Cảnh tha hương của dân thường Ukraine giữa khói lửa chiến sự
Giao tranh căng thẳng giữa Nga và Ukraine đẩy nhiều dân thường vô tội rơi vào cảnh tha hương, hoặc thấp thỏm sống dưới khói lửa chiến sự.
Giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine bùng phát kể từ ngày 24/2 khi Moscow tuyên bố mở chiến dịch đặc biệt nhằm “ phi quân sự hóa Ukraine”. Trong ảnh, người dân nằm la liệt trong một trung tâm thể thao được chuyển mục đích sử dụng thành hầm trú bom tại Mariupol, Ukraine hôm 27/2 (Ảnh: AP).
Kể từ khi chiến sự nổ ra, cuộc sống của người dân Ukraine đã đảo lộn hoàn toàn. Nhiều gia đình phải đưa con nhỏ xuống các hầm tránh đạn ngủ qua đêm vì lo ngại nguy hiểm xảy đến. Trong ảnh: Người dân co ro dưới ga tàu điện ngầm ở Kiev. (Ảnh: AP).
Hơn nửa triệu người đã phải rời khỏi quê nhà, trốn chạy khỏi nguy hiểm rình rập có thể xảy đến bất cứ lúc nào do chiến sự căng thẳng bùng phát. Trong ảnh: Một phụ nữ khóc nức nở khi dắt 2 con băng qua biên giới Ukraine – Romania hôm 28/2. (Ảnh: Reuters).
Một phụ nữ thất thần ngồi trước một lều tạm ở Ba Lan sau khi chạy từ Ukraine sang. Hàng trăm nghìn người cũng có hoàn cảnh tương tự như chị. Trong khi chờ được sắp xếp chỗ ổn định, nhiều người phải chấp nhận sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất” (Ảnh: Reuters).
Video đang HOT
Một gia đình người Afghanistan lâm vào hoàn cảnh éo le khi họ vừa mới tháo chạy khỏi quê nhà từ năm ngoái sang Ukraine sau khi Taliban lên nắm quyền, giờ đây chiến sự lại buộc họ phải chạy tiếp sang Ba Lan (Ảnh: Reuters).
Nhiều người có nhà cửa ổn định phút chốc trở thành người tị nạn (Ảnh: Reuters).
Với nhiều người, một tương lai bất định đang chờ họ phía trước. (Ảnh: Reuters).
Với những người chọn ở lại, hoặc mắc kẹt không thể di tản, cuộc sống với họ trở thành một “canh bạc” mạo hiểm. Trong ảnh: Lễ tang của 2 giáo viên Yelena Ivanova và Yelena Kudrik thiệt mạng do chiến sự tại một nghĩa trang ở thị trấn Horlivka (Gorlovka) do phe ly khai kiểm soát ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 28/2. Ước tính hàng trăm dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương do chiến sự (Ảnh: Reuters).
Dân thường ngồi dưới hầm trú ẩn của một tòa nhà ở Kiev. Phía trên họ, bom đạn vẫn đang rơi xuống dữ dội. (Ảnh: Reuters).
Nơi từng được gọi là nhà ở vùng ly khai ở Donetsk, Đông Ukraine giờ chỉ còn lại một đống đổ nát sau trận pháo kích dữ dội. (Ảnh: Reuters).
Tại nhiều khu vực, người dân chuẩn bị bom xăng để sẵn sàng bảo vệ các thành phố. Từ những ngày qua, chính quyền Ukraine đã bắt đầu phát vũ khí cho dân, cũng như tuyên bố sẽ thả tù nhân có “kinh nghiệm chiến đấu” để đối phó với lực lượng Nga (Ảnh: Reuters).
Nga trước đó khẳng định họ sẽ chỉ nhằm vũ khí vào cơ sở quân sự của Ukraine, không nhằm vào dân thường vô tội. Nga hôm qua cũng tuyên bố mở một tuyến đường cho người dân sơ tán khỏi Kiev, trong nỗ lực làm giảm thiểu thương vong có thể xảy ra (Ảnh: Reuters).
Giờ đây, cả thế giới đang mong cầu một giải pháp ngoại giao cho xung đột, để có thể đặt dấu chấm hết cho nỗi thống khổ của dân thường kẹt lại giữa 2 làn đạn. Trong ảnh: Một bé trai rơi nước mắt khi nhớ về người cha đang ở lại Kiev, trong khi em cùng gia đình di tản khỏi vùng chiến sự. (Ảnh: Reuters).
Lý do Ukraine đồng loạt phá hỏng biển báo giao thông giữa chiến sự với Nga
Chính quyền Ukraine khuyến cáo người dân phá hỏng, làm rối loạn hệ thống biển báo giao thông khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước này.
Một biển báo giao thông bị gỡ bỏ ở Ukraine (Ảnh: The Drive).
Ngày 24/2, lực lượng Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nga đã bắn tên lửa tấn công chính xác vào các vị trí quân sự của Ukraine rồi tiến vào nước láng giềng theo nhiều hướng khác nhau bằng tăng thiết giáp.
Trong một nỗ lực làm chậm đà tiến quân của Nga, phía chính quyền Ukraine đã hướng dẫn người dân và chính quyền địa phương tháo biển chỉ đường, biển giao thông để làm lực lượng của Moscow bị rối loạn. Trên mạng xã hội, vào cuối tuần qua, xuất hiện hàng loạt hình ảnh các biển báo bị đập hỏng, hoặc cố tình thay vào sai vị trí hoặc bị sửa lại.
Vào ngày 26/2, Bộ Quốc phòng Ukraine kêu gọi công dân "làm cho đối thủ bối rối và mất phương hướng" bằng cách tháo biển đường, hoặc bất cứ tấm biển nào có tên của thành phố và thị trấn. Một số đơn vị kêu gọi người dân đem nộp lại các tấm biển này cho chính quyền.
Động thái này cũng gây ra những ý kiến trái chiều, khi một số người cho rằng Nga có các công nghệ hiện đại như hệ thống định vị GPS, vệ tinh, máy bay không người lái để làm nhiệm vụ điều hướng cho khí tài. Tuy nhiên, The Drive chỉ ra rằng, trong trường hợp các hệ thống có vấn đề, hoặc kết nối thông tin liên lạc trục trặc, việc mất biển chỉ đường hoặc biển chỉ đường sai có thể làm chậm tiến độ của chiến dịch.
Các chuyên gia quân sự nói với The Drive rằng, chiến thuật phá hỏng biển giao thông đã xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột thời kỳ hiện đại. Quân nhân Anh từng tháo bỏ biển đường và ga tàu hỏa trên khắp nước này vào Thế chiến 2. Người Kuwait cũng từng tháo hoặc xịt sơn lên biển đường khi Iraq tiến quân vào nước này vào năm 1990.
Hiện thời, tình hình chiến sự trên khắp Ukraine vẫn đang diễn ra căng thẳng. Nga vẫn đang tập trung tìm cách xuyên qua các phòng tuyến ở những điểm nóng như Kiev và Kharkov.
Theo The Drive, trước đó có những thông tin về việc các đoàn xe tiếp viện của Nga bị đi lạc hoặc bị mắc kẹt lại tại Ukraine. Trong bối cảnh chiến sự vẫn đang diễn ra và đang có xu hướng dồn về các khu vực đô thị như hiện tại, chiến thuật này có thể sẽ được Ukraine tiếp tục áp dụng.
Mỹ trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga, Nhật đóng băng tài sản Tổng thống Putin Mỹ tuyên bố trục xuất 12 nhà ngoại giao trong phái bộ Nga tại Liên Hợp Quốc, trong khi Nhật Bản áp lệnh trừng phạt với hàng loạt quan chức Nga. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia (Ảnh: Getty). Theo hãng tin RT, quan hệ ngoại giao Mỹ - Nga ngày càng xấu đi khi Washington ra lệnh trục xuất...