Cảnh sống với… người chết ở Sài Gòn
Ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi đều diễn ra bên những nấm mồ u ám, lạnh giá. Đó là cuộc sống thường ngày của cư dân các xóm nghĩa địa giữa Sài Gòn.
Trời Sài Gòn bước vào mùa mưa khiến những nghĩa địa vốn đã u ám lại thêm nhếch nhác, ô nhiễm. Gà, chó, mèo được nuôi bên các nấm mồ, rác sinh hoạt vứt bừa bãi càng làm cho xóm nghĩa địa thêm nặng mùi. Bao nhiêu năm nay, cuộc sống của những cư dân các xóm nghĩa địa vẫn vậy, họ ăn uống, nghỉ ngơi, trẻ em thì vui chơi, nằm ngủ bên những nấm mồ.
Cảnh trẻ em vô tư vui chơi bên các nấm mồ ở xóm nghĩa địa Q.8.
Cảnh trẻ em vô tư vui chơi bên các nấm mồ ở xóm nghĩa địa Q.8.
Cảnh trẻ em vô tư vui chơi bên các nấm mồ ở xóm nghĩa địa Q.8.
Sài Gòn có nhiều xóm nghĩa địa như thế, nhưng nhiều nhất là ở Q.8, Gò Vấp. Tại đây, nhà lẫn vào các nấm mồ bị hư hỏng, hoang phế, ánh nắng mặt trời không lọt vào được, cây cối trở nên còi cọc.
Tại xóm Gò Mả (KP4, P.15, Q.8), rất khó phân biệt được đâu là nhà, đâu là mộ, nhiều ngôi mộ nằm bên hông, thậm chí trước cửa nhà. Những ngôi nhà kiên cố của người có hộ khẩu, các chòi tạm bợ của người vô gia cư xen lẫn với “ngôi nhà” nhỏ của người âm. Ngay cả quán ăn, cà phê cũng được bày bán trong nghĩa địa.
Các ngôi nhà người sống xen lẫn “nhà” của người chết.
Xóm Gò Mả tập trung dân cư tứ xứ. Gần chục căn nhà tạm bợ được che chắn bởi các tấm tôn cũ. Người ở đây lâu nhất đã gần 40 năm. “Trước đây, khi chưa góp tiền làm nền xi măng, xóm lầy lội và nhếch nhác gấp nhiều lần bây giờ. Nghe nói sắp tới nhà nước cho bốc những ngôi mộ này, nhưng cũng không biết họ có bốc luôn nhà không số của chúng tôi hay không?”, một người dân xóm Gò Mả cho biết.
Nhiều đứa trẻ xóm Gò Mả được sinh ra và lớn lên ở đây, quen với cảnh “sống chung với người cõi âm”. Không được học hành, hàng ngày phải làm đủ nghề từ nhặt ve chai, bán vé số, làm thuê để phụ giúp gia đình.
Video đang HOT
Họ ăn uống, ngủ nghỉ bình thường trong thế giới… cỏi âm.
Chị Cao Thu Hà, cư dân xóm nghĩa địa, cho biết gia đình chị chuyển từ Q.4 qua đây năm 1995, cuộc sống khó khăn, không có nhà nên dùng tôn dựng tạm căn chòi nhỏ. Nhà của chị nằm sâu trong xóm, không chỉ sát các ngôi mộ mà còn nằm bên bãi rác nên rất ô nhiễm. Chồng và con trai chị làm đủ nghề để mưu sinh, điều kiện sống không được đảm bảo nên năm nay tuy đã 20 tuổi nhưng con trai chị còi cọc như đứa trẻ 11 tuổi.
Họ ăn uống, ngủ nghỉ bình thường trong thế giới… cỏi âm.
Cách xóm Gò Mả không xa là xóm nghĩa địa có vài chục ngôi mộ cũng thuộc P.15, Q.8. Nhiều ngôi mộ được xây kiên cố, nhưng cũng không ít ụ đất không một cây cỏ mọc được bởi thiếu ánh sáng. Chúng tôi tới xóm sau cơn mưa buổi sáng, nằm bên con rạch nhỏ nước đen sì, cỏ dại mọc um tùm, cây cối che các ngôi mộ càng thêm lạnh, cảm giác rợn người.
Nhiều ngôi mộ chỉ là ụ đất.
Mộ nằm bên hông, thậm chí trước cửa nhà.
Một quán ăn được mở trong xóm nghĩa địa.
Xóm này không có những căn nhà tạm bợ của dân ngụ cư, nhưng cũng nhếch nhác do các gia đình phơi áo quần, bỏ cơm thừa, nuôi gà xung quanh. Người dân ở đây cho biết họ đã quá quen với những ngôi mộ, nhiều đêm trong nhà nóng bức họ còn ra… mộ để ngủ. Còn tại các xóm nghĩa địa ở Q.Gò Vấp, nhiều gia đình rửa thức ăn, chén bát ngay bên các ngôi mộ.
Theo NTD
Một ngày ở 'thành phố người âm' lớn nhất Sài Gòn
Trẻ em vui chơi, "câu cá cõi âm", người vô gia cư ngủ trên mộ, bò ngựa được thả rong... là những hình ảnh thường thấy hàng ngày ở Bình Hưng Hòa - nghĩa địa lớn nhất TP.HCM.
Nghĩa địa Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) với gần 100.000 ngôi mộ được chính quyền quyết định đóng cửa hơn 2 năm nay. Đang trong quá trình di dời, cuộc sống trong "thành phố người âm" lạnh lẽo của người sống vẫn diễn ra bình yên như chưa có sự thay đổi lớn nào.
Trẻ em đá bóng ở những khoảng trống của nghĩa địa. Các em nhỏ hơn thì vui chơi, vô tư chạy nhảy như không có sự hiện diện các ngôi mộ.
"Ao cá" nằm bên nghĩa địa, bao quanh là hàng trăm ngôi mộ. Cái ao này được chủ đất đào sâu, nước mưa đọng lại, thả cá và cho ra đời dịch vụ giải trí "câu cá cõi âm". Dịch vụ thu hút nhiều người đến câu từ 14 - 21h hàng ngày, giá mỗi giờ là 25.000 đồng.
Những người vô gia cư dùng mấy tấm bạt cũ che 2 bên ngôi mộ để tránh mưa nắng qua ngày, ai thuê gì thì họ làm nấy.
Những chú bò, ngựa được nuôi trong nghĩa địa, bể nước uống là bồn tắm cũ được tận dụng.
Một hàng quán nhỏ bán nước ngọt, thuốc lá, hương hoa phục vụ người thăm mộ nằm sâu trong nghĩa địa. Tại đây cũng có quán cắt tóc bình dân.
Nhiều ngôi nhà bao quanh tứ phía là các ngôi mộ, bao nhiêu năm dường như họ quá quen với việc sống chung với người chết. Hàng bao tải trong những vựa ve chai chất cao được chủ thu gom về phân loại.
Một phụ nữ sơn lại ngôi mộ cho người thân. Mặc dù biết nghĩa địa đang trong quá trình giải tỏa nhưng người này cho hay: "Tôi chưa biết đến khi nào mới giải tỏa, nếu di dời thì phải hỏa táng chứ biết chôn cất ở đâu, mộ cũ thì phải sơn lại cái đã".
Một phụ nữ hái từng mớ rau dền xanh tươi bên các ngôi mộ về luộc ăn.
Bảng giá bốc mộ được công ty TNHH MTV Môi trường đô thị dựng bên đường Tân Kỳ - Tân Qúy, Bình Long. Được biết, giá bốc mộ trong đất nhà nước và trong đất tư nhân chênh lệch hơn chục triệu đồng.
Theo vietbao
Nơi phát hiện 32 quan tài từng là nghĩa địa ven biển Liên quan đến việc gia đình bà Nguyễn Thị Được (phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) đào móng nhà phát hiện 32 quan tài, nhiều người sống lâu năm tại địa phương nói khu vực nhà bà Được vốn là một nghĩa địa ven biển. Anh Lê Kim Tân (SN 1963), con trai cả bà Được, kể lại, ngày 9/5 gia...