Cảnh sát tìm Giám đốc sàn thương mại điện tử Leflair
Công an TP HCM phát thông báo tìm ông Loic Erwan Kevin Gautier (30 tuổi, quốc tịch Pháp) – Giám đốc Công ty cổ phần Leflair, do nhiêu ngươi tô cao không tra tiên.
Động thái này được Công an TP TP HCM đưa ra ngày 2/7, sau thời gian điều tra việc nhiều doanh nghiệp cầu cứu vì Công ty cổ phần Leflair (Sàn thương mại điện tử Leflair, chuyên bán hàng hiệu) không thanh toán gần 6,5 tỷ đồng tiền hàng. Công ty này cũng không hoạt động ở trụ sở cũ thuộc quận 10.
Ông Loic Erwan Kevin Gautier là Giám đốc và đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Leflair. Cảnh sát đã đến nơi cư ngụ của ông này tại phường Thảo Điền, quận 2, nhưng ông Gautier không có mặt.
“Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu ông Loic Erwan Kevin Gautier không đến làm việc, Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật”, thông báo của Công an TP HCM nêu.
Truy cập vào sàn thương mại điện tự Leflair chiều 2/7 thất bại.
Video đang HOT
Sàn thương mại điện tử Leflair hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015, do ông Loic Erwan Kevin Gautier và người bạn thành lập, được giới thiệu là “mang lại một phong cách mua sắm đẳng cấp, người mua chỉ cần một cú click chuột là có thể mua những hàng hiệu yêu thích với giá ưu đãi”.
Không như chợ trực tuyến, Công ty Leflair xây dựng mô hình kinh doanh là giữ hàng qua kho để đảm bảo việc kiểm tra quản lý chặt chẽ. Trong 4 năm (2015-2019), Leflair có hàng trăm nghìn hội viên, doanh thu mỗi năm đạt hàng chục triệu USD, duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam.
Hồi đầu tháng 2, Leflair bất ngờ thông báo tạm ngưng hoạt động tại thị trường Việt Nam do khó khăn. Lãnh đạo công ty cũng không ra mặt, các khoản nợ doanh nghiệp cung cấp hàng lên lến nhiều tỷ đồng.
Trang Leflair.vn khi còn hoạt động.
Theo cơ quan điều tra, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều ký hợp đồng nguyên tắc ký gửi, mua bán hàng hóa với Công ty Leflair. Thời hạn để Leflair thanh toán cho các doanh nghiệp là 30-35 ngày, kể từ ngày báo cáo nhập hàng cuối cùng được xác nhận cho đơn hàng. Tuy nhiên, quá thời gian nhưng Công ty Leflair không thanh toán tiền theo thỏa thuận.
Khoảng nửa tháng trước khi tuyên bố ngưng hoạt động, Công ty Leflair có biên bản xác nhận dư nợ đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi xác nhận công nợ, đến nay công ty này vẫn không thanh toán, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Vì sao website bán hàng hiệu Leflair đột ngột đóng cửa?
Website bán hàng chính hãng Leflair đóng cửa do gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn, cho thấy sự khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Đơn vị chuyên cung ứng hàng hiệu trên website bán hàng Leflair vừa gửi thông báo giải thích lý do tạm ngừng kinh doanh tại thị trường Việt Nam đến các đối tác.
Giao diện trang web bán hàng hiệu chính hãng giá rẻ Leflair - Ảnh chụp màn hình
Theo đơn vị này, việc xây dựng, mở rộng TMĐT đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Trong đó, công nghệ, kho vận, nhân sự là những yếu tố thiết yếu để những công ty như Leflair có thể cải tạo và thay đổi ngành bán lẻ. "Do đó, áp lực về nguồn vốn đối với Leflair ngày càng lớn theo sự phát triển của chúng tôi, cùng với áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận" - thông báo viết.
Leflair cũng cho rằng biến đổi thị trường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đã không tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp này. Do vậy, Leflair gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục hoạt động theo cơ cấu và chiến lược hiện tại.
"Dưới áp lực về nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành, chúng tôi phải đưa ra quyết định khó khăn là tạm dừng hoạt động kinh doanh Leflair tại Việt Nam" - đại diện Leflair thông tin trong bản thông báo gửi đến đối tác.
Tuy nhiên, công ty này cho biết "vẫn duy trì hoạt động "Hàng Nhập Khẩu" phù hợp với chiến lược năm 2020". Trong thời gian đó, Leflair sẽ nỗ lực cải cách và thay đổi cơ cấu vận hành nhằm tái khởi động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2021.
Là trang TMĐT chuyên bán hàng hiệu giảm giá với cam kết chính hãng 100%, Lefair ra đời năm 2015 tại Việt Nam bởi 2 người sáng lập vốn là nhân sự của Lazada. 2 doanh nhân trẻ người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun chia nhau hai vị trí Giám đốc và Giám đốc điều hành của Leflair đã gây ấn tượng khi lựa chọn hoạt động theo mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace). Cụ thể, để bảo đảm chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp, Leflair áp dụng mô hình trữ hàng và đầu tư hai kho tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) với hệ thống kiểm tra quản lý chặt chẽ.
Tại Việt Nam, Leflair tạo niềm tin về một địa chỉ mua hàng hiệu chính hãng với nhóm khách hàng trung lưu. Do vậy, trong 4 năm qua, sàn bán lẻ hàng hiệu này đã tiếp cận và phục vụ hơn 120.000 khách hàng, doanh thu thuần mỗi năm đạt hàng chục triệu USD và duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường TMĐT Việt Nam.
Dù đã gọi vốn được tổng cộng 12 triệu USD và website thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Leflair vẫn phải rời bỏ thị trường Việt Nam với lý do "khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn". Điều này cho thấy TMĐT là thị trường "ngốn" tiền khổng lồ của người chơi và phải thực sự trường vốn mới có thể trụ được.
Theo Người lao động
Dừa sữa bán đầy vỉa hè, người bán cây giống 10 năm tại Bến Tre tiết lộ sự thật không ngờ Thời gian gần đây, những đoạn video giới thiệu về giống dừa sữa xuất hiện ở miền Tây khiến nhiều người tò mò. Thậm chí, cây dừa sữa giống còn xuất hiện trên các xe hàng rong và trên các sàn thương mại điện tử với giá 150-180.000 đồng/cây. Chỉ mất vài phút tìm kiếm với từ khóa "dừa sữa", chúng ta có...