Cảnh tàu hỏa chạy giữa biển ở Châu Âu
Mỗi ngày có hơn 100 chuyến tàu hỏa chạy giữa biển trên tuyến đường sắt Hindenburg.
Chuyến tàu hỏa chạy giữa biển Hindenburg nối liền đảo Sylt với Schleswig-Holstein, bang xa nhất về phía bắc của Đức.
Trước khi tuyến đường sắt ra đời, việc di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển. Sóng càng dữ, việc di chuyển càng khó khăn.
Hồi ấy hành khách mất tối thiểu 6 giờ để di chuyển từ đất liền tới đảo Sylt bằng tàu biển.
Vào mùa đông, băng trên Biển Wadden cản trở tàu và thuyền, khiến rất ít du khách có thể tới đảo Sylt.
Video đang HOT
Do khu nghỉ dưỡng Westerland trên bờ biển của đảo Sylt ngày càng trở nên nổi tiếng, vào đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, giới cầm quyền Đức lên kế hoạch làm đường sắt tới đảo.
Ban đầu họ muốn làm tuyếnđường sắt chạy qua biển từ thành phố Hoyerschleuse tới đảo, nhưng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Đức buộc phải nhường Hoyerschleuse cho Đan Mạch.
Do biên giới thay đổi, tuyến đường sắt trên bản vẽ tách thành hai phần – gồm một phần trên lãnh thổ Đức, còn phần kia thuộc Đan Mạch. Vì thế các kiến trúc sư, kỹ sư phải sửa bản thiết kế để tuyến đường nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Đức.
Quá trình làm đường sắt trên biển bắt đầu từ năm 1923. Trong 4 năm sau đó, công nhân và các phương tiện cơ giới đã đưa hơn 3 triệu m3 cát và đất sét, 120 tấn đá từ đất liền ra biển để tạo nên đập. Chiều dài của đập là 11 km.
Chính phủ Đức gọi tuyến đường theo tên của Tổng thống Đức hồi đó, ông Paul von Hindenburg. Ông chủ trì lễ khánh thành đường ray vào ngày 1/6/1927.
Trong 45 năm đầu tiên từ khi bắt đầu hoạt động, đập Hindenburg chỉ có một làn đường ray. Vào năm 1972, người ta mở rộng nó và đặt đường ray thứ hai. Ngày nay, hơn 100 chuyến tàu hỏa di chuyển trên đập mỗi ngày. Một nửa số chuyến tàu vận chuyển xe ô tô của hành khách.
Theo_Kiến Thức
Máy múc rơi xuống đường ray, tàu hỏa Bắc - Nam ngừng chạy hơn 6 tiếng
Đêm 7/5, một chiếc máy múc được chở trên một chiếc xe lớn bất ngờ bị lật và rơi xuống đường ray, khiến cung đường huyết mạch của tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt hơn 6 giờ đồng hồ. Pháo phòng vệ khẩn cấp được đặt nhằm tránh tai nạn đường sắt.
Hiện trường chiếc máy múc rơi xuống đường sắt (Ảnh: Ph. B).
Vụ tai nạn hy hữu xảy ra khoảng 21h30' tối qua (7/5) tại kilomet 254 310 đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua địa bàn xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Theo đó, chiếc ô tô tải BKS 37S - 9164 lưu thông trên đường liên xã Quỳnh Tân chở theo một chiếc máy múc đã làm rơi chiếc máy múc này xuống đường sắt Bắc - Nam. Ngay sau đó, đoàn tàu TN2 nhận được tin báo của một công nhân tuần tra đường nên đã dừng lại cách địa điểm rơi máy múc khoảng 1km.
Sau hơn 6 giờ nỗ lực giải cứu, đến khoảng 4h sáng 8/5, đường sắt Bắc - Nam thông tuyến trở lại (Ảnh: Ph. Hòa- X.B).
Ngay trong đêm, lực lượng chức năng đã phải huy động rất nhiều công nhân, người dân địa phương nỗ lực đưa chiếc máy múc khỏi đường ray. Phải mất hơn 6 giờ đồng hồ, đến gần 4h sáng 8/5, chiếc máy múc mới được đưa lên và đường sắt Bắc - Nam thông tuyến trở lại.
Thông tin từ ông Bùi Đăng Sáu - Trưởng ga Hoàng Mai (thuộc Xí nghiệp đường sắt Nghệ Tĩnh) - cung đường sắt tê liệt suốt 6 giờ khiến gần 10 tàu khách và tàu hàng bị chậm lịch trình.
Sau khi nhận được thông tin chiếc máy xúc chắn ngang đường sắt, nhân viên tuần đường đã đặt pháo phòng vệ khẩn cấp nhằm thông tin cho lái tàu. Từ tín hiệu trên, lái tàu đã cho tàu dừng. Vị trí tàu dừng cách khu vực máy xúc "án ngữ" khoảng 800m.
Chiếc tay máy xúc cắm trên đường sắt khiến an toàn của đoàn tàu bị đe dọa (ảnh X.B).
Ngành đường sắt và Công an huyện Quỳnh Lưu đã huy động lực lượng giải phóng đường cho tàu chạy. Do vị trí máy xúc bị nạn nằm ở khúc cua hiểm trở, cần cầu đường bộ từ đỉnh đèo không thể kéo được lên nên ngành đường sắt phải huy động cần cẩu đường sắt gần 100 tấn từ TP Vinh ra "giải cứu".
Đến 4h sáng 8/5, các chuyến tàu mới có thể tiếp tục hành trình. Nguyên nhân vụ việc đang được CSGT công an huyện Quỳnh Lưu và ngành đường sắt phối hợp xử lý.
Nguyễn Duy - Hoàng Lam
Theo dantri
Trung Quốc mở đường sắt cao tốc tới biên giới Triều Tiên Trung Quốc sẽ khánh thành một tuyến đường sắt cao tốc tới biên giới Triều Tiên vào hôm nay 1/9, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trong nỗ lực mới nhất nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế bât chấp các căng thẳng giữa hai nước. Một tuyến tàu cao tốc tại Bắc Kinh (Ảnh: Bloomberg) Tuyến đường sắt, được thi công kể...