“Cánh tay đắc lực” xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 22/11/20214 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).
Báo cáo của tỉnh Hưng Yên cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, với sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, là những nền tảng quan trọng để Hưng Yên từng bước hoàn thiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới…
Nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội giờ không chỉ đặt trên vai Chính phủ mà đã có sự chủ động gánh vác của tỉnh, các cấp huyện, đặc biệt là các tổ chức hội, đoàn thể cấp xã. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, nguồn vốn ủy thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tăng gần 42 tỷ đồng (tăng 150%), nâng tổng nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương, vốn của các tổ chức hội, đoàn thể đến ngày 30/6/2019 đạt 69 tỷ đồng. Chính quyền các cấp, các ngành đã quan tâm hỗ trợ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Ông Dương Quyết Thắng trao thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. ViệtHải
Sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 40 sự tham gia của cả hệ thống chính trị – xã hội đối với công tác tín dụng chính sách đã thúc đẩy quy mô các chương trình tín dụng chính sách với chất lượng và hiệu quả hoạt động được đảm bảo. Tổng doanh số cho vay đạt 4.043 tỷ đồng, với 185.066 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, đã góp phần khôi phục được một số làng nghề truyền thống, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, mô hình thoát nghèo bền vững được nhân rộng.
Video đang HOT
Tín dụng chính sách cũng giúp cho hơn 41.00 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết hơn 10.000 lao động có việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và 220 lao động được vay vốn đi lao động nước ngoài để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; 834 hộ nghèo và 197 hộ có thu nhập thấp được xây dựng nhà ở kiên cố; gần 36.000 HSSV con em gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; xây dựng được gần 160.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường… từ đó đã góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng dân cư và giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 2,55%.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng đánh giá Hưng Yên là tỉnh có chất lượng tín dụng tốt nhất trên toàn quốc. Ông Thắng cũng ghi nhận những ý kiến đóng của các đại biểu và lãnh đạo tỉnh về việc nâng cao công tác phối hợp với các đơn vị trong tỉnh để gia tăng hiệu quả tín dụng chính sách trong sống. “Ngân hàng CSXH sẽ xem xét cân đối nguồn vốn hàng năm cho tỉnh phù hợp để đảm bảo không có người nghèo, đối tượng chính sách đủ điều kiện vay vốn không tiếp cận được”- ông Dương Quyết Thắng khẳng định.
Theo Danviet
Lâm Đồng huy động hơn 1.000 tỷ đồng cho tín dụng chính sách xã hội
Sáng 20/8, tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị Sơ kết 5 năm Chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch của ngân hàng. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Qua 5 năm triển khai, tổng nguồn lực huy động để thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn hiện đã đạt hơn 1.000 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn tín dụng chính sách hiện nay hơn 3.000 tỷ đồng.
Cụ thể, đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có tổng dư nợ hơn 3.223 tỷ đồng cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2014.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40 đã có trên 220.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với doanh số cho vay trên 5.000 tỷ đồng.
Theo ông Huỳnh Thanh Lân, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng, từ nguồn vốn ưu đãi trong 5 năm qua đã giúp cho gần 11.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm và tăng thêm việc làm cho 10.500 lao động; tạo điều kiện cho trên 31.200 lượt học sinh sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập; giúp cho 342 lao động đi làm việc ở nước ngoài; giúp xây dựng trên 119.000 công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn tại vùng nông thôn góp phần cải tạo môi trường sống...
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, hội nghị cũng đã đánh giá về những tồn tại hạn chế như: Nguồn lực hàng năm ngoài ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế; Hiệu quả việc phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách chưa cao. Một số địa phương trong tỉnh vẫn chưa quan tâm đúng mức đến quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách.
Để khắc phục những hạn chế này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát lại các chính sách giảm nghèo, nghiên cứu đề xuất một số chính sách mới đối với hộ nghèo, vùng nghèo như: Chọn thêm 29 xã và giao các huyện, thành phố chọn thêm 92 thôn nghèo, khó khăn ngoài các xã trên để hỗ trợ giảm nghèo thông qua chính sách tín dụng có hỗ trợ lãi suất kết hợp với hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi.
Chỉ đạo phân công, các sở, ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 30A (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), Nghị quyết 80 của Chính phủ (định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn từ năm 2011-2020) ở một số địa phương, qua đó đã phát hiện những bất cập về chính sách, về tổ chức thực hiện và đề xuất ban hành, sửa đổi bổ sung một số chính sách phù hợp hơn với thực tế như: Chính sách miễn giảm học phí; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và người kinh nghèo sống tại xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức và cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng tín dụng chính sách xã hội; ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội.
Hàng năm bố trí tăng kinh phí từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn; điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo làm cơ sở cho việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách; Gắn tín dụng chính sách xã hội với phát triển nông nghiệp nông thôn...
Tại hội nghị, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã tặng giấy khen cho 7 tập thể, 9 cá nhân; UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 16 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội./.
Theo Đặng Tuấn/TTXVN
Hết thời gà lai Đông Tảo: Giá đã rẻ lại ế, càng nuôi càng lỗ nặng Sau một thời kỳ khắp nơi, từ vùng núi đến đồng bằng, từ chuồng trại thực đến trang mạng ảo đều thấy hình bóng của con gà lai Đông Tảo thì nay đã lộ rõ sự thoái trào ... Người còn trẻ hãy đi tìm việc khác "Chúng tôi tuổi đã 55-60, muốn đi ra ngoài lao động cũng khó nên còn phải...