Cảnh tan hoang sau vụ vỡ hai hồ đập ở Thanh Hóa
Sáng nay 2/10, sau nhiều ngày bị ngập nước, người dân đã được trở về nhà, tuy nhiên mọi đồ đạc sinh hoạt, lương thực của họ đều đã bị lũ cuốn trôi và hư hỏng, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao.
Trong đêm ngày 30/9 và 1/10, tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã có mưa to, gây vỡ 2 hồ đập lớn nhất tại địa phương này khiến phần lớn khu dân cư xung quanh bị ngập sâu trong nước, quốc lộ 1A bị ách tắc nghiêm trọng, rất may không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, tài sản của người dân đã bị nước cuốn trôi, nhấn chìm gây hư hỏng hoàn toàn, lương thực thực phẩm bị ngập sâu trong nước nhiều ngày.
Theo thống kê ban đầu, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất là xã Tân Trường. Cụ thể, 291 hộ bị ngập sâu; 121 ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị nhấn chìm trong nước; thiệt hại hoa màu là 37 ha; nuôi trồng thủy sản: 38 ha; đường giao thông bị hư hỏng: 5800 m2. “Ước tính, thiệt hại ban đầu là khoảng gần 60 tỷ đồng”, ông Nguyễn Trọng Năm, Chủ tịch UBND xã Tân Trường cho biết.
Anh Lê Văn Hà (SN 1974, trú thôn 5, xã Tân Trường) chỉ nơi mét nước dâng và cho biết: “Khoảng 2h sáng ngày 1/10, vợ chồng tôi và 2 con nhỏ đang ngủ thì bất ngờ bị nước tràn bờ, rất may là vợ chồng tôi đã kịp đưa các cháu lên trần nhà, sau đó được cán bộ địa phương đưa xuống đến cứu”.
Anh Hà có 4 đứa con, hiện còn học tiểu học, tuy nhiên sau khi nước rút, toàn bộ số đồ dùng học tập của các cháu đã bị ướt. “Giờ không biết lấy gì cho các cháu đi học, ti vi, nồi cơm điện đều hỏng hết”, anh Hà than thở.
Nhưng bộ quần áo, chăn chiếu tìm thấy sau bị nước cuốn trôi.
Theo thống kê sơ bộ, tại địa phương có trên 1000 gia súc gia cầm bị nước cuốn trôi, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Video đang HOT
Ngổn ngang sau khi nước rút.
Sách vở của toàn bộ các hộ gia đình đều bị hư hỏng, họ đang rất cần sự giúp đỡ từ phía các địa phương.
Gia đình cô Lê Thị Liên (50 tuổi, trú thôn 5, xã Tân Trường) đặc biệt khó khăn khi chồng mới mất, hiện gia đình cô Liên đang đứng trước bộn bề khó khăn, đặc biệt là đồ ăn thức uống, chăn màn đều bị nước cuốn trôi, 4 người con của cô Liên hiện không còn sách vở để học.
Nước nhấn chìm toàn bộ các đồ dùng gia đình như tivi, tủ lạnh.
Đến lương thực, tất cả đều đã hư hỏng. “Gia đình chẳng còn gì ngoài mớ gạo ướt này, tôi phơi chúng ra mong cứu đói ngày nào hay ngày ấy”, bà Lan buồn bã nói.
Hiện rất nhiều hộ dân vẫn đang bị nước cô lập, đi lại rất khó khăn.
Chằng chống lại nhà cửa, cây cối.
Theo người dân kể lại, chỉ trong vòng 1h, nước lũ đã dâng cao đến nóc nhà, rất may là cán bộ địa phương đã tích cực cứu nên không gây thiệt hại về người. “Nước dân lên đến tận nóc nhà, tôi bị nước ngập lên đến đầu, tưởng chết chứ nhưng may mà có mấy cái xuồng của cán bộ đến cứu sống kịp thời”, bà Tâm kể.
Ông Thành (88 tuổi, một người dân) cho biết: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh ngập lụt khủng khiếp đến vậy, rất may tôi đã được cứu sống kịp thời”.
Hàng trăm chiến sĩ bộ đội đã được huy động giúp dân khắc phục khó khăn.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao nếu không có biện pháp đề phòng.
Theo Tri thức
Lũ chia cắt, cô lập nhiều vùng ở Quảng Nam
Nước lũ lên cao khiến hàng ngàn hộ dân tại năm xã thuộc H.Phước Sơn (Quảng Nam) đang bị cô lập. Hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My cũng đang bị lũ chia cắt.
Nước lũ chia cắt các xã tại huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) - Ảnh: Hoàng Sơn
Trong suốt thời gian kéo dài từ đêm 1 đến rạng sáng 2.10, H.Phước Sơn có mưa lớn trên diện rộng. Lượng mưa phổ biến ở mức khoảng 250 mm làm nhiều xã bị ngập cục bộ.
Theo ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn, do nước lũ lên cao, năm xã vùng cao bao gồm: Phước Kim, Phước Thành, Phước Chánh, Phước Lộc, Phước Công với khoảng 4.000 hộ dân đã bị cô lập hoàn toàn.
Ngoài ra, mưa lớn còn gây sạt lở đất, ách tắc giao thông tại các xã Phước Hiệp, Phước Hòa. Riêng thôn 1 và thôn 10 (xã Phước Hiệp) bị thiệt hại nặng nhất do nước lụt dâng cao làm ngập nhiều nhà cửa của người dân.
Theo nhận định của UBND H.Phước Sơn, mặc dù mưa không kéo dài nhưng do thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng nên nước lũ lên nhanh bất thường, gây ngập nhiều nơi.
Thủy điện Đăk Mi 4 bắt đầu xả lũ vào sáng 2.10 với lưu lượng 2.000 m3/giây - Ảnh: Hoàng Sơn
Chính quyền địa phương đã yêu cầu thủy điện Đăk Mi 4 xã lũ qua năm cửa tràn với lưu lượng 2.000 m3/giây nhằm tránh ngập lũ.
Do ngập lụt nên trong ngày 2.10, các trường học trên địa bàn đều cho học sinh nghỉ học.
Hiện UBND H.Phước Sơn đang khẩn trương điều động lực lượng ứng cứu người dân các vùng bị cô lập; tổ chức sơ tán người dân ra vùng có nguy cơ ngập nặng hoặc sạt lở.
Trong khi đó, nhiều tuyến đường huyết mạch từ trung tâm H.Bắc Trà My về các xã Trà Giáp, Trà Ka, ven lòng hồ Sông Tranh 2... xảy ra tình trạng sạt lở đất. Lũ đã dâng nhanh, gây ngập cục bộ ở hàng loạt xã, thị trấn trên địa bàn H.Bắc Trà My, nhiều tuyến giao thông tê liệt. Tại ngầm Sông Trường trên tuyến đường ĐT616, lũ đã băng qua ngầm và dâng cao gần hai mét, chia cắt hai huyện Nam - Bắc Trà My.
Ở H.Nam Trà My, mưa lớn từ tối qua đến sáng nay 2.10 đã gây sạt lở lớn tại tuyến đường tây Tắc Pỏ đang thi công, khiến đất đá tràn vào nhà của năm hộ dân. Những hộ này đã được UBND xã Trà Mai tổ chức di dời nhưng vẫn chưa chịu đi, đến sáng nay mới đồng ý cho di dời.
Nước đổ về lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 tăng đột biến, với lưu lượng bình quân 2.200 m3/s đo được từ sáng qua 1.10, khiến Công ty thủy điện Sông Tranh 2 cho phát điện tối đa hai tổ máy.
Xe múc tại công trường kè suối chợ thị trấn Trà My (H.Bắc Trà My) cũng bị lũ cuốn trôi - Ảnh: Văn Bình
Đến 15 giờ chiều nay 2.10, sau nhiều giờ huy động lực lượng dân quân và người dân địa phương tìm kiếm, thi thể anh Nguyễn Văn Chính (21 tuổi, trú tổ 1, thôn Định Yên, xã Trà Đông, H.Bắc Trà My) đã được tìm thấy. Trước đó, khoảng 5 giờ sáng nay 2.10, anh Chính băng qua khu vực giao thủy giữa Sông Trạm với một suối nhỏ để lùa trâu vì sợ lũ cuốn trôi trâu và bị lũ cuốn. Cũng trong trưa nay 2.10, cô giáo Nguyễn Thị Phi Phụng (24 tuổi, trú H.Thăng Bình, đang dạy tại điểm trường tiểu học ở thôn 2B, xã Trà Giác) bị rắn độc cắn từ tối 1.10 mới được đưa đến Trung tâm Y tế H.Bắc Trà My cấp cứu. Sức khỏe cô Phụng hiện đã tạm qua cơn nguy kịch. Để cứu tính mạng cô giáo, nhiều phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và thanh niên địa phương phải cắt rừng, làm cáng khiêng, thậm chí đóng bè qua sông... mới đưa được cô Phụng đến bệnh viện. ( H.X.Huỳnh - Văn Bình)
Theo TNO
Người miền Trung gồng mình sau siêu bão Một ngày sau khi siêu bão đổ bộ, vùng tâm bão từ huyện Gio Linh (Quảng Trị) đến các địa phương của tỉnh Quảng Bình, hàng ngàn người dân tham gia dọn dẹp, lợp lại mái nhà... Bão số 10 với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 12 khiến vùng tâm bão Quảng Bình tan hoang. Thống kê ban đầu tỉnh này...