Cạnh tranh báo hiếu
Những người con có tấm lòng hiếu thảo luôn được mọi người ngưỡng mộ, tán dương vì sự hiếu thuận của mình.
Niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ ở tuổi xế chiều là được con cái quan tâm, chăm sóc, nhất là khi ốm đau. Những người con đó luôn được mọi người ngưỡng mộ, tán dương vì sự hiếu thuận của mình.
Tại bệnh viện Y, có hai anh em ngày ngày đều tranh vào thăm mẹ đang nằm ở Khoa Hồi sức tích cực. Nhưng sự tranh giành này lại làm những người cùng nuôi bệnh ngao ngán. Người mẹ đang nằm bên bờ vực sinh tử kia càng đau lòng khi biết các con giành nhau quyền bảo hộ, vào thăm mình chỉ vì mục đích riêng.
Bà mẹ 67 tuổi, là chủ cơ sở kinh doanh kim hoàn. Bà bị đột quỵ và rơi vào tình trạng hôn mê trong lúc chưa lập di chúc nên chuyện vào thăm mẹ trở thành “ cuộc đua vũ trang” của hai anh em. Theo quy định của bệnh viện, mỗi ngày chỉ cho một thân nhân vào thăm người bệnh một lần vào khoảng 15g. Vậy là cứ trước giờ này mười phút, hai anh em xuất hiện, tranh suất vô thăm mẹ. Người anh nói: “Tao là anh, tao vào thăm, chăm sóc mẹ mới phải đạo”. Người em phản bác: “Anh là con, tôi cũng là con, nên đều có quyền như nhau”. Lần nào hai anh em vào thăm mẹ cũng khiến nhân viên y tế đau đầu. Bởi ai cũng dùng mọi lý lẽ để chứng minh mình là người có trách nhiệm, tình yêu thương dành cho mẹ và xứng đáng đại diện cho mẹ khi đang nằm viện.
Chính cách cư xử hiếu thuận của con cái sẽ là tấm gương cho thế hệ cháu chắt mai sau. (Ảnh minh họa)
Sự tranh giành này ai cũng hiểu. Hai anh em sợ khi người kia vào thăm, biết đâu mẹ bất chợt tỉnh lại sẽ tiết lộ chỗ cất của cải và sợ nhất là người kia rỉ tai khiến mẹ âm thầm lập di chúc cho người đó thì mình thiệt thòi.
Nhiều hôm, “chiến sự” còn có sự tham gia của hai cô con dâu. Cô nào cũng giật dây chồng phải giành quyền lợi đến cùng nên tình hình luôn căng thẳng. Họ yêu sách với nhân viên y tế cho cả hai người cùng vô. Nhưng điều này không thể vì vi phạm nội quy của bệnh viện. Cuối cùng, thay vì thăm mẹ được 30 phút thì họ tranh cãi để rồi khi ngã ngũ chỉ còn 5-10 phút vào thăm. Hôm thì người anh, hôm thì người em vào thăm nhưng phải nhờ điều dưỡng “dòm ngó” suốt thời gian vô thăm để không ai được giở trò.
Video đang HOT
Mỗi ngày trôi qua, khi các bác sĩ từng phút, từng giờ giữ mạng sống cho bà mẹ, thì cách đó một cánh cửa, hai người con trai mặt mày sáng sủa, ăn mặc sang trọng mà bà yêu thương và đặt hết hy vọng lại trở thành những kẻ lạnh lùng, chỉ lo giữ tài sản. Đến ngày thứ 22, câu chuyện tranh giành quyền thăm nuôi ở bệnh viện của hai anh em kết thúc, bà mẹ đã qua đời. Nhưng mọi người đều hiểu, cuộc chiến tranh giành tài sản sẽ còn khốc liệt hơn.
Cũng trong bệnh viện này, có những người con, quần ống thấp ống cao, áo bạc màu, gương mặt khắc khổ, vẫn chạy vạy tiền để lo cho mẹ. Trước lần người em vào thăm, người anh gửi gắm “nhớ nói chuyện vui cho mẹ nghe thôi nhé. Nói mẹ Susu dạo này ngoan lắm, nhắc bà nội hoài, trông bà mau khỏe để về với cháu”. Nghe vậy, có đấng sinh thành nào mà không ấm lòng đang lúc bệnh nặng.
Chính cách cư xử hiếu thuận của con cái sẽ là tấm gương cho thế hệ cháu chắt mai sau. Và những quả ngọt của tình yêu thương, lòng hiếu thảo cũng được sinh sôi từ đây.
Bảo Khánh
Theo phunuonline.com.vn
Trước sự "tiện thể" vô duyên của anh trai chồng, em dâu nói câu cực khéo nhưng đủ khiến anh ta sượng mặt
Dung cảm thấy rất khó chấp nhận với lời nhờ vả của anh trai và chị dâu chồng, chính vì thế cô đã "vỗ mặt" câu nói thẳng thắn sau.
Dung là dâu út trong gia đình có hai anh em, anh trai chồng đã kết hôn được 3 năm và có một cậu con trai kháu khỉnh. Vốn biết anh chồng yêu và chiều vợ - tức chị dâu của Dung, cô cũng không để tâm cho lắm, miễn sao cuộc sống chung trong nhà vẫn hòa thuận là được.
Nhưng cuối cùng cũng đến một ngày, khi sự chiều chuộng vợ vô lối của anh trai chồng khiến Dung phải phát bực, thậm chí thấy ấm ức và tức thay cho chồng, thì cô không thể im lặng nữa.
Chẳng là đợt ấy bố đẻ chị dâu phải nhập viện mổ, mẹ chị ấy ở quê muốn lên chăm sóc ông, nên chị dâu đánh tiếng nhờ chồng Dung chịu khó đi xe máy về quê đón bà lên. Khoảng cách giữa mỗi lần đi lại rơi vào khoảng 80km, vị chi cả đi cả về là 160km.
Câu chuyện được nói vào giữa bữa cơm, có đầy đủ bố mẹ chồng Dung, hai vợ chồng anh chị và vợ chồng Dung. Dung nghe xong cảm thấy rất khó thở, chẳng phải lời nhờ này có phần hơi lợi dụng chồng cô hay sao? Đi đường xa như thế, người bình thường vẫn chọn đi xe khách vừa tiện vừa an toàn, đây lại bảo chồng cô đi xe máy về quê đưa đón?
(Ảnh minh họa)
Thấy vợ chồng Dung im lặng, anh chồng lại nói thêm vào: "Lấy xe đẹp của anh mà đi kìa, mẹ vợ anh say xe nên anh mới phải nhờ chú."
Đến nước này thì Dung cảm thấy anh trai chồng thật sự rất quá đáng. Chỉ vì mẹ vợ anh ấy say xe mà anh ấy sai bảo em trai mình đi xe máy xa xôi như vậy để đưa rước, còn sự an toàn của chồng Dung thì ai lo đây? Trên thế giới này người say xe đâu phải ít, chẳng lẽ ai cũng hạch sách phải đi xe máy như mẹ chị dâu à?
Hoặc giả như bà say xe đến nỗi không thể đi được xe ô tô, thì cứ thuê cho bà xe ôm, anh chị cũng không thiếu tiền trả, tại sao lại bảo chồng Dung bỏ công bỏ việc, bỏ thời gian và công sức đi đưa đón. Trong khi đó lại là nhiệm vụ thể hiện chữ hiếu của anh trai chồng cô mới đúng.
(Ảnh minh họa)
Nghĩ vậy, Dung nửa đùa nửa thật đáp lời:
"Ơ, em tưởng đây là lúc anh Dương thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ vợ chứ ạ? 80km nói xa thì xa thật, nhưng chẳng là gì để thể hiện sự quan tâm chu đáo của chàng rể đâu anh ơi. Còn để chồng đi đi về về bằng xe máy thế em không yên tâm lắm, với cả bọn em cũng có lịch trình rồi."
Có vẻ như bố mẹ chồng Dung cũng nhìn ra vấn đề, ông bà thấy sau câu nói của cô thì hai vợ chồng anh trai im bặt nên lên tiếng:
"Làm gì có chuyện mẹ vợ thằng anh lại quàng sang cho thằng em đưa đón, vô lý vừa vừa. Lần sau đừng bao giờ có cái tư tưởng khôn lỏi như thế nữa, tao bảo tất, không bảo riêng đứa nào."
Bố chồng Dung nói xong thì đứng dậy bỏ đi, Dung để ý thấy nét mặt sượng sùng của vợ chồng anh trai mà cười thầm trong bụng, cho cả hai vợ chồng chừa cái tật "tiện thể" vô duyên ấy đi.
Theo afamily.vn
Tuổi xế chiều, gừng già liệu có còn cay? Tôi 24 tuổi, lần đầu tiên gặp chàng, tôi gọi chàng bằng "anh". Sau khi biết tuổi thật của chàng, tôi thốt lên: "Trời ơi, trẻ quá". Tôi lắp bắp gọi chàng bằng "chú". Chàng đã 48, gấp đôi tuổi tôi. Gọi bằng anh nghe chừng hơi hỗn. Thế nhưng cũng vì pha "chữa ngượng" vụng về ấy mà tôi gây ấn tượng...