Cạnh tranh chiến tranh điện tử Mỹ-Trung ở biển Đông
Tới đây Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ có các bước đi rõ ràng hơn để giành ưu thế trong chiến tranh điện tử ở khu vực, bằng việc triển khai thêm các vũ khí điện tử đến biển Đông và khu vực.
Với tình hình căng thẳng biển Đông ngày càng tăng, Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng vào cuộc cạnh tranh năng lực chiến tranh điện tử ở biển Đông, theo báo Sputnik (Nga).
Vài năm qua, Trung Quốc đã lắp đặt một số lượng lớn hệ thống radar ở biển Đông. Các hệ thống radar này giúp Trung Quốc tăng năng lực tình báo ở một khu vực rộng lớn trong khu vực.
Tuy nhiên, các hệ thống radar này vẫn chưa đáng ngại bằng các hệ thống tên lửa đất đối không và các sân bay Trung Quốc triển khai và xây dựng ở biển Đông. Chúng làm vượt trội năng lực quân sự của Trung Quốc ở biển Đông, trang tin The Strategic của Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định.
Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng cạnh tranh giành ưu thế chiến tranh điện tử ở biển Đông. Ảnh: SPUTNIK
Sự mở rộng nhanh chóng mạng lưới radar, mạng lưới vệ tinh tình báo, cũng như sự lớn mạnh về quân sự sẽ giúp Trung Quốc xác định và đối phó tốt hơn với vũ khí quân sự của các nước khác trong khu vực.
Thêm nữa, các hệ thống này còn giúp Trung Quốc phá nhiễu và cản trở hoạt động các hệ thống radar và hệ thống cảm biến điện của kẻ thù.
Trong khi đó, Mỹ cũng có vẻ sẵn sàng vào cuộc cạnh tranh, tăng năng lực chiến tranh điện tử ở khu vực với Trung Quốc, theoSputnik.
Video đang HOT
Hồi tháng 6, Mỹ triển khai bốn máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ đến Philippines để tham gia “các chiến dịch huấn luyện song phương”. Đây là loại máy bay có khả năng phá nhiễu các hệ thống radar giống như các hệ thống mà Trung Quốc đã lắp đặt ở biển Đông.
Spunik nhận định tới đây Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ có các bước đi rõ ràng hơn để giành ưu thế trong chiến tranh điện tử ở khu vực, bằng việc triển khai thêm các vũ khí điện tử đến biển Đông và khu vực.
Và theo The Strategic, một khi cuộc cạnh tranh này thành hình rõ ràng, căng thẳng ở biển Đông nhiều nguy cơ sẽ leo thang.
THIÊN ÂN
Theo Danviet
Nguy cơ xảy ra chiến tranh điện tử Mỹ - Trung trên Biển Đông
Việc Trung Quốc xây các trạm radar phi pháp khi Mỹ điều động nhiều thiết bị công nghệ cao đến Biển Đông có thể làm nổ ra chiến tranh điện tử trên biển.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông trong kịch bản bị gây nhiễu điện tử mạnh ngày 1/8. Ảnh: AP
Hồi đầu tháng, hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Hoa Đông với sự tham gia của hàng trăm tàu chiến và tàu ngầm trong tình huống giả định bị gây nhiễu và chế áp điện tử mạnh, theo RT.
Chuyên gia Brendan Thomas-Noone thuộc trung tâm Nghiên cứu Mỹ ở Đại học Sydney cho rằng cả cuộc tập trận trên là một động thái chuẩn bị và phô diễn lực lượng của Trung Quốc nhằm đối phó với nguy cơ nổ ra chiến tranh điện tử với Mỹ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, Biển Đông có thể là "đấu trường" nơi Mỹ và Trung Quốc phô diễn khả năng tác chiến điện tử của mình, khi cả hai cường quốc đều hiểu rằng việc sử dụng biện pháp quân sự khác đều dẫn đến kết cục hủy diệt lẫn nhau.
Một dấu hiệu chuẩn bị cho chiến tranh điện tử của Trung Quốc ở Biển Đông là Bắc Kinh đã xúc tiến xây dựng các trạm radar ở hầu hết các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS), các trạm radar này có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ dân sự sang quân sự một cách nhanh chóng, và một số trạm có thể phục vụ cả hai mục đích.
Chẳng hạn như các trạm radar trên đá Chữ Thập và đá Subi có thể dùng để hỗ trợ các chuyến bay dân sự từ các đường băng tại đây. Nhưng khi kết hợp với nhau, chúng sẽ mở rộng đáng kể khu vực nhận dạng phòng không theo thời gian thực và tăng cường năng lực tình báo, trinh sát, giám sát (ISR) của quân đội Trung Quốc (PLA) trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Khi kết hợp với mạng lưới vệ tinh quân sự và tình báo đang phát triển của Trung Quốc, các trạm radar này có thể giúp Bắc Kinh theo dõi tàu và các phương tiện quân sự khác trong khu vực theo thời gian thực tốt hơn.
Thomas-Noone cho rằng có nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy Bắc Kinh cũng đang triển khai các trang thiết bị kết nối vệ tinh trên các đảo nhân tạo, giúp tăng cường năng lực khóa mục tiêu ngoài đường chân trời cho các tên lửa đạn đạo diệt hạm, mở rộng phạm vi đe dọa cho khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD).
Quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu lắp thiết bị kết nối với hệ thống định vị Bắc Đẩu cho hạm đội tàu cá và cả lực lượng dân quân biển, giúp Bắc Kinh có thể đảm bảo huy động lực lượng này đến nơi cần tăng cường hiện diện.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang tích cực triển khai và đầu tư cho việc nghiên cứu nhiều công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến, bắt đầu ở cấp chiến thuật trên Biển Đông.
Điển hình nhất là việc hải quân Mỹ điều động 4 tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler đến Philippine tháng 6 vừa qua. Các tiêm kích Growler này hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động trinh sát và tình báo tín hiệu (SIGNT) ở Biển Đông.
Tiêm kích EA-18G Growler Mỹ cũng có khả năng gây nhiễu các trạm radar phi pháp của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. Điều đó có thể dẫn tới kịch bản các phương tiện tác chiến điện tử Mỹ tập trung nhắm vào các trạm radar Trung Quốc trên Biển Đông, còn PLA sẽ tìm cách phát triển năng lực tấn công và phòng thủ điện tử nhằm bảo vệ các cơ sở này.
Trong trường hợp chiến tranh điện tử nổ ra, cả hai bên có thể huy động nhiều hơn các loại phương tiện, khí tài tác chiến điện tử đến Biển Đông để giành quyền kiểm soát hoặc vô hiệu hóa vùng cảnh báo sớm của đối phương.
"Loại hình tác chiến điện tử sẽ phát triển trong tương lai, đặc biệt khi các trạm radar của PLA trên các đảo nhân tạo sẽ vận hành đẩy đủ hơn, các phương tiện không quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn trong khu vực. Kịch bản này có thể làm gia tăng căng thẳng và tiềm ẩn rủi ro leo thang ở Biển Đông", Thomas-Noone nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
MQ-9 Reaper được nâng cấp gì sau khi vỡ vụn? Sau khi một chiếc UAV MQ9 Reaper gặp nạn hồi đầu năm 2015, Mỹ đã quyết định nâng cấp toàn diện với dòng UAV này. Theo thông tin từ Văn phòng nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc, cơ quan này đang phát triển thế hệ radar mới có khả năng phác hoạ hình ảnh của mục tiêu...