Cảnh sát Zimbabwe bán tạp hóa tại đồn để thêm thu nhập
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, lương không đủ sống và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều cảnh sát Zimbabwe phải bày bán đồng hồ, quần áo, thức ăn, thẻ nạp tiền điện thoại… ngay tại đồn để kiếm thêm thu nhập.
Cảnh sát Zimbabwe tuần tra trên đường – Ảnh: Reuters
Các đồn cảnh sát tại thủ đô Harare của Zimbabwe có treo biển bán hàng, cung cấp từ thẻ nạp tiền điện thoại đến quần áo, đồ ăn trưa…, theo Reuters.
“Đây là chuyện bình thường, đó cách chúng tôi kiếm thêm thu nhập. Người nào cũng muốn ăn trưa và gọi điện thoại”, một nữ sĩ quan cảnh sát đề nghị giấu tên, cho Reuters biết.
Bà Charity Charamba, phát ngôn viên cảnh sát Zimbabwe cho biết bà không nắm được thông tin này, nhưng việc cảnh sát bán hàng tại đồn là vi phạm quy định của ngành cảnh sát nước này.
Trong 5 năm qua, Zimbabwe đang chật vật vực dậy nền kinh tế sau cuộc suy thoái dẫn đến thiếu lương thực, siêu lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp cao. Nhiều người dân Zimbabwe phải bán hàng rong kiếm kế sinh nhai mỗi ngày. Moses Karawira (26 tuổi), một thợ điện được đào tạo bài bản, hiện phải đi bán nước dạo cùng kẹo cao su và các loại kẹo.
Video đang HOT
“Mọi người đều trở thành người bán hàng rong. Bạn cứ kiểm tra thử xem, có rất nhiều người có bằng cấp hẳn hoi nhưng không có việc làm”, Karawira nói với Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
USD tăng giá mạnh nhất kể từ năm 1984
Đô la Mỹ đang trong đợt tăng giá mạnh nhất kể từ năm 1984 và không giống như thời kỳ đó, gần như không có yếu tố nào hiện nay có thể ngăn đà tăng giá này. USD sẽ còn tăng nếu Fed nâng lãi suất.
USD đang hướng đến đợt tăng giá mạnh nhất trong vòng 30 năm qua - Ảnh: Shutterstock
Theo Bloomberg hôm nay 15.9, USD đang trong đợt tăng giá mạnh nhất kể từ những năm 1980. Không giống như thời kỳ đó, hiện giờ, sẽ có rất ít yếu tố ngăn cản được đà tăng này.
Cũng trong tháng này cách đây 30 năm, kinh tế Mỹ đủ mạnh để tự giải thoát khỏi trạng thái mất cân bằng thương mại nhờ Hiệp định Plaza giữa các cường quốc. Trong hiệp định trên, Mỹ thuyết phục Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh cùng chung tay giúp giảm giá trị đồng đô la Mỹ.
Hiện giờ, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang sẵn sàng để nâng lãi suất lần đầu tiên trong một thập niên kết hợp cùng gói kích thích tiền tệ được các ngân hàng trung ương khác áp dụng, đã và đang khiến USD tăng giá. Hiện tượng này đủ để đe dọa kỳ vọng lạm phát Mỹ và doanh thu của các công ty nước này.
Giá trị đồng bạc xanh đã leo 8% đến mức kỷ lục, theo chỉ số đô la mở rộng của Fed. Chính sách thắt chặt tiền tệ có thể làm xu hướng tăng giá kéo dài hơn.
"Fed đang đứng ở vị trí sẵn sàng để tăng giá nhưng họ vô cùng thận trọng. Họ cân nhắc chuyện USD chỉ tăng chứ không giảm lên thu nhập của các nhà xuất khẩu Mỹ và việc hồi hương lợi nhuận của họ", Makoto Utsumi, 81 tuổi, người từng công tác tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Washington (Mỹ) hồi các bên ký kết Hiệp định Plaza và hiện là Chủ tịch ban cố vấn toàn cầu cho hãng tài chính Tokai Tokyo, nói.
USD đã tăng 20% giá trị so với yen Nhật và 17% giá trị so với euro trong 2 năm qua, trong bối cảnh triển vọng tăng lãi suất của Mỹ trái ngược với chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản và châu Âu.
Chỉ số đô la Mỹ của Fed, chỉ số theo dõi diễn biến USD so với 26 đồng nội tệ của các nước là đối tác thương mại của Mỹ, đã tăng 18% kể từ năm 2013, chạm mức kỷ lục lập ra hồi tháng 2.2002. Chỉ số này đang hướng tới mức tăng lũy kế hai năm lớn nhất kể từ năm 1984 - khi nó nhảy vọt đến 32%.
Vào tháng 7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng lưu ý trong báo cáo hằng năm rằng sự mất cân bằng toàn cầu là trở ngại trong tăng trưởng kinh tế thế giới và USD đang được giao dịch ở mức giá nằm trên một chút so với mức giá phù hợp.
Dù vậy, cuộc họp của nhóm các nền kinh tế lớn G20 tổ chức ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, vừa rồi kết thúc mà không có bất kỳ chính sách nào để ứng phó với nền kinh tế tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và mối lo ngại chiến tranh tiền tệ gây ra bởi việc phá giá nhân dân tệ của Đại lục.
Diễn biến này trái ngược với những gì xảy ra hồi tháng 9.1985. Khi đó, các bộ trưởng tài chính thế giới nhóm họp tại khách sạn Plaza ở thành phố New York (Mỹ), cam kết cùng ép giá USD - đồng tiền vốn đã tăng liên tục trong vòng 6 năm, kể từ 1979. Nhờ vậy, USD giảm 50% so với yen Nhật và 30% so với mark Đức trong 2 năm sau đó.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Họa vô đơn chí Hiện tại có lẽ là một trong những thời kỳ khó khăn nhất đối với EU. Chưa khi nào trong lịch sử hình thành và phát triển đến nay, khối này phải cùng lúc trực diện với nhiều thách thức đến vậy, mà ở chỗ nào cũng đều bị động đối phó, bế tắc ý tưởng giải pháp, đều phải "bóc ngắn cắn...