Cảnh sát trên khắp thế giới thực hiện “vũ điệu quan tài” để nâng cao ý thức người dân phòng chống COVID-19
Bình thường các chú cảnh sát trông nghiêm nghị lắm, nhưng bắt trend cũng không thua ai đâu!
Đại dịch COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng tới kinh tế, y tế, chính trị… mà còn với nền văn hóa đại chúng trên toàn thế giới. Rất nhiều meme, ảnh chế và những trò đùa hài hước đã được mọi người chia sẻ trên mạng xã hội với mục đích xoa dịu sự căng thẳng trong mùa dịch COVID-19.
Nhưng, không một trào lưu nào có thể nổi tiếng và được mọi người đón nhận nhiệt liệt bằng Dancing Pallbearers, hay còn gọi là “ Vũ điệu quan tài”.
Các ngôi sao đang lên của Internet!
Được biết, meme này vốn đã xuất hiện từ năm 2017, trong một đoạn video của kênh BBC về nhóm gồm sáu người làm nghề “vũ công đám ma” ở Ghana. Video này sau đó đã trở nên viral, thu hút hàng triệu lượt xem trên toàn thế giới. Ba năm sau, nó lại bất ngờ “hot” trở lại và thống trị toàn bộ Internet.
Ngạc nhiên thay, giới chức nhiều nước trên thế giới cũng bắt trend và sử dụng “meme” này như một lời cảnh báo để nâng cao ý thức tới người dân trong mùa dịch.
Điển hình trong đó là cảnh sát Ấn Độ – những người vô cùng sáng tạo trong việc tuyên truyền và phòng chống COVID-19. Từ việc cosplay mũ bảo hiểm thành virus, phạt đánh gậy những kẻ vô ý thức… thì mới đây, họ lại khiến cả thế giới phải trầm trồ thán phục (nhưng vẫn phải cười) khi áp dụng “vũ điệu quan tài” để răn đe người dân nơi đây.
Cánh sát Ấn Độ luôn đi đầu trong việc bắt trend để phạt những kẻ vô ý thức.
Không chỉ vậy, cảnh sát Ấn Độ còn thể hiện sự chuyên nghiệp và đầu tư khi sẵn sàng “casting” diễn viên và thực hiện video theo phong cách rất… Bollywood!
Ngay lập tức, cảnh sát Peru cũng học hỏi và sử dụng “vũ điệu quan tài” như một hình thức để cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của đại dịch COVID-19.
Cảnh sát Peru bắt trend.
Không muốn “lạc lõng”, cảnh sát Colombia cũng lập tức sử dụng điệu nhảy trứ danh này để khuyến khích toàn dân ở nhà cách ly.
Cảnh sát Colombia “vào việc”.
Cảnh sát Tây Ban Nha thì “lười” hơn một chút, họ sẽ không nhảy nhót tít mù mà chỉ bật nhạc nền của “vũ điệu quan tài” và cứ thế vừa đi vừa phát quanh những con đường vắng vẻ của đất nước này.
Cảnh sát Tây Ban Nha phát nhạc để cảnh báo toàn dân.
Được biết, nhóm những anh da đen thực hiện “vũ điệu quan tài” đã rất bất ngờ và cảm kích khi trở thành hiện tượng số 1 trên Internet. Họ gửi lời cảm ơn tới toàn thể các bác sĩ trên tuyến đầu phòng dịch và không quên gửi lời nhắn “hãy ở nhà hoặc nhảy với chúng tôi” tới mọi người.
Ở nhà hoặc nhảy với chúng tôi!
Nữ công an nhận dạy tiếng Anh, học phí chuyển thẳng đến quỹ chống dịch
Trong thời gian giãn cách xã hội, Bùi Thị Trang đã nhận dạy online tiếng Anh cho hàng trăm học viên. Toàn bộ số học phí sẽ được ủng hộ cho công tác phòng chống Covid-19.
Từng là thủ khoa đầu vào và tốt nghiệp loại giỏi khoa Ngôn ngữ Anh, Học viện An ninh Nhân dân, thiếu úy Bùi Thị Trang (sinh năm 1997, Hà Tĩnh) cùng một người bạn đến từ Philippines đăng tin chiêu sinh trên mạng xã hội.
Chưa đầy một tuần, lớp học của "cô giáo không chuyên" có gần 100 học viên đăng ký. Học sinh của cô gồm các bạn sinh viên, người đi làm và cả những em nhỏ.
Qua việc dạy học tiếng Anh, Trang muốn góp một phần nhỏ trong công cuộc chống dịch.
Để tham gia lớp học, thiếu úy Trang có duy nhất một điều kiện là mỗi học viên phải gửi ít nhất một tin nhắn đến quỹ ủng hộ phòng chống Covid-19 của Chính phủ.
"Mình mong muốn đóng góp phần nào sức lực vào công cuộc phòng chống dịch ở Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là cách để không lãng phí quãng thời gian ở nhà thực hiện lệnh giãn cách xã hội".
Để đảm bảo chất lượng dạy học, Trang chia các học viên của mình thành 2 lớp, người lớn và trẻ em. Trước khi học, 9X tổ chức một buổi kiểm tra nhanh để nắm bắt trình độ của học viên.
Hiện tại, các lớp học của cô Trang được xếp kín lịch các buổi tối. Mỗi lớp có tối đa 25 người để tiện cho việc trao đổi, sửa phát âm.
Trang rất hay tham gia các hoạt động tình nguyện.
Thiếu uý công an cho biết việc học từ xa có rất nhiều ưu điểm như không bị giới hạn về thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, đối với lớp học dành cho người lớn, cô gặp một chút khó khăn về việc sắp xếp lịch học.
Trong quá trình dạy, Trang thường đưa ra một vài trò chơi như dán chữ tiếng Anh lên đồ vật trong nhà, quay video nói chuyện bằng tiếng Anh, hay vẽ sơ đồ tư duy.
"Có một phụ huynh ngoài 50 tuổi vẫn xin học tiếng Anh để làm gương cho con. Bác ấy đã lớn tuổi song rất chăm chỉ, không bỏ bất kỳ một buổi học nào. Đó là học viên khiến mình ấn tượng và nhớ nhất".
Trang cho biết thêm các lớp học tiếng Anh từ xa của cô sẽ mở rộng và kéo dài cho đến khi nào Chính phủ công bố hết dịch, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường.
Chị Trần Thị Hiếu (24 tuổi, Hà Nội) - một học viên của lớp học online - cho hay chị cảm thấy rất vui và thú vị khi tham gia lớp học từ xa.
"Tham gia những lớp học như này không chỉ được nâng cao trình độ tiếng Anh mà còn giúp ích cho cộng đồng. Qua 3 tuần học, tôi rất ấn tượng với sự sáng tạo trong cách dạy học của cô giáo trẻ".
Trước đó, nhiều bạn trẻ cũng nhận dạy gia sư, học phí được chuyển thẳng tới quỹ chống dịch.
Học sinh chia sẻ hình ảnh lớp mình ngày đầu trở lại trường: 'Gần nhau chỉ tấc gang, mà cách nhau trời vực' Để hạn chế khả năng lây lan, tránh tụ tập đông người, nhiều trường tiếp tục áp dụng biện pháp chống dịch trong ngày đầu tiên đón học sinh trở lại. Sáng nay (5/4), học sinh các tỉnh thành trong cả nước đã trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ chống dịch Covid-19. Tại nhiều trường, các biện pháp an toàn...