Cánh tay robot phân loại rác
Hai học sinh ở TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) chế tạo thiết bị phân loại rác thải nhằm bảo vệ môi trường và thay thế sức người.
Thiết bị phân loại rác thải của Bình và Hiếu – ẢNH: ĐỨC NHẬT
Nhận thấy việc phân loại rác thải mất nhiều thời gian công sức, trong khi công việc phân loại rác lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân, Nguyễn Xuân Hiếu (lớp 12 tin) và Phan Thị Hương Bình (lớp 12 toán, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã có ý tưởng chế tạo cánh tay robot phân loại rác.
Hiếu cho hay, ban đầu cả 2 gặp không ít khó khăn về kiến thức. Một số kiến thức về lập trình, trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính các em chưa được học nên phải nhờ thầy cô hướng dẫn. Chưa kể các em cũng gặp nhiều khó khăn khi phải tìm mua linh kiện, con chíp. Cả 2 phải mất nhiều thời gian lang thang trên mạng để tìm mua thiết bị.
Thời gian đầu cánh tay robot gặp không ít trục trặc. Có những lúc lại nhận diện sai mục tiêu. Đến tháng 1.2020, sau 6 tháng chế tạo, thiết bị phân loại rác thải dựa vào thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo của Hiếu và Bình mới hoàn thiện và hoạt động ổn định.
Thiết bị này hoạt động theo nguyên lý những hình ảnh ở mọi góc độ của các loại rác thải được lưu trữ trong bộ nhớ robot. Thiết bị sẽ nhớ những hình ảnh của các loại rác. Sau đó, thông qua băng chuyền rác thải được chuyển đến phạm vi hoạt động, camera của thiết bị sẽ bắt đầu nhận diện. Cánh tay robot đã được lập trình sẽ phân loại và đưa rác thải vào từng nơi phù hợp theo nhận dạng.
Video đang HOT
“Cánh tay robot sử dụng thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo có độ chính xác và tốc độ làm việc cao hơn con người. Thiết bị sẽ giảm thiểu tối đa những sai sót do con người gây ra, cắt giảm chi phí lao động. Thiết bị còn thay thế con người trong những công việc nguy hiểm, độc hại trong môi trường làm việc khắc nghiệt”, Hiếu chia sẻ.
Vừa qua, cánh tay robot do Hiếu và Bình chế tạo đã đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng tỉnh Kon Tum năm 2019 – 2020. Hiện tại sản phẩm này đang tiếp tục tham dự cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng toàn quốc.
Theo thầy Phan Đức, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, dự án cánh tay robot phân loại rác có tính ứng dụng rất cao và thiết thực trong cuộc sống, nên đã đạt được nhiều giải nghiên cứu sáng tạo tại tỉnh nhà.
TP.HCM nhân rộng chương trình "Trường học xanh"
Tại TP.HCM, nhiều trường học chú trọng đến việc xây dựng mô hình trường học xanh, thông qua các phong trào trồng cây xanh, tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn...
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, Sở TN&MT và Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức hội thi "Trường học xanh" dành cho các trường học trên địa bàn thành phố và hiện có nhiều trường tham gia và duy trì rất tốt.
Tạo ra nhiều mảng xanh trong trường học
Nhiều trường học tại TP.HCM đã có các sáng kiến và mô hình rất hay, phù hợp thực tế. Thông qua những mô hình này, các em học sinh biết được về phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm nước, giáo dục được cho các em tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường...
Cụ thể, tại Trường Mầm non Măng Non II (quận 10) với diện tích đất của trường khá nhỏ nên nhà trường đã tận dụng sân thượng, cải tạo khu vực hòn non bộ tại lầu 2 thành khu "Vườn cây của bé" để thực hiện công trình "Mảng xanh trên không".
Vòi nước rửa tay kết hợp tưới cây giúp tiết kiệm nước tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt (quận 9). Ảnh: CN
Qua đó, tạo ra nhiều mảng xanh, giúp điều hòa nhiệt độ, phủ xanh trường học. Khu vườn trồng nhiều loại cây cảnh, cây ăn quả, hoa, rau... các giáo viên đã tận dụng tốt các khu vực vườn cây, vườn hoa của trường để tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, trải nghiệm, khám phá thể giới xung quanh. Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động cho trẻ được tưới cây, nhặt lá vàng, chăm sóc cây, thu hoạch các loại rau, quả...
Còn tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt (quận 9), với khuôn viên rộng rãi, trường đã trồng nhiều cây xanh cho bóng râm phù hợp. Ngoài ra, nhà trường cũng đầu tư hệ thống trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh, kết hợp hệ thống nuôi cá. Bên cạnh đó, trường còn trang bị thùng rác 3 ngăn thuận lợi cho việc phân loại rác tại nguồn, giúp cho học sinh dễ thực hiện.
Điều đặc biệt tại Trường Tiểu học Lê Văn Việt là hệ thống vòi nước được lắp đặt tại các gốc cây của trường. Hệ thống kết hợp vừa rửa tay, vừa tưới cây sẽ giúp nhà trường tiết kiệm được một lượng nước lớn. Đồng thời, còn giúp giảm nhân công lao động và tạo được nhiều nơi rửa tay mát mẻ cho các em.
Nâng cao ý thức cho học sinh
Cô Phạm Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Việt cho biết: "Từ những hành động cụ thể, các em đã bắt đầu hình thành được thói quen bảo vệ môi trường, không cần sự giám sát của nhà trường, thầy cô, ba mẹ. Có nhiều em về nhà thấy phụ huynh bỏ rác không đúng nơi quy định cũng đã nhắc nhở. Bên cạnh đó, các em ý thức được việc tiết kiệm nước, tiết kiệm điện. Điều này làm cho chúng tôi càng có động lực hơn".
Công trình "Mảng xanh trên không" tại Trường Mầm non Măng Non II (quận 10). Ảnh: TL
Đồng quan điểm, cô Lê Thị Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Cẩm Tú (quận Bình Tân) chia sẻ: Mô hình "Trường học xanh" đã giúp cho các em có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Nếu các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường ở trường học thì chắc chắn các em sẽ làm tốt ở nhà hay ra ngoài xã hội.
"Nhiều em thấy rác là tự động nhặt bỏ vào thùng rác mà không cần cô giáo nhắc nhở, các em đã hình thành được thói quen tốt. Mỗi em học sinh cũng có thể là một "tuyên truyền viên" để tuyên truyền cho ba mẹ, ông bà... Tôi thấy mô hình "Trường học xanh" rất hay và có ý nghĩa, mong chương trình ngày càng được nhân rộng ở nhiều nơi", cô Xuân chia sẻ.
Năm nay, các trường tham gia hội thi "Trường học xanh" được chia thành ba bảng và trải qua nhiều vòng thi từ cấp quận, huyện và thành phố.
Cụ thể: Bảng A là các trường cấp mầm non và cấp tiểu học. Bảng B gồm các trường học cấp trung học cơ sở. Bảng C gồm các trường học cấp trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên).
Tiếp sức cho niềm đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh (HS) trung học tại tỉnh Kon Tum được tổ chức hàng năm, là sân chơi bổ ích cho HS trong lứa tuổi trung học. Từ đó, ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum phát hiện và tuyển chọn được nhiều HS có thành tích cao để tham dự tại các cuộc thi...