Cạnh tranh giữa Nga – Iran trên thị trường Trung Quốc
Do các lệnh trừng phạt của phương Tây, cả Nga và Iran đang cạnh tranh khách hàng để cung cấp dầu với mức chiết khấu đáng kể.
Dầu của Iran sẽ phải cạnh tranh với dầu của Nga tại các thị trường châu Á. Ảnh: Reuters
Bất chấp các vòng trừng phạt chống Moskva, một số quốc gia vẫn tiếp tục tăng mua dầu từ Nga. Do đó, các nhà cung cấp khác, cũng đang gặp phải các vấn đề trừng phạt, phải tăng chiết khấu đối với dầu của họ để cạnh tranh với Nga. Đặc biệt, Iran đã tham gia cuộc cạnh tranh này sau khi Nga tăng đáng kể nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho Trung Quốc.
Cho đến nay, dầu Urals của Nga có vẻ hấp dẫn hơn đối với khách hàng từ châu Á do được giảm giá. Các chuyên gia cho rằng việc giảm giá sẽ tiếp tục đảm bảo doanh số bán dầu của Nga và quy mô giảm giá có thể tăng lên mà không gây tổn thất nhiều cho ngân sách Nga, đặc biệt nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng.
Theo Bloomberg, việc giảm giá dầu của Nga giúp Moskva bán được nguyên liệu thô và buộc các nước khác cũng phải giảm giá. Cụ thể, Iran buộc phải tăng lượng chiết khấu đối với dầu xuất khẩu để cạnh tranh với Nga trên thị trường chủ chốt của cả hai nước – Trung Quốc. Các loại dầu của Iran như dầu thô ngọt nhẹ ( Brent) đang được bán với giá rẻ hơn khoảng 10 USD/thùng so với dầu Brent có mức chiết khấu 4-5 USD/thùng trước sự kiện ở Ukraine. Do đó, giá dầu của Iran xấp xỉ giá hợp đồng cung cấp dầu Ural của Nga hồi tháng 8 năm ngoái.
Bloomberg cho rằng Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu chính của dầu Nga và Iran sau khi các nước này chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây. “Sự phục hồi của hoạt động kinh tế ở Trung Quốc sau khi phong tỏa vì COVID-19 hứa hẹn nhu cầu nhiên liệu tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa Iran và Nga ở Trung Quốc”, Bloomberg lưu ý.
Video đang HOT
Một số nhà phân tích nhận định rằng dầu của Nga đã hạn chế một phần nguồn cung của Iran, vì Urals có đặc điểm tương đương với loại dầu của Iran.
Trên thực tế, Trung Quốc đã tăng đáng kể nhập khẩu dầu của Nga và Iran trong những tháng gần đây. Theo ước tính của công ty Kpler (có tính đến dữ liệu từ các thương nhân), Iran đã xuất khẩu hơn 700 nghìn thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc trong tháng 5 và tháng 6, trong khi vào tháng 1 là dưới 600 nghìn thùng/ngày. Đồng thời, vào tháng 5 và tháng 6, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 1,1 triệu thùng/ngày từ Nga, so với vào tháng 1 năm nay chỉ khoảng 920 nghìn thùng/ngày, theo dữ liệu của Kpler.
Trong khi đó, các nước châu Phi đã giảm đáng kể nguồn cung cho Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh giữa Iran và Nga. Jane Xie, nhà phân tích dầu cao cấp của Kpler cho biết: “Dòng dầu từ Tây Phi trong tháng trước đạt trung bình 642.000 thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2013″.
Các công ty khai thác dầu khác cũng ghi nhận nhu cầu về nguyên liệu thô của họ giảm. Cụ thể, Bloomberg trích dẫn dữ liệu của các thương nhân, báo cáo rằng dầu của Iraq thuộc Basrah Medium (theo hợp đồng dài hạn) hoặc Basrah Heavy (trên thị trường giao ngay) không tìm thấy một người mua nào trên thị trường châu Á trong chu kỳ giao dịch hiện tại. Trước đây, luôn có những người mua dầu từ Iraq ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng trong chu kỳ giao dịch này, họ đã chuyển sang nhận hàng từ Nga.
Hiện không chỉ có Trung Quốc thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với dầu mỏ của Nga. Trong cùng tháng 5, Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Ấn Độ. Vào tháng 5, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã nhận được gần 820.000 thùng dầu mỗi ngày của Nga. Đây là con số cao nhất trong lịch sử. Hồi tháng 4, khoảng 277.000 thùng mỗi ngày được gửi đến Ấn Độ từ Nga.
Lý do chính cho sự quan tâm đến dầu của Nga là mức độ giảm giá. “Hiện tại, dầu Urals của Nga chính thức được giao dịch ở mức 88 USD/thùng, trong khi dầu Brent ở mức 111 USD/thùng. Tuy nhiên, trên thực tế, hồi tháng 4-5, mức chiết khấu đối với dầu của Nga đã lên tới 30%, và theo tin đồn, Ấn Độ được cho là đã giao dịch với mức chiết khấu 50%”, Andrey Maslov, một nhà phân tích tại Finam, lập luận.
Theo Artem Tuzov, giám đốc điều hành của Univer Capital, liên quan đến việc EU và Mỹ từ chối nhập dầu và các sản phẩm dầu của Nga, việc phân phối lại nguồn cung trên thế giới đang diễn ra. “Do giảm giá, Nga đã phân phối lại một phần khối lượng cho Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này đã tạo ra một thị trường mới cho người mua. Tất nhiên, Iran, quốc gia cũng bị hạn chế về khả năng cung cấp dầu trên toàn thế giới, buộc phải hạ giá”, chuyên gia Tuzov nói.
Artem Tuzov lưu ý rằng xét về lâu dài trên thị trường, EU và Mỹ sẽ buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế dầu và các sản phẩm dầu của Nga. Do đó, Iran “đang ở một vị trí thuận lợi trong việc cung cấp một phần dầu mỏ của mình cho Mỹ và EU thay vì sang Trung Quốc “.
Nga cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể tăng lên 3.500 USD/1.000 m3
Báo Nga Izvestia ngày 5/7 dẫn nguồn tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga cho biết, việc tạm dừng hoạt động ống dẫn khí Nord Stream 1 theo công bố gần đây có thể kích hoạt một đợt tăng giá khí đốt khác ở châu Âu.
Nga đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Ảnh: Gisreportsonline.com
Theo Thư ký điều hành của Ủy ban Chiến lược Năng lượng và Phát triển Tổ hợp Nhiên liệu Dmitry Polokhin thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, giá khí đốt của châu Âu có thể tăng vọt lên 3.500 USD/1.000 m3.
Ông Polokhin nhấn mạnh nếu các dòng khí đốt qua Nord Stream 1 bị ngừng hoạt động, các công ty Đức sẽ phải mua khí đốt với giá giao ngay cao gấp 2-3 lần so với giá dựa trên các hợp đồng dài hạn. Kết quả là khả năng sản xuất và cạnh tranh của hàng hóa châu Âu sẽ giảm sút.
Nhà phân tích Sergey Kaufman của Finam lưu ý, việc Nord Stream 1 tạm dừng để sửa chữa là một sự kiện thường lệ, diễn ra thường xuyên và đã được thông báo cách đây ít lâu. Điều đó nói lên rằng, việc tạm dừng không gây ra phản ứng trên thị trường. Tuy nhiên, không thể loại trừ một kịch bản khác, đó là thời gian tạm dừng sẽ kéo dài hơn dự định vì sự kiện bất khả kháng. Do đó, điều này sẽ tiêu cực cho tất cả các bên.
Nga cũng sẽ bị tác động tiêu cực từ việc ngừng cung cấp khí đốt vì nước này sẽ mất thị trường và doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, Nga có thể thúc đẩy một số dự án khí đốt không có sự tham gia của phương Tây, Phó Chủ tịch ban giám sát của hiệp hội Đối tác đáng tin cậy Dmitry Gusev nhận định.
Về phần mình, Natalya Milchakova, nhà phân tích hàng đầu tại Freedom Finance cho rằng có những triển vọng tốt đối với các dự án mà Trung Quốc là người tiêu dùng cuối cùng. "Kể từ đầu năm, giá khí đốt dự trữ tăng gấp ba ở châu Á, trong khi chỉ tăng gấp đôi ở châu Âu.
Theo dự báo của Gazprom, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng 50% trong 10 năm so với năm 2020. Điều đó có nghĩa là giá cũng sẽ tăng tiếp tục tăng hoặc ít nhất, chúng sẽ không đi xuống", chuyên gia này giải thích.
Hiện chi phí khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 sau khi nguồn cung của Nga giảm. Hợp đồng khí đốt kỳ hạn tháng 8 trên trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan đã tăng lên 10%, ở mức 1.722 USD/1000 m3.
Iran nộp đơn xin gia nhập BRICS Cộng hòa Hồi giáo Iran đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền Kinh tế mới nổi (BRICS), sau khi được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Trung Quốc vào tuần trước. Ảnh: Sputnik Theo hãng thông tấn Tasnim, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã xác nhận thông tin trên trong cuộc họp báo...