Cảnh tấn công bằng vòi rồng của tàu Trung Quốc
Dùng vòi rồng áp lực nước phun xa 150 m, tàu Trung Quốc thường hung hãn tấn công vào cabin, ống khói, hệ thống thông tin liên lạc của tàu Việt Nam.
Một tàu đầu kéo của Trung Quốc mở vòi rồng chĩa ra hai bên khi tiến sát các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mỗi khi tàu chấp pháp Việt Nam tiến sát vào khu vực giàn khoan khoảng 4-5 hải lý đều bị các tàu phía Trung Quốc áp sát, tấn công bằng vòi rồng.
Tàu kiểm ngư 767 bị tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát mạn, phun vòi rồng. Có thời điểm, tàu kiểm ngư này bị 3 tàu Trung Quốc bao vây, uy hiếp.
Mỗi khi tiến sát tàu Trung Quốc, phía tàu chấp pháp Việt Nam nhận lệnh đóng kín các cửa để giảm bớt lượng nước từ vòi rồng phun vào. Vòi rồng của Trung Quốc có áp lực mạnh, có thể phun xa trên 150 m, gây hư hại cho tàu Việt Nam.
Trung Quốc bố trí 4 lớp tàu hộ vệ, uy hiếp các tàu Việt Nam theo thế gọng kìm, ngăn cản từ bán kính 10 hải lý quanh giàn khoan. Các tàu Việt Nam kiên quyết tiến sâu, phía Trung Quốc phun vòi rồng tấn công.
Các vòi rồng thường “quét” dọc tàu kiểm ngư, hoặc phun xối xả vào cabin, ống khói, hệ thống thông tin liên lạc…
Video đang HOT
Sáng 12/5, tàu kiểm ngư Việt Nam số hiệu 763 bất ngờ bị tàu Trung Quốc tấn công. Trước khi phun nước, phía Trung Quốc ngang ngược phát loa đe dọa với nội dung yêu cầu tàu Việt Nam rút khỏi khu vực biển Trung Quốc đang khai thác, nếu không sẽ bị bắt giữ.
Có thời điểm, hai tàu Trung Quốc cùng áp sát, mở vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam.
Cũng trong sáng 12/5, tàu kiểm ngư HP 926 bị hai tàu Trung Quốc phun nước áp lực cao khiến con tàu chao đảo, nhiều trang thiết bị trên tàu bị hư hỏng.
Nhiều tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam bị Trung Quốc đâm thẳng vào mạn.
Chiều 16/5, tàu cảnh sát biển Việt Nam 4032 đã về bờ sửa chữa những hư hỏng ở lan can và một số bộ phận khác. Dự kiến, chiếc tàu này sẽ trở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ trong một vài ngày tới.
Theo VNE
Tình hình biển Đông: Thuyền trưởng trẻ và lá chắn thép giữa Hoàng Sa
Mới 35 tuổi, nhưng khuôn mặt Đại úy Hưng rắn rỏi, đen sạm sau nhiều năm gắn mình với sóng gió Hoàng Sa. Anh cười tươi: "Không đen, không là Cảnh sát biển".
Thuyền trưởng trẻ và lá chắn thép giữa Hoàng Sa
Con tàu 8003 - lá chắn thép của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam suốt những ngày qua hiên ngang đạp sóng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, ngăn cản việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 giữa sự ồ ạt quần thảo, tấn công của một rừng tàu các loại của Trung Quốc. Chỉ huy con tàu là thuyền trưởng, Đại úy Nguyễn Văn Hưng, vừa tròn 35 tuổi
Kiên cường và bản lĩnh
Sáng sớm, tàu CSB 8003 và các biên đội tàu nhận lệnh tiếp cận vị trí giàn khoan làm nhiệm vụ tuyên truyền. "Toàn tàu 8003 cơ động tiếp cận giàn khoan. Phải 10 độ, hai máy tiến 2. Các vị trí tăng cường quan sát báo cáo....", tiếng Đại úy Hưng chỉ huy vang khắp tàu.
Mọi bộ phận vào đúng vị trí thực hiện lệnh của vị thuyền trưởng trẻ tuổi, điều khiển con tàu thẳng tiến vào vị trí giàn khoan 981. Cùng lúc, các tàu khác của biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam cũng đồng loạt tiến theo đội hình.
Mới 35 tuổi, nhưng khuôn mặt Đại úy Hưng rắn rỏi, đen sạm sau nhiều năm gắn mình với sóng gió Hoàng Sa. Anh cười tươi: "Không đen, không là Cảnh sát biển". Khuôn mặt hiền lành, với nụ cười tươi, nhưng khi bước vào nhiệm vụ Đại úy Hưng luôn nghiêm nghị, thể hiện bản lĩnh quyết đoán của người thuyền trưởng.
Hai năm trước, đại úy Hưng được giao làm Phó thuyền trưởng tàu CSB 8003. Hải trình ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ lần này, lần đầu tiên anh đảm trách cương vị thuyền trưởng.
"Vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn mà cấp trên giao phó. Thách thức nhiều, khó khăn gian khổ nhưng anh em trên tàu luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành mọi chỉ lệnh cấp trên giao", Đại úy Hưng tâm sự.
Đứng chân trong lực lượng chấp pháp đã 15 năm, tham gia hàng chục hải trình tuần tra bảo vệ biên giới biển đảo, cứu hộ cứu nạn, ngang dọc mọi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Đại úy Hưng thông thạo vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa như lòng bàn tay.
Trực tiếp chỉ huy biên đội tàu theo hình chữ V tiếp cận giàn khoan trái phép của Trung Quốc, Đại úy Hưng luôn chứng tỏ bản lĩnh kinh nghiệm của mình, chủ động điều khiển tàu và đội hình tàu tránh các hoạt động đâm va, khiêu khích của tàu Trung Quốc.
Bàn phương án tác chiến
"Phía Trung Quốc ngày càng có nhiều thay đổi phương án ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam thực thi nhiệm vụ. Bài học kinh nghiệm chúng ta là luôn kiên trì, kiên cường bám trụ mục tiêu, tránh mắc mưu khiêu khích của tàu Trung Quốc. Tất cả một mục tiêu tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động trái phép trên vùng biển chủ quyền Việt Nam".
Hơn 10 ngày trực tiếp tại khu vực giàn khoan 981 trái phép của Trung Quốc, sóng to gió lớn, Đại úy Hưng cùng các cán bộ chiến sĩ trên tàu CSB 8003 và các biên đội tàu luôn đầy quyết tâm, không mệt mỏi, nao núng trước mọi tình huống ngay cả khi tàu Trung Quốc liều lĩnh lao thẳng vào tàu Việt Nam.
Sự xuất hiện của các tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hộ vệ tên lửa và các máy bay Trung Quốc quần lượn trên bầu trời không làm người thuyền trưởng trẻ nao núng.
9h ngày 15/5, tàu CSB 8003 cơ động tiếp cận cách giàn khoan khoảng 7 hải lý, nhiều tàu lớn của Trung Quốc lao ra ngăn cản. Ba tàu lớn của Trung Quốc 411, 2112 và 31101 phong tỏa các mũi tiến của tàu CSB Việt Nam 8003, các tàu này liên tục lượn vòng, chặn mũi rồi ép chặn hai bên tàu 8003.
Tay cầm chắc bộ đàm, Đại úy Hưng bình tĩnh chỉ đạo các bộ phận cảnh giới, các ngành trên tàu tập trung cao độ đề phòng với việc tàu Trung Quốc phun vòi rồng về phía tàu Việt Nam.
Thuyền trưởng Hưng và các chỉ huy tàu trực tiếp ra giữa cabin theo dõi và phán đoán động thái, hoạt động của tàu Trung Quốc để kịp thời chỉ huy các bộ phận điều khiển tàu né tránh một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Tàu Trung Quốc cắt ngang cản trở tàu CSB 8003 của Việt Nam hoạt động chấp pháp trên biển chủ quyền
"Trung Quốc hành động phi nghĩa, vừa xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam, vừa thực hiện các hành động cản phá, gây hấn làm căng thẳng tình hình trên biển Đông. Khác với họ, chúng ta hoạt động chấp pháp trên tâm thế chính nghĩa, hòa bình để bảo vệ và chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền.
Chúng tôi tin tưởng đối sách của Việt Nam luôn đúng đắn, vừa thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình ở biển Đông vừa thể hiện sự kiềm chế, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước mọi tình huống" - Đại úy Hưng nói.
Không chỉ chỉ huy, điều khiển tàu, Đại úy Hưng luôn động viên, cổ vũ tinh thần anh em chiến sĩ trên tàu. Nhiều anh em trẻ, được anh truyền lửa nên thêm phấn chấn, tự tin, kiên cường, sát cánh bên nhau trong mọi tình huống.
Quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền
Trưa ngày 15/5, biển động mạnh, những đợt sóng cao xô dồn từ hai phía mạn tàu. Trên cabin, vị thuyền trưởng trẻ vẫn phóng tầm mắt theo dõi về phía xa, quan sát từng động tĩnh của tàu Trung Quốc.
Nhiều giờ kiên cường bám trụ tại vị trí giàn khoan 981, các biên đội tàu CSB Việt Nam 2015, 2016, 4032 và 4033 cơ động sát tàu Trung Quốc số hiệu 4311, 2112 để phát loa tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam. Gần 1 giờ sau, các tàu Trung Quốc mới không đeo bám, quay về để khép chặt vòng bảo vệ giàn khoan 981.
Đêm, Đại úy Hưng và các anh em không ngủ, thay nhau cẩn thận kiểm tra màn hình trên rađa để theo dõi tàu Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan 981 đặt trái phép.
Đại úy Nguyễn Huy Trung, Chính trị viên tàu CSB Việt Nam 8003, tin tưởng: Các tàu chấp pháp Việt Nam sau nhiều ngày đã có các bước tiếp cận sâu vào bên trong khu vực giàn khoan trái phép của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền, tuyên truyền Trung Quốc dừng các hoạt động đặt trái phép và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Hơn chục ngày nhưng tinh thần các cán bộ chiến sĩ không hề mệt mỏi. Đến nay chúng ta chưa có bất cứ hành động nào mắc mưu khiêu khích của tàu Trung Quốc. Toàn bộ chỉ huy tàu đều bình tĩnh, linh hoạt xử lý các tình huống, tránh thiệt hại.
Theo Trung tá Phan Duy Cường, Trợ lý tác chiến, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam: Phía Trung Quốc đang duy trì các lớp tàu bảo vệ dày đặc với sự xuất hiện thêm nhiều tàu quân sự, tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa luôn theo sát tàu chấp pháp Việt Nam.
Tuy nhiên các biên đội tàu CSB luôn duy trì đội hình, tiếp cận sâu khu vực giàn khoan để tuyên truyền. Trong những ngày tới các biên đội tàu sẽ tiếp tục cơ động vào sâu hơn nữa khu vực giàn khoan để làm nhiệm vụ.
Theo Xahoi
Trung Quốc điều 2 tàu đổ bộ trực thăng ra giàn khoan trái phép Cùng với 2 tàu hộ vệ tên lửa, chiều 14/5, Trung Quốc tiếp tục điều thêm 2 tàu đổ bộ trực thăng ra khu vực giàn khoan trái phép. Tàu Cảnh sát biển Việt Nam luôn bị ít nhất 3 tàu Trung Quốc kèm chặt Lúc 18h30 ngày 14/5, phóng viên đang tác nghiệp tại "điểm nóng" Hoàng Sa, nơi Trung Quốc ngang...