Cánh tả Pháp thành lập liên minh thách thức Tổng thống Macron
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 6 tới, đảng thiên tả “ Nước Pháp bất khuất” (LFI) hôm 2/5 ký thỏa thuận lịch sử hình thành liên minh với mục tiêu hạn chế quyền lực của Tổng thống Emmanuel Macron.
Chính trường Pháp tiếp tục diễn biến sôi động sau cuộc bầu cử Tổng thống. Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 6 tới, đảng thiên tả “Nước Pháp bất khuất” (LFI) hôm 2/5 ký thỏa thuận lịch sử hình thành liên minh với đảng Sinh thái (EELV), đồng thời đẩy nhanh thương lượng với các đảng cánh tả khác là đảng Xã hội (PS) và đảng Cộng sản (PCF). Mục tiêu của liên minh này là giành đa số ghế Quốc hội để hạn chế quyền lực của Tổng thống Emmanuel Macron.
Ông Melenchon đang có tham vọng trở thành Thủ tướng Pháp. (Ảnh: Le Monde)
Trong thông cáo chung đưa ra, đảng “Nước Pháp bất khuất” và đảng Sinh thái, hai chính đảng cánh tả giành được nhiều sự ủng hộ nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp mới đây, cho biết đã đạt thỏa thuận thành lập mặt trận chung có tên gọi “Liên minh nhân dân Sinh thái và Xã hội mới”.
Theo thỏa thuận, liên minh này sẽ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử chung trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 6 tới, với mục tiêu giành đa số ghế để trở thành lực lượng đối lập chính nhằm hạn chế quyền lực của Tổng thống Emmanuel Macron.
Nội dung tranh cử sẽ dựa trên các ưu tiên của mỗi đảng và nằm trong mối quan tâm lớn của cử tri Pháp hiện nay, trong đó nổi bật là nâng mức lương tối thiểu (SMIC) lên 1.400 euro/tháng, giảm độ tuổi về hưu xuống còn 60, kiềm chế sự leo thang giá của các mặt hàng thiết yếu, giảm tỷ lệ đói nghèo, thúc đẩy các mục tiêu khí hậu hay hướng tới nền Cộng hòa thứ VI.
Sự kiện hai chính đảng cánh tả được đánh giá là lớn nhất của Pháp hiện nay hình thành liên minh được xem là dấu mốc lịch sử sau thời gian dài chia rẽ và suy yếu kể từ sau nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Francois Hollande năm 2017.
Chủ tịch đảng “Nước Pháp bất khuất”, ông Jen-Luc Mélenchon, ứng cử viên về thứ 3 tại vòng 1 Tổng thống Pháp vừa qua và cũng là người khởi xướng liên minh, nhấn mạnh sẽ làm tất cả để các chính đảng cánh tả khác là đảng Xã hội và đảng Cộng sản gia nhập Liên minh trước khi diễn ra lễ ra mắt chính thức vào cuối tuần này.
Phát biểu trên truyền hình, Bí thư toàn quốc đảng Cộng sản Pháp ông Fabien Roussel hy vọng có thể sớm gia nhập Liên minh.
Video đang HOT
“Đây là một tin tốt và cũng là điều mà tôi đã kêu gọi ngay sau vòng 2 bầu cử Tổng thống. Chính tôi cũng hy vọng có thể sớm gia nhập thỏa thuận chung này để cùng nhau xây dựng một liên minh lớn của cánh tả và nhất là để lấy lại vị thế sau cuộc bầu cử tổng thống”, ông Fabien Roussel cho hay.
Các nhà phân tích địa bàn nhận định, nếu liên minh nhân dân quy tụ được các chính đảng cánh tả thì lực lượng này có khả năng giành ưu thế tại cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, qua đó gia tăng sức ép lên Tổng thống Emmanuel Macron trong việc bổ nhiệm một nhân vật cánh tả vào ghế Thủ tướng.
Nhìn lại toàn cảnh xung đột khí đốt giữa Nga và EU
Nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt sau khi họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Nhưng các nguồn thay thế khác khó có thể bù đắp cho lượng thiếu hụt từ Nga.
Nhà máy xử lý khí đốt của Gazprom ở Vùng Amur của Nga. Ảnh: Sputnik
Theo kênh RT (Nga) ngày 1/5, mới đây tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan thông qua đường ống Yamal-Europe do không tuân thủ quy định thanh toán bằng đồng rúp.
Đây là lần gián đoạn nguồn cung đầu tiên kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu "các quốc gia không thân thiện" thanh toán khí đốt tự nhiên bằng đồng tiền của Nga từ ngày 1/4 nếu không có nguy cơ bị cắt khỏi nguồn cung cấp thiết yếu.
Các nước EU sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung như thế nào?
Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch tăng đáng kể mua khí đốt của Nga thông qua các quốc gia sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp để bù đắp cho thiếu hụt nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria. Cơ chế được gọi là "dòng chảy ngược" có thể cho phép hai nước tăng cường nhập khẩu từ các nước láng giềng trong ngắn hạn.
Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể là một lựa chọn khác, nhưng có giới hạn về số lượng các nhà cung cấp LNG có thể sản xuất và vận chuyển. Hơn nữa, công suất hóa lỏng toàn cầu gần như đã được huy động tối đa. Một số quốc gia EU không có phương án thay thế vì chúng bị chặn và do đó không thể nhận hàng. Theo các chuyên gia, những lựa chọn đó sẽ không thể giúp các thành viên EU thay thế bất kỳ nguồn cung cấp nào còn thiếu từ Nga.
Quan điểm của Gazprom là gì?
Tập đoàn năng lượng của Nga đã thông báo việc ngừng cung cấp khí đốt sẽ kéo dài cho đến khi các khoản thanh toán được thực hiện bằng đồng rúp. Gazprom cảnh báo cả Ba Lan và Bulgaria, là các quốc gia trung chuyển, về bất kỳ hành vi "rút khí đốt trái phép" từ các nguồn cung cấp khí đốt chảy qua lãnh thổ của họ.
EU đã phản ứng như thế nào?
Ủy ban châu Âu đã cáo buộc công ty Nga vi phạm hợp đồng, mô tả quyết định ngừng cung cấp là "hành động tống tiền". Brussels cho biết họ đang điều phối phản ứng giữa các nước thành viên EU.
Việc cắt giảm có ý nghĩa gì đối với Ba Lan và Bulgaria?
Cả hai nước đều phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga. Nguồn cung cấp từ Gazprom chiếm khoảng 50% mức tiêu thụ của Ba Lan và khoảng 90% của Bulgaria. Theo Cơ quan Hải quan Nga, nguồn cung khí đốt cho Ba Lan đã tăng 9,4% trong năm 2021 lên 10,58 tỷ mét khối trong khi lượng hàng giao đến Bulgaria đã tăng gấp đôi lên 3,15 tỷ mét khối.
Các quan chức Ba Lan cho biết nước này có đủ dự trữ khí đốt và sẽ không thiếu khí đốt vì kho dự trữ của họ đã đạt 76%. Chính phủ Bulgaria cũng cho biết sẽ không có hạn chế tiêu thụ trong nước, chỉ ra rằng nguồn cung được đảm bảo trong ít nhất một tháng nữa. Cả hai nước cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhập khẩu LNG.
Việc nhập khẩu bị tạm dừng có thể được khôi phục không?
Gazprom cho biết nguồn cung sẽ tiếp tục sau khi các khoản thanh toán bằng đồng rúp được thực hiện. Cơ chế thanh toán mới cho phép người mua thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, nhưng họ phải mở tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank của Nga để các khoản thanh toán có thể được chuyển đổi thành đồng rúp và đến tay các nhà cung cấp khí đốt của Nga.
Những quốc gia châu Âu nào phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga?
Các nước là động lực của nền kinh tế EU - Đức, Italy và Pháp - là những nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của châu Âu. Theo dữ liệu mới nhất của công ty chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dung Statista của Đức, Berlin nhập khẩu khoảng một nửa lượng khí đốt của họ từ Nga, trong khi Pháp nhận được 1/5 nguồn cung. Italy cũng là một trong những nước tiêu thụ lớn, phụ thuộc vào Nga với 46% lượng khí đốt nhập khẩu.
Một số quốc gia châu Âu nhỏ hơn, chẳng hạn như Bắc Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Moldova phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga. Phần Lan và Latvia nhận được 90% nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và 89% của Serbia.
Những nước nào sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp?
Mặc dù họ phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, một số khách hàng EU đã từ chối các điều khoản thanh toán của Điện Kremlin. Tuy nhiên, những nước khác, như Áo và Hungary, nói rằng họ đã chấp nhận cơ chế mới và sẵn sàng tuân theo.
Nghĩa vụ thanh toán tiếp theo của Hungary đối với khí đốt của Nga sẽ đến hạn vào giữa tháng 5 này và Budapest sẽ chuyển khoản thanh toán bằng đồng Euro cho ngân hàng Gazprombank, nơi số tiền này sẽ được chuyển đổi thành rúp. Trong khi đó, Bloomberg đưa tin 10 công ty châu Âu đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Gazprombank.
Châu Âu có thể thay thế khí đốt của Nga?
Các nhà kinh tế cho biết đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, lưu ý rằng làm như vậy sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn. Liên minh châu Âu dựa vào khí đốt tự nhiên của Nga để sưởi ấm nhà cửa, nấu ăn và tạo ra điện ở hầu hết 27 quốc gia thành viên của khối.
Một số quan chức EU và các chuyên gia cảnh báo rằng việc giảm nhập khẩu từ nguồn khí đốt dồi dào và rẻ của Nga có thể gây ra suy thoái và lạm phát trong nền kinh tế châu Âu.
Biểu tình khắp châu Âu trong ngày Quốc tế Lao động Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều nước châu Âu trong ngày Quốc tế Lao động 1.5, trong đó một số nơi xảy ra tình trạng bạo lực. Hàng chục ngàn người biểu tình khắp các thành phố ở Pháp, đặc biệt là tại thủ đô Paris, trong ngày Quốc tế Lao động 1.5. Các cuộc biểu tình diễn ra sau...