy định của Luật chăn nuôi, huyện sẽ làm việc với chủ đầu tư và đơn vị cung ứng, rồi tiến hành họp bàn với Tổ công tác cộng đồng để đưa ra các phương án xử lý phù hợp.
"Hiện tại, xã Hẹ Muông đã cùng nhà cung ứng thu hồi toàn bộ số bò giống (trên 180 con) không đảm bảo chất lượng đã cấp cho người dân theo dự án trước đó", ông Bách thông tin.
Trả lời VietNamNet, ông Trần Văn Tới, Chủ tịch UBND xã Hẹ Muông xác nhận: Xã có 9 Tổ cộng đồng, với 185 hộ, mỗi hộ được thụ hưởng 1 con bò giống. Tuy nhiên, con giống không tốt nên hai bên thống nhất xin dừng dự án. Do vậy, xã tổ chức họp và thống nhất thu hồi lại toàn bộ số bò đã cấp.
"Lý do thu hồi là hồ sơ và nguồn gốc con giống không đảm bảo theo quy định", ông Trần Văn Tới khẳng định.
Chị Lường Thị Duyên (bản Pa Sáng) bên con bò mà chị nhận xét là "vừa gầy, vừa già". Ảnh: Thái Dương
Theo báo cáo của UBND huyện Điện Biên, toàn huyện có 21 xã, trong đó có 18 xã đã triển khai thực hiện dự án cấp bò giống sinh sản theo chương trình mục tiêu Quốc gia. Tổng số bò được cấp phát cho các hộ dân huyện Điện Biên trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH là 2.174 con.
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của PV, nhiều người dân phản ánh về việc dự án cấp bò sinh sản lại là bò già, gầy yếu và không đảm bảo chất lượng.
Đơn cử, gia đình chị Lường Thị Duyên và anh Hờ Ánh Dương ở bản Pa Sáng (xã Hua Thanh) được UBND xã cấp cho 2 con bò giống sinh sản nhưng quá trình nuôi thì thấy bò vừa già, vừa gầy. Thậm chí, ngày mới nhận bò về có con còn không ăn và uống nước được, gia đình phải chăm sóc, nấu cám, nấu cháo cho ăn.
Gia đình chị Lò Thị Thanh ở bản Tâu cũng chung tình trạng khi được chính quyền hỗ trợ 2 con bò giống sinh sản. Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị Thanh, khi nhận về chẳng hiểu vì lý do gì mà 1 con thường xuyên bị ngã và rất gầy yếu.
"Lúc đầu tôi nghĩ nó chỉ bị vài hôm sẽ khỏi. Có hôm con bò ngã giơ bốn chân lên trời, gia đình tôi cứ tưởng nó sẽ chết nên đã báo cho cán bộ thú y xã. Khi cán bộ thú y xuống, họ mang đi đổi nhưng đến nay chưa thấy mang bò lại cho gia đình", chị Lò Thị Thanh nói.
Người dân băn khoăn về chất lượng bò được hỗ trợ. Ảnh: Thái Dương
Trước thông tin trên, huyện Điện Biên đã có các công văn chỉ đạo phòng, ban chuyên môn, các xã (Chủ đầu tư) chấn chỉnh công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất cho cộng đồng dân cư để sản xuất thuộc chương trình MTQG (Mục tiêu quốc gia).
Trước phản ánh bò gầy, yếu, không đảm bảo chất lượng con giống, UBND huyện Điện Biên chỉ đạo đơn vị chức năng đến từng hộ tham gia dự án để kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng con giống đảm bảo đủ trọng lượng, độ tuổi, con giống khỏe, không có dịch bệnh nguy hiểm. Đồng thời, yêu cầu đơn vị cung ứng cấp đổi lại đối với những con bò giống đã cấp nhưng không đảm bảo về hồ sơ con giống, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và thực hiện đúng, đầy đủ nội dung đã cam kết về bảo hành con giống.
Ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, TP cần tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh cúm A/H5N1, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch. Bộ Y tế vừa có văn bản gửi...