Canh thuốc hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu
Dưới đây xin giới thiệu một số món canh dễ làm, ngon miệng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.
Theo Y học cổ truyền, sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: Đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó… Nguyên nhân do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.
Cách chữa bệnh tùy theo thể bệnh trên lâm sàng và theo nguyên tắc cấp tính trị tiêu, mạn tính hòa hoãn trị bản. Thời gian chữa trị kéo dài có thể làm sỏi nhỏ lại tự tiêu hoặc tiểu tiện bài tiết ra ngoài. Có thể làm thay đổi cơ địa giúp sỏi không tái phát (sau khi bài tiết ra hay sau khi phẫu thuật lấy sỏi).
Canh tôm nha đam.
Canh tôm nha đam: Một nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ bên ngoài và cắt thành những miếng nhỏ, tôm 70g bóc vỏ, ướp gia vị vừa ăn trong 10 phút. Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, phi hành cho thơm. Cho tôm vào xào. Thêm khoảng 750ml nước và nấu cho tôm chín, cho nha đam vào. Đun thêm khoảng 5 – 7 phút nữa cho nha đam chín. Tắt bếp, cho thêm hành, mùi, ăn nóng. 10 ngày là một liệu trình.
Canh rau ngổ nấu thịt: Thịt nạc 100g ướp với gia vị vừa ăn. Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, cho hành vào, phi thơm. Cho thịt vào xào sơ qua. Thêm nước hầm xương vào nồi, đun sôi. Khi thịt chín thì tắt bếp. Thêm chút muối và 50g rau ngổ vào. Rau ngổ có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tăng lưu lượng lọc ở cầu thận nên có tác dụng tốt trong những trường hợp sỏi thận.
Video đang HOT
Canh gà lá giang.
Canh gà lá giang: Thịt gà 200g chặt thành khúc ướp gia vị vừa ăn. Bắc nồi lên bếp và dùng ít dầu để xào thịt gà sơ qua. Tiếp theo chế vào nồi khoảng 750ml nước nấu cho tới khi thịt gà chín. Thêm vào nồi canh 150g lá giang. Khoảng 5 phút sau là được. Thêm hành, mùi, ăn nóng. Món này có thể ăn hàng ngày. Theo nghiên cứu lâm sàng, lá giang có tác dụng điều trị sỏi thận với tỉ lệ thành công rất tốt.
Canh gan lợn mã đề: Gan lợn 200g cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị trong 10 phút, mã đề 30g. Bắc chảo lên bếp. Phi hành cho thơm rồi cho gan vào xào sơ qua. Thêm nước, nấu cho gan chín, cho mã đề vào đun thêm 5 phút là được. Thêm hành, mùi, ăn nóng. Với những người mắc bệnh tăng huyết áp… hạn chế dùng bài thuốc này.
Theo y học cổ truyền, mã đề vị ngọt, tính lạnh, quy kinh thận và bàng quang. Mã đề dùng trị các chứng như: Tả lỵ, viêm đường hô hấp, tiểu ra máu, nhiệt bên trong cơ thể, mụn nhọt…
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại thì mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ acid uric, tốt cho người mắc bệnh sỏi đường tiết niệu.
Theo VNE
Càng nhịn uống nước càng đi tiểu đêm
Không ai vui gì khi mỗi đêm phải thức giấc vài lần để đi... tiểu! Nhịn uống nước là giải pháp?
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
Không ai vui gì khi mỗi đêm phải thức giấc vài lần để đi... tiểu! Phải chi có gì trăn trở thì hợp lý, đằng này đang ngon trớn bỗng mất giấc chỉ vì "tức nước vỡ bờ".
Dù là nguyên nhân nào cũng thế, nếu vừa tiểu xong lại mót tiểu là do bàng quang ở trong trạng thái bị kích ứng nên cơ vòng co thắt thái quá. Có thừa nước tiểu hay không là chuyện khác. Hậu quả là nạn nhân phải tiểu nhiều lần. Ngoại trừ lý do thực thể như bội nhiễm tiết niệu, tình trạng này có thể không rõ nét trong ngày do nạn nhân chú tâm vào chuyện khác nhưng khó tránh vào ban đêm, trong lúc nạn nhân đang ngủ vì khi đó hệ thần kinh phó giao cảm, thành phần điều khiển cơ vòng bàng quang, chiếm ưu thế.
Trên cơ sở vừa phân tích, tiểu đêm không hẳn là do uống nhiều nước. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do bàng quang bị kích ứng trong đêm vì rối loạn dẫn truyền thần kinh và chất điện giải sau một ngày dài thiếu nước. Bằng chứng là nhiều người bớt tiểu đêm thấy rõ sau khi nghe lời thầy thuốc uống nước trong ngày cho đủ. Nói cụ thể hơn, tối thiểu 2,5 lít nước từ khi thức dậy cho đến 18 giờ.
Đã vào thì có lúc phải ra. Uống nhiều nước tất nhiên phải đi tiểu. Do đó, nên giảm lượng nước uống sau bữa ăn chiều. Muốn vậy đừng ăn cơm chiều quá mặn. Nhưng mặt khác cũng nên nhớ việc giảm khác xa với ngừng uống! Tế bào không nên thiếu nước trong mọi thời điểm, ngay cả trong lúc ngủ.
Chứng đi tiểu đêm gây khó khăn trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Ngoại trừ một số rất ít trường hợp bệnh lý phải giảm lượng nước uống, nhịn uống chẳng những không giúp ích, thậm chí có hại là khác, vì:
- Nếu đang dùng thuốc đặc hiệu, khó lòng có tác dụng như mong muốn nếu cơ thể thiếu nước. Nhịn uống nước vì sợ tiểu nhiều là một trong các lý do thuốc hoặc mất tác dụng hoặc phát tán toàn... phản ứng phụ!
- Thiếu nước do nhịn uống sớm muộn cũng kéo theo rối loạn chất điện giải. Người nhịn uống vì thế dễ bị táo bón, vọp bẻ, mất ngủ...
- Thiếu nước thì không chỉ đường huyết mà nhiều loại độc chất khác, như acid uric, creatinin cũng có cơ hội tích lũy. Nhiều người tuy uống đủ thuốc, uống đúng thuốc, lại thêm kiêng cữ khắt khe nhưng càng lúc càng mệt chẳng qua vì... thiếu nước!
Nước chiếm 3/4 tổng lượng của cơ thể, đương nhiên là nhân tố cơ bản để duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Nhịn uống nước nếu không trục trặc chỗ này sớm muộn cũng rắc rối chỗ khác. Đến cá gặp nước còn vui, huống chi là người!
Theo Eva
Cháo, canh thuốc trị bệnh mất ngủ Mất ngủ nhất thời thường do thời tiết, do công việc bề bộn, lo nghĩ hoặc do cơ thể suy nhược... mà sinh ra chứ chưa phải là bệnh. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Việc tập thể dục, đi bộ, xoa bóp và thường xuyên dùng các món...