Cạnh tranh ngầm Trung Nhật tại Hội nghị cấp cao Á Phi
Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc và Nhật Bản đang ngấm ngầm tranh giành ảnh hưởng tại Hội nghị cấp cao Á-Phi tổ chức tại Indonesia năm nay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau hai lần trong năm tháng qua.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Á-Phi ở Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi phát huy Tinh thần Bandung trong thế kỷ 21.
Ông đề nghị thúc đẩy hợp tác Á-Phi thông qua liên kết chiến lược và hỗ trợ lẫn nhau để trở thành động lực cho sự phát triển chung. Đây cũng là mục tiêu của “Con đường tơ lụa trên biển” mà Trung Quốc đang theo đuổi.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các nước châu Á và châu Phi thúc đẩy “hợp tác Nam-Nam” trên cơ sở “bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”. Ông Tập tuyên bố rằng viện trợ cho các nước đang phát triển không được kèm theo “những điều kiện ràng buộc về chính trị”.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp 100.000 suất học bổng cho các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, trong vòng năm năm tới.
Nhìn bề ngoài, kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không khác gì kế hoạch của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của báo The Jakarta Post, Thủ tướng Abe nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy “Tinh thần Bandung” nói riêng và “hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế” nói chung.
Thủ tướng Shinzo Abe cam kết Nhật Bản “sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của cả châu Á lẫn châu Phi thông qua viện trợ phát triển chính thức ODA, xúc tiến thương mại-đầu tư… cũng như phát triển nguồn nhân lực”.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Á-Phi, Abe hứa sẽ “giúp đỡ 350.000 người trong hai châu lục tiếp thu công nghệ và kiến thức công nghiệp (Nhật Bản) ” trong vòng năm năm tới.
Trong khi chiến lược của Nhật Bản và Trung Quốc về hợp tác Á-Phi khá giống nhau, nhưng sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này lại vô cùng ít ỏi.
Trung Quốc theo đuổi chính sách can dự với châu Á và châu Phi thông qua chiến lược “”Một vành đai, một con đường”, trong khi Nhật Bản khó có thể liên kết kế hoạch riêng của nước này với kế hoạch do Trung Quốc cầm đầu.
Thủ tướng Abe ngỏ ý không tán thành cách tiếp cận của Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Á-Phi ở Jakarta, ông Abe tuyên bố: “Chúng tôi không bao giờ cho phép nước mạnh dùng vũ lực bắt nạt nước yếu. Sự khôn ngoan của cha ông chúng ta ở Bandung là bảo vệ phẩm giá của các quốc gia có chủ quyền, bất kể lớn hay nhỏ”. Ông Abe gián tiếp nói đến việc Trung Quốc quyết đoán theo đuổi tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, điều mà Nhật Bản cho là nguyên nhân gây bất ổn.
Bài phát biểu của Thủ tướng Abe cũng không nói đến “thống nhất Nam-Nam” mà Trung Quốc nhấn mạnh và cũng không hề đả động đến ý kiến cho rằng “các nước phát triển phải có trách nhiệm đạo đức giúp thế giới đang phát triển thoát khỏi đói nghèo và chia sẻ quyền quyết định các vấn đề quốc tế với các nước đang phát triển”.
Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao Á-Phi, lần gặp thứ hai trong vòng năm tháng qua.
Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự Hội nghị cấp cao Á-Phi Jakarta cho thấy hai nước lớn này rất quan tâm đến việc tăng cường quan hệ với các nước châu Á và châu Phi.
Và có lẽ, đây cũng là bằng chứng cho thấy cạnh tranh Trung-Nhật và không nước nào muốn bỏ lỡ cơ hội định hình sự hợp tác Á-Phi trong 60 năm tiếp theo.
Theo Kiến Thức
Kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung
Ngày 24.4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dẫn đầu Đoàn đại biểu VN tham dự nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm Hội nghị Cấp cao Á - Phi lần thứ nhất (Bandung 1955).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến TP.Bandung, Indonesia dự lễ kỷ niệm - Ảnh: TTXVN
Lễ kỷ niệm diễn ra tại TP.Bandung của Indonesia với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng và trưởng đoàn các nước Á - Phi. Các nhà lãnh đạo và đại biểu các nước thành viên, quan sát viên tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Phi 2015 đã tham gia diễu hành từ khách sạn Savoy Homann đến Cung Thống nhất, tái hiện lại cuộc đi bộ lịch sử của các lãnh đạo tiền bối tại Hội nghị Bandung 1955. Cuộc diễu hành đã nhận được sự chào mừng nồng nhiệt của hàng ngàn người dân hai bên đường.
Hội nghị Cấp cao Á - Phi lần đầu tiên tổ chức tại Cung Thống nhất ở Bandung từ 18 - 24.4.1955 với sự tham gia của lãnh đạo 29 nước, khởi đầu cho quá trình hợp tác Á - Phi. Hội nghị đã đưa ra 10 nguyên tắc Bandung, làm nền tảng cho quan hệ giữa các nước ở 2 châu lục, trong đó các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế...
Trong lễ kỷ niệm hôm qua 24.4, 10 nguyên tắc Bandung một lần nữa được vang lên, thể hiện tầm nhìn vượt thời gian của Hội nghị Cấp cao Á - Phi năm 1955. Sau đó, lãnh đạo các nước đã tham dự lễ khánh thành Tượng đài Á - Phi.
Trả lời phóng viên Thanh Niên, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, cựu Đại sứ VN tại Mozambique, ông Nguyễn Khắc Huỳnh cho biết Hội nghị Bandung 1955 cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến thắng của Ai Cập khi quốc hữu hóa kênh đào Suez (1955), đánh bại sự can thiệp tay ba của Anh - Pháp - Israel là 3 sự kiện lớn đã thúc đẩy làn sóng giải phóng dân tộc thứ hai từ năm 1955 của các quốc gia thuộc địa.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng thống Myanmar Thein Sein. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác song phương, nhất là về chính trị - đối ngoại, kinh tế - thương mại - đầu tư, an ninh - quốc phòng, nông nghiệp... Hiện VN có 7 dự án đầu tư tại Myanmar với tổng vốn 513,18 triệu USD.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Thein Sein nhất trí 2 nước phối hợp tổ chức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28.5.1975 - 28.5.2015), thúc đẩy các cơ chế hợp tác song phương đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ASEAN và LHQ, cũng như trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng.
Trường Sơn
(từ Jakarta, Indonesia)
Theo Thanhnien
Không cho phép kẻ mạnh bắt nạt Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao Á - Phi 2015 vào hôm qua 22.4, Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo đánh giá: "Thế giới mà chúng ta thừa hưởng ngày nay vẫn còn đầy bất công mang tính toàn cầu, sự bất bình đẳng và bạo lực. Giấc mơ chung của chúng ta về một nền văn...