Cảnh sát từ chối thi hành lệnh phong tỏa của Thống đốc California
Cảnh sát trưởng hạt Orange từ chối thi hành lệnh phong tỏa mới của Thống đốc California bởi đây không phải “nhiệm vụ hành pháp”.
Don Barnes, cảnh sát trưởng hạt Orange, bang California, hôm 5/12 thông báo nhân viên của ông sẽ không thi hành lệnh phong tỏa được Thống đốc Gavin Newsom vừa ban hành, dự kiến hiệu lực từ 7/12, áp dụng với các khu vực ở phía nam của bang.
Thống đốc Newsom cho biết lệnh phong tỏa sẽ được kích hoạt ở bất cứ khu vực nào có số giường chăm sóc đặc biệt (ICU) còn trống giảm xuống dưới 15%. Lệnh này cấm các hoạt động ăn uống trong nhà hàng, đóng cửa quán bar và tiệm làm tóc.
“Việc tuân thủ các quy định liên quan tới y tế là trách nhiệm của từng cá nhân, không phải vấn đề thực thi pháp luật”, Barnes nói. “Sở cảnh sát hạt Orange sẽ giữ nguyên quan điểm này”.
Video đang HOT
Cảnh sát trưởng hạt Orange Don Barnes năm 2019. Ảnh: AP.
Tuyên bố của Barnes cho hay các nhân viên cảnh sát hạt Orange sẽ không hành động chỉ để thực thi các lệnh đeo khẩu trang, giãn cách xã hội hay giải tán các cuộc tụ tập. “Cảnh sát chúng tôi chỉ phản ứng với các hành vi phạm tội tiềm tàng, bảo vệ tính mạng và tài sản”, ông nói.
Barnes khuyên người dân nên tuân thủ các khuyến cáo y tế để tránh lây nhiễm, còn các nhà hoạch định chính sách không nên “phạt những người dân đang kiếm kế sinh nhai, đang bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính họ, hay đang thụ hưởng quyền tự do đáng trân trọng của người Mỹ”.
Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 15 triệu ca nhiễm và gần 288.000 người tử vong. Vài ngày qua, số ca nhiễm và ca tử vong trong 24 giờ liên tục cao kỷ lục. Chỉ trong tháng 11, hơn 37.000 người tại Mỹ đã chết vì Covid-19.
Trump không gia hạn thương vụ TikTok
Chính quyền Trump không gia hạn cho ByteDance thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ, nhưng các cuộc đàm phán giữa chính phủ Mỹ và công ty dự kiến tiếp tục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/12 quyết định không thông qua bất kỳ lệnh gia hạn nào cho ByteDance tại cuộc họp với các quan chức cấp cao, theo một người tham dự cuộc họp. Chính phủ trước đó gia hạn hai lần, lần lượt 15 ngày và 7 ngày so với thời hạn 90 ngày ban đầu, vốn kết thúc vào 12/11, theo lệnh của Trump.
Logo TikTok bên ngoài văn phòng công ty tại California, Mỹ hồi tháng 9. Ảnh: Reuters .
Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của chính phủ Mỹ tuần trước gia hạn cho công ty mẹ ByteDance của TikTok thêm một tuần, đến ngày 4/12, để thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ. Trump hồi tháng 8 trao cho Bộ Tư pháp quyền thực thi lệnh thoái vốn sau khi hết thời hạn, nhưng không rõ khi nào hoặc bằng cách nào chính phủ có thể tìm cách bắt buộc thoái vốn.
Bộ Tư pháp, Bộ Ngân khố và Nhà Trắng chưa bình luận về việc không gia hạn, trong khi TikTok cũng chưa đưa ra phản ứng.
Chính quyền Trump cho rằng TikTok đặt ra những lo ngại về an ninh quốc gia vì dữ liệu cá nhân của người dùng Mỹ có thể bị chính phủ Trung Quốc thu thập. TikTok, mạng chia sẻ video ngắn có hơn 100 triệu người dùng ở Mỹ, phủ nhận cáo buộc này.
Dưới áp lực của chính phủ Mỹ, ByteDance đã đàm phán trong nhiều tháng để hoàn tất thỏa thuận bán một phần hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ cho Walmart và Oracle, biến TikTok thành một thực thể mới.
ByteDance tuần trước đưa ra đề xuất mới nhằm giải quyết những lo ngại của chính phủ Mỹ. Theo Bộ Tài chính Mỹ, việc gia hạn 7 ngày khi đó nhằm xem xét "bản đệ trình sửa đổi" của ByteDance.
ByteDance đưa ra đề xuất sau khi tiết lộ hồi tháng 11 rằng họ đã gửi 4 đề xuất trước đó, gồm một đề xuất vào tháng 11, nhằm tìm cách giải quyết các mối lo ngại của Mỹ bằng cách "tạo ra thực thể mới, thuộc sở hữu hoàn toàn của Oracle, Walmart và các nhà đầu tư hiện tại của Mỹ trong ByteDance, chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu người dùng Mỹ của TikTok và kiểm duyệt nội dung".
Ngày 11/11, ByteDance đệ đơn lên Tòa phúc thẩm Mỹ phản đối lệnh thoái vốn và nói rằng họ đã đưa ra loạt đề xuất mới để giải quyết các lo ngại của chính quyền Trump. Tuy nhiên, họ không nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Vào tháng 9, TikTok thông báo đạt thỏa thuận sơ bộ để Walmart và Oracle mua cổ phần trong một công ty mới, giám sát các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Trump nói rằng thỏa thuận này đạt được nhờ ông. Tuy nhiên, nhưng chính phủ Trung Quốc không đồng ý. Từ đó đến nay, thương vụ TikTok vẫn chưa thể kết thúc như mong muốn của các bên.
Giáo sư Trung Quốc nhận tội nói dối FBI Bo Mao, giáo sư Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp công nghệ Mỹ để làm lợi cho Huawei, nhận tội nói dối FBI song có thể được về nước. Giáo sư Bo Mao bị buộc tội âm mưu lừa đảo công ty CNEX Labs, đặt trụ sở tại Thung lũng Silicon thuộc bang California, và đối mặt với án tù 20 năm....