Cánh thiệp in hoa
Hồi ấy, tôi chọn học ban D nhưng không phải theo năng lực của mình mà vì hai đứa bạn thân nhất thời cấp hai của tôi đều chọn ban đó, nên tôi muốn theo.
Tôi thích nhất là giờ sử, vì giáo viên giảng bài rất hay, rất lôi cuốn. Thầy vừa giảng, vừa kể những câu chuyện liên quan đến bài học bằng chất giọng truyền cảm nên cả lớp im phăng phắc lắng nghe. Mỗi lần kiếm tra bài, học sinh nào đạt điểm 10 đều được thầy tặng một cánh thiệp in hoa rất đẹp. Trong đó, thầy viết những lời động viên và ký tên. Chỉ vậy thôi mà đứa nào cũng thích nên giờ học của thầy rất hiếm khi có trò không thuộc bài.
Có lần, thầy tạm nghĩ hai tuần vì vừa phẫu thuật amidal, cả lớp “ồ” lên tiếc nuối. Tôi vốn là một đứa nghịch ngầm, lại có chút năng khiếu văn chương nên tôi đã lên bảng, cầm phấn tự sáng tác một bài thơ tiếu lâm về bệnh của thầy làm cả lớp cười vỡ bụng…
“Thầy em bị cắt Amidal
Do giảng bài nhiều nên… dư thịt chàm vàm
Phải vô bệnh viện làm phẫu thuật
Dù đau đớn mấy cũng phải cam.
Giờ thầy, lớp học buồn hiu hắt
Người khác dạy thay chẳng thể bằng
Điểm mười vẫn có, nhưng không thiệp
Những cánh lan, hồng… vắng chủ nhân.
Mai mốt thầy em xuất viện về
Chắc sẽ giảng bài như… tỉ tê
Nhỏ giọng để đừng sưng cuống họng
Sợ lắm dây đờn với thuốc mê!”
Video đang HOT
Không may cho tôi, lúc đó cô giám thị tình cờ đi ngang lớp, thấy ồn ào nên rẽ vào đọc hết bài thơ rồi hỏi ai là tác giả? Tôi đỏ mặt đứng lên. Cô nói hành động như thế là thiếu tôn trọng giáo viên. Cô giảng cho tôi một bài học rồi bảo sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Khi hay chuyện, cô chủ nhiệm rất ngạc nhiên. Bởi ở lớp, tôi vốn là một học sinh ngoan hiền. Cô không nghĩ là tôi làm thế.
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm, cô rầy cả lớp. Còn với tôi, cô gọi lên bảo đợi khi thầy sử đi dạy lại thì gặp thầy xin lỗi, nếu không sẽ bị kỷ luật. Tôi hoảng quá, không ngờ chỉ một chút nghịch ngợm bộc phát bất chợt mà gây họa. Tôi hứa với cô sẽ xin lỗi thầy. Nhưng khi thầy đi dạy lại rồi, tôi cứ lần lữa mãi… Tôi thấy “quê” và không muốn để lại ấn tượng xấu trong lòng thầy. Khi biết sáng chủ nhật nào thầy cũng chơi bóng rổ ở sân trường, tôi quyết định chọn thời điểm đó để gặp thầy và nói lời xin lỗi. Thật không ngờ, thầy không giận dữ như tôi tưởng, cũng không trách móc gì. Với nụ cười thật hiền, thầy xoa đầu tôi như đứa trẻ và bảo rằng: “Sau này, đừng như thế nữa nghe chưa. Thầy biết em quý thầy và chỉ muốn đùa vui qua thơ, nhưng viết trên bảng của lớp như vậy là quá… gan! Mà em làm thơ hay đấy chứ!”. Tôi đỏ mặt, rối rít cảm ơn thầy rồi “rút” êm. Với tôi, việc đó trở thành một kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in.
Sau lần đó, tôi trở nên ngoan hơn, học hành chăm chỉ hơn nhưng chuyện đùa vui với bạn bè thì không có gì thay đổi, vẫn là cây tiếu lâm của lớp, vẫn có những hành vi nghịch ngầm nhưng đã biết giới hạn trong phạm vi cho phép. Và, lớp học luôn sôi nổi trong giờ ra chơi, luôn đầy ắp tiếng cười bởi những trò hài hước của tôi, phối hợp với sự đồng diễn của các bạn rất nhịp nhàng, ăn ý…
Năm tháng học trò rồi cũng qua. Mùa chia tay rồi cũng đến dù không ai muốn. Chúng tôi bịn rịn nói lời tạm biệt và chúc nhau thi tốt trong kỳ thi tốt nghiệp sắp đến. Rồi sau đó, mỗi người một nơi. Có đứa tiếp tục tiến xa hơn trên con đường học vấn nhưng cũng có người phải từ giã bút nghiên bước vào đời, niềm vui tuổi học trò đành bỏ lại sau lưng…
Rồi 30 năm sau… Giờ đây, tôi đã là một phụ nữ tóc điểm sương. Nhưng mỗi khi có ai đó nhắc đến tuồi học trò thì những kỷ niệm thời đi học lại ùa về khiến tôi thấy lòng mình rưng rưng…
Theo người lao động
Hai anh em và một chiếc xe đạp
Đối với quãng đời tuổi học trò, có lẽ ngoài tập sách, quần áo khi đến lớp thì có một vật dụng cũng là bạn đồng hành, đó là chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp chính là phương tiện rất cần thiết dành cho những học sinh xa trường.
Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có được chiếc xe đạp để đi học, rất nhiều người phải đi bộ đến trường dù khoảng cách từ nhà đến trường rất xa. Đời học sinh của tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm về chiếc xe đạp. Những kỷ niệm ấy trở thành động lực giúp tôi vượt qua bao khó khăn để ngày ngày đến trường với bao hoài bão của một thời tuổi trẻ.
Mỗi buổi sáng khi tôi sửa soạn đi học là em tôi dắt chiếc xe đạp ra ngoài đặng tôi đi học. Nó nói nó trẻ tuổi hơn tôi nên đi bộ rất khỏe. Nhưng tôi nhất định không chịu. Thế là sáng nào tôi cũng dậy thật sớm để đi bộ đến trường. Tính cả lượt đi và về tôi phải đi bộ đến 6 cây số. Lượt đi thì còn đỡ chứ đi học về thiệt là gian nan, vì tôi phải đi bộ giữa trời trưa nắng chang chang. Nhiều ngày để giảm bớt đoạn đường đi xa, tôi phải chọn con đường tắt đi về nhà nhưng con đường này có một con rạch nhỏ băng ngang. Tôi phải cởi áo bơi qua con rạch này và phải thật khéo léo mới giữ được chiếc cặp không bị ướt. Thỉnh thoảng tôi vẫn bị ướt tập sách khi băng qua con rạch này.
Thấy tôi đi bộ vất vả quá nên em tôi đề nghị hai anh em thay phiên nhau, mỗi người chỉ đi xe đạp ba ngày trong tuần thôi. Nhưng rốt cuộc, đề nghị của nó cũng không được tôi chấp nhận. Thế là em tôi cũng đành chịu. Vui nhất là vào những ngày lao động hay dự lễ trong nhà trường, hai anh em tôi đi cùng một lượt vào trường. Nhiều lúc trên đường đi cũng bị sự cố rất thường xuyên như xe bị bể bánh và chúng tôi phải ghé vào tiệm sửa xe nhờ vá xe nhưng phải thiếu tiền vì trong túi chúng tôi đâu có tiền để trả. Lúc ấy, xe đạp của chúng tôi khá cũ kỹ, phụ tùng thì kém chất lượng nên xe thường hư hỏng. Em tôi đành tập tành sửa xe tại nhà và dần dần nó sửa xe rất thành thạo. Tôi thì học giỏi hơn em tôi nhưng về chuyện sửa xe thì tôi thua nó xa.
Như vậy là ngót nhiều năm học trôi qua, dù khó khăn vất vả nhưng anh em tôi vẫn gắng học và đều thi đậu tốt nghiệp phổ thông. Sau đó, tôi thi vào trường sư phạm còn em trai tôi thì học ngành nông nghiệp. Bây giờ chúng tôi đã trưởng thành, lập gia đình có nghề nghiệp ổn định và có cuộc sống khấm khá nhưng những kỷ niệm của ngày xưa đến trường bằng chiếc xe đạp vẫn không thể nào xóa nhòa trong tâm trí tôi. Chiếc xe đạp thân thương ấy trở thành sợi dây vô hình thắt chặt tình anh em của chúng tôi thêm bền chặt. Tôi hiểu dù mai sau, cuộc sống tôi có đầy đủ thế nào thì những kỷ niệm của thuở hàn vi vẫn sống mãi trong tâm hồn tôi. Những kỷ niệm ngày xưa ấy chính là nền tảng vững chắc, là bài học về sự kiên nhẫn mà tôi cần nhắc lại cho con cháu tôi nghe và học hỏi sau này.
Theo người lao động
Con để gặm xương Ngày nhỏ bạn đã có khi nào không được mẹ chở đi ăn cỗ nên đã giậm chân khóc lên ầm ĩ? Bạn chắc cũng đã không ít lần thất vọng và bực bội vì một người bạn, một người thân những lần lỗi hẹn. Thầy đã làm cho bọn nhỏ chúng tôi muốn giậm chân khóc ầm lên, thầy đã khiến cho...