“Cánh tay phải” của Trump trong cuộc chiến chống IS từ chức vì phản đối Mỹ rút quân khỏi Syria
Một quan chức hàng đầu của Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tuyên bố từ chức để phản đối quyết định của Tổng thống Trump nhằm rút quân khỏi Syria.
Ông Brett McGurk (trái) phản đối Mỹ rút quân tại Syria (Ảnh: AFP)
Ông Brett McGurk, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ trong liên minh toàn cầu nhằm đánh bại IS, đã nộp đơn từ chức lên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 22/12, một quan chức Bộ Ngoại giao tiết lộ. Ông dự kiến sẽ rời chính quyền kể từ tháng 2 tới.
Trước đó, trong một động thái thay đổi chính sách bất ngờ, Tổng thống Trump hồi tuần này tuyên bố Washington sẽ rút khoảng 2.000 binh sĩ Mỹ tại Syria, thay đổi một trụ cột trong chính sách của Mỹ tại Trung Đông và khiến các đồng minh của Mỹ lo ngại.
Trước thông báo của Tổng thống Trump, ông McGurk cho rằng Mỹ nên tiếp tục cuộc chiến chống IS tại Syria.
Quyết định của Tổng thống Trump đã dẫn tới việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis từ chức. Tướng Mattis cũng phản đối rút quân khỏi Syria cũng như giảm sự hiện diện của Mỹ tại Afghanistan.
Video đang HOT
Ông McGurk là một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, được bổ hiệm vào vị trí hiện thời hồi năm 2015 dưới chính quyền Obama.
Trong thư từ chức, ông McGurk nói các phiến quân IS tại Syria đang bỏ chạy nhưng chưa bị đánh bại. Ông nói việc rút các lực lượng Mỹ tại Syria có thể tạo lợi thế cho IS.
Tổng thống Trump hiện chưa có phản ứng gì đối với quyết định từ chức của ông McGurk.
Nhưng hôm qua, ông tiếp tục khẳng định rằng việc rút quân là một quyết định đúng đắn và rằng giờ đây IS đã bị đánh bại và những bên khác nên đóng vai trò kiểm soát tình hình.
Các binh sĩ trên bộ của Mỹ bắt đầu đến Syria vào mùa thu năm 2015, khi Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama cử một số lượng nhỏ các đặc nhiệm để huấn luyện và cố vấn cho các tay súng người Kurd địa phương đang chiến đấu với IS.
Qua vài năm, số lượng các binh sĩ Mỹ tại Syria đã tăng lên và hiện ở mức khoảng 2.000, mặc dù một số ước tính nói rằng con số thực tế có thể cao hơn.
Mỹ cũng tham gia vào liên minh quốc tế nhằm tiến hành các cuộc không kích chống lại IS và các nhóm phiến quân khác tại Syria.
An Bình
Theo Dantri/ BBC
Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria chỉ sau 1 câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ?
Quyết định rút quân khỏi Syria được Tổng thống Trump đưa ra chóng vánh trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo AAP, Tổng thống Trump đã khiến nội các của ông cùng các chính trị gia choáng váng khi không tham vấn ý kiến của các trợ lý hay đồng minh trước khi đưa ra quyết định đột ngột này.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã sắp xếp cuộc hội đàm giữa 2 lãnh đạo Mỹ-Thổ vào ngày 14/12, một ngày sau khi ông không thể tìm kiếm lời giải thích thỏa đáng từ người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu về lời đe dọa triển khai đợt tấn công vào lực lượng người Kurd ở Syria được Washington hậu thuẫn ở đông bắc Syria, nơi lực lượng Mỹ đóng quân của Tổng thống Erdogan.
Tổng thống Trump được cho là đã đưa ra quyết định rút quân khỏi Syria ngay trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Ảnh: AAP)
Ông Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và nhiều thành viên khác trong đội ngũ an ninh quốc gia được cho là đã vạch sẵn các lý do để Tổng thống Trump thuyết phục ông Erdogan từ bỏ chiến dịch này.
Ông Trump ban đầu chấp nhận lời khuyên này nhưng khi cuộc điện đàm diễn ra, kịch bản đã đi ngược lại với các dự đoán ban đầu. Nhà lãnh đạo Mỹ bất ngờ đứng về phía người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ông Erdogan nhấn mạnh rằng lý do duy nhất Mỹ hiện diện ở Syria là chống lại IS, nhưng tổ chức khủng bố này đã bị đánh bại tới 99%. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau đó khẳng định Ankara hoàn toàn có thể đối phó với 1% còn lại mà không cần sự trợ giúp của Mỹ.
Ông Trump khi đó đang trong cuộc điện đàm quay sang hỏi cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người lắng nghe câu chuyện ngay từ đầu rằng vì sao Mỹ vẫn hiện diện ở Syria nếu những gì ông Erdogan nói là đúng. Ông Bolton lúc này buộc phải thừa nhận IS chỉ còn chiếm giữ 1% lãnh thổ Syria, nhưng khẳng định cuộc chiến chống IS là một quá trình lâu dài thay vì chỉ tước đi toàn bộ lãnh thổ của nhóm khủng bố.
Nhưng Tổng thống Trump đã bỏ qua lời khuyên này trước khi đưa ra cam kết rút quân khiến cả ông Bolton và ông Erdogan đều sốc.
Quá bất ngờ, ông Erdogan cảnh báo người đồng cấp Mỹ không nên rút quân vội vàng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn giữ nguyên ý định rút quân, nhắc lại điều này trước khi kết thúc cuộc điện đàm nhưng không đưa ra thông tin cụ thể.
Trong liên tiếp 4 ngày sau đó, các quan chức Mỹ cùng các trợ lý hàng đầu đã tìm mọi cách để thuyết phục Tổng thống Mỹ đảo ngược hoặc trì hoãn quyết định để lực lượng người Kurd có thời gian chuẩn bị nhưng không thành.
Hệ quả là sau đó nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra quyết định chấn động khiến các nhà lãnh đạo nước ngoài, đặc biệt là các đồng minh của Washington phải choáng váng. Đây cũng được cho là một trong những lý do khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đệ đơn từ chức.
(Nguồn: AAP)
Theo VTC News
Từ bỏ cuộc chơi ở Syria, Trump dâng cả Trung Đông cho Putin Quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump được cho là tước đi đòn bẩy chủ chốt của Mỹ ở Trung Đông, dọn đường cho Nga mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump, Nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại cũng như các cựu quan chức và các nhà...