Cảnh sát thật cũng đi cướp xe máy
Từ đầu năm 2011 cho đến nay, trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ giả danh CSGT, CSCĐ, CS 113… để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Trước tình hình này, công an các tỉnh này đã có nhiều công điện khẩn, gửi các đơn vị cơ sở, đề cao cảnh giác, triển khai nhiều phương án nhằm tóm gọn đối tượng.
Giả danh cảnh sát, cướp xe mô tô của người vi phạm
Đầu tháng 5/2011, anh Nguyễn Quốc Việt ở xóm 9B, xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã đến cơ quan công an trình báo: Vào hồi 20h ngày 29/4/2011, trong khi đang đổ xăng tại cây xăng trên đường Phan Đình Phùng, thuộc địa bàn phường Cửa Nam (TP Vinh), có hai thanh niên mặc sắc phục CSGT đến yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe với lý do anh Việt và bạn gái đi cùng không đội mũ bảo hiểm.
Sau khi kiểm tra qua loa, hai CSGT đã tạm giữ giấy tờ và yêu cầu anh Việt giao xe để đưa về Công an TP Vinh giải quyết. Tuy nhiên, sau đó anh Việt đến cơ quan này để làm thủ tục xử lý thì mới phát hiện mình đã bị bọn tội phạm lừa chiếm đoạt mất phương tiện.
Hình minh họa
22h ngày 20/5/2011, anh Nguyễn Hữu Tài (SN 1993) trú tại thôn 10, xã Thạch Bằng, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) điều khiển xe mô tô mang BKS: 38L1 – 004.49 không đội mũ bảo hiểm trên Tỉnh lộ 9. Khi đến địa phận thôn 7, xã Thạch Bằng thì gặp 2 đối tượng mang sắc phục cảnh sát ra tín hiệu dừng xe anh Tài. Tên ngồi trước yêu cầu anh Tài xuất trình giấy tờ xe cùng giấy CMND. Sau đó, tên còn lại lấy chìa khóa xe của anh Tài nổ máy và yêu cầu anh tài ngồi phía sau, cả 2 tên “áp tải” anh Tài về “trụ sở” để xử lý.
Đi được một đoạn thì gặp một chiếc quán bên đường, một trong 2 tên đã đề nghị anh Tài đi vào mua cho một gói thuốc lá “bồi dưỡng”. Khi anh Tài đi bộ vào quán thì 2 tên cho xe rú ga tẩu thoát.
Tiếp đến, ngày 30/5/2011, anh Nguyễn Văn Minh (SN 1992), điều khiển xe mô tô mang BKS: 38X1- 001.83 trên QL 1A theo hướng từ trung tâm TP Hà Tĩnh đi về xã Cẩm Vịnh (TP Hà Tĩnh). Do anh Minh không đội mũ bảo hiểm nên đã bị 2 thanh niên mặc trang phục cảnh sát, đi xe máy hiệu Nouvo, không đeo biển số, đuổi theo và chặn lại, yêu cầu anh Minh xuất trình giấy tờ.
Anh Minh xuống xe đưa giấy tờ ra, nhưng một thanh niên đã cầm luôn và bảo anh ra TP Hà Tĩnh để làm việc… Trong lúc anh Minh đang giải thích về lỗi vi phạm của mình thì 2 đối tượng đã nổ máy chạy về hướng TP Hà Tĩnh và không quên để lại lời nhắn: “Nhớ ra công an tỉnh xử lý”.
Nhận thấy những dấu hiệu khả nghi, anh Minh vội vàng ra Công an tỉnh Hà Tĩnh mô tả hình dáng và cách thức kiểm tra của hai cảnh sát 113 nêu trên thì nhận được lời khẳng định: Lực lượng công an làm nhiệm vụ tại Cẩm Vịnh không có ai như anh Minh mô tả và trong buổi sáng ngày 30/5 không có chiếc xe Air Blade nào bị tạm giữ.
Video đang HOT
Ngày 6/6/2011, chị Hồ Thị Bích Thủy trú tại khối Yên Phúc A, phường Hưng Bình, TP Vinh (Nghệ An) đang điều khiển xe máy trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh thì có hai thanh niên, trong đó có một người mặc trang phục CSGT kiểm tra giấy tờ xe, sau đó yêu cầu chị giao xe để họ đưa ra bãi giữ xe Quán Bàu để tạm giữ. Do nghi ngờ trước những biểu hiện bất thường của hai người này, chị Thủy chỉ đồng ý giao giấy tờ, còn tự mình điều khiển xe ra bãi. Khi tới nơi, chờ mãi chẳng thấy hai “cảnh sát” đến xử lý, chị Thủy mới biết rằng mình đã đích thực bị lừa.
Cầu Cấm, nơi thu giữ được tang vật gây án
Kẻ lừa đảo, cướp xe là… cảnh sát thật!
Trước tình trạng diễn biến phức tạp, nhiều vụ án có hành vi khá giống nhau về hình thức gây án, công an các tỉnh đã thông báo đến tận xã, phường để người điều khiển phương tiện giao thông cần phải luôn đề cao cảnh giác. Khi bị cảnh sát dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ, cần quan sát nhận dạng kể cả tên tuổi, cấp bậc, số hiệu. Đối với những người có biểu hiện bất thường về hành vi, như vòi tiền mãi lộ, tạm giữ giấy tờ và cách ly chủ phương tiện để giữ phương tiện cần tri hô để được phối hợp.
Vào lúc 21h ngày 9/7/2011, anh Nguyễn Hải Ngọc (SN 1986) trú tại xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang điều khiển xe mô tô mang BKS: 37P9 – 4130 trên QL 7A thì bị 2 thanh niên mang sắc phục CSGT chặn xe, kiểm tra giấy tờ.
Ngoài việc giữ giấy đăng ký, giấy phép hạng A1, chúng còn lấy thêm một giấy phép hạng B2 và CMND của anh Hải. Chúng chở anh Hải về đến cổng Công an huyện Diễn Châu thì 1 trong 2 tên rút điện thoại trong túi quần ra: “A lô! Lại tai nạn à?”. Tên này bảo anh Hải xuống xe chờ ở cổng, tý anh em về xử lý sau. Rồi cả 2 tên rú ga, chạy về hướng TP Vinh.
Trong lúc chờ đợi 2 vị “cảnh sát” quay lại xử lý, anh Hải đã điện cho một người thân ở Đội CSGT, Công an Diễn Châu nhờ can thiệp thì được vị cảnh sát này cho biết: Trong đêm, công an huyện không hề có tổ nào thực hiện việc tuần tra, kiểm soát và cũng không có cán bộ cảnh sát nào như anh Hải mô tả.
Biết mình bị lừa, anh Hải đã điện thoại cho bố của mình là ông Nguyễn Xuân Thường, Đội trưởng Đội thanh tra đô thị TX Cửa Lò. Ngay lập tức, ông Thường cùng anh Hoàng Đức Anh, cán bộ thuộc Đội thanh tra đô thị và Thiếu úy Phạm Quang Cảnh, Công an TX Cửa Lò chạy ngược về hướng Diễn Châu để truy tìm đối tượng. Cùng thời điểm này, công an huyện Diễn Châu cũng đã triển khai lực lượng, thông báo cho các chốt trạm trên đường phối hợp truy bắt.
Theo anh Hoàng Đức Anh, khoảng 21h40, khi anh cùng ông Thường và anh Cảnh chạy đến khu vực Cầu Cấm trên QL1A thì phát hiện một người điều khiển chiếc xe mang BKS: 37P9 – 4130 chạy ngược chiều. Khi các anh yêu cầu dừng phương tiện thì người điều khiển cho biết anh tên là Lê Công Hùng, trú tại xóm 12, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc (Nghệ An).
Anh Hùng cho biết thêm, cách đó ít phút, trên QL1A đoạn trước cửa nhà anh đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm một “cảnh sát” bị thương nặng, người còn lại bị thương nhẹ. Người bị nặng đã được người dân địa phương chở đi cấp cứu ở TP Vinh người bị thương nhẹ đã thuê anh Hùng điều khiển chiếc xe này về Bệnh viện 115 (Nghệ An) rồi trả tiền thù lao.
Từ lời kể và mô tả hình dáng của anh Hùng, các điều tra viên đã rà soát toàn bộ các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh cũng như các vùng lân cận. Đến 23h cùng ngày, các trinh sát đã xác định được đối tượng bị gãy tay phải, đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Qua kiểm tra căn cước và giấy tờ tùy thân, CQĐT xác định đối tượng là Nguyễn Văn Ngư, trú tại phường Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Điều khiến cho các điều tra viên cũng như các trinh sát có mặt hết sức bất ngờ, đối tượng Ngư là thiếu úy cảnh sát đang công tác tại Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Được biết, Nguyễn Văn Ngư là một cán bộ công an cá biệt, vi phạm điều lệnh CAND nhiều lần. Tháng 3/2011, Ngư bị điều chuyển công tác từ Công an huyện Can Lộc về Công an huyện Vũ Quang. Từ đó đến nay, Ngư được đơn vị phân công đi huấn luyện nghiệp vụ.
Chiều ngày 11/7/2011, tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, CQĐT, Công an huyện Diễn Châu đã tiến hành đọc lệnh, bắt khẩn cấp đối với Thiếu úy Nguyễn Văn Ngư về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng ngày, Thượng tá Trần Đình Nhị, Trưởng Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết: “Chúng tôi rất buồn khi nhận được tin này. Hiện Ban Giám đốc và Phòng Tổ chức Công an tỉnh đang chờ thông báo chính thức từ Công an tỉnh Nghệ An gửi vào để tiến hành thủ tục tước quân tịch đối với Ngư”.
Từ lời khai của Nguyễn Văn Ngư, vào lúc 22h ngày 11/6, CQĐT Công an tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt khẩn cấp đối tượng còn lại là Lê Đình Thám (SN 1990) trú tại xã Thuận Thiên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Theo Người Đưa Tin
Phi vụ 'nẫng' triệu đô của những người đẹp
Trong dáng vẻ yếu đuối, gương mặt hiền lành, có trình độ học vấn... ít ai ngờ họ là "tác giả" của những vụ lừa đảo cao tay, chiếm đoạt số tiền hàng chục tỷ đồng.
Gương mặt thanh tú, cách trò chuyện nhẹ nhàng, cựu trưởng phòng của một công ty bảo hiểm Lý Thị Trúc Quỳnh dễ gây thiện cảm với nhiều người. Ở tuổi xuân sắc, người đàn bà này đã làm cuộc sống của bao nạn nhân "điên đảo" khi bị cô ta lừa hàng chục tỷ đồng tiền mua cổ phiếu.
Theo cáo buộc của VKS Hà Nội, do quan hệ thân tình chị Lê Quỳnh đã cho Trúc Quỳnh vay mượn số tiền lớn. Đến hẹn, không có khả năng thanh toán khoản vay tới 6 tỷ đồng và 36.000 USD, Trúc Quỳnh nghĩ ra nhiều "dự án" hòng chiếm đoạt tiền của chủ nợ.
Trúc Quỳnh tỉ tê có "cửa" mua cổ phiếu của một số ngân hàng với giá ưu đãi, thậm chỉ là 80-85% mệnh giá. Cô giục chị Lê Quỳnh: "Đây là trái phiếu của cán bộ trong ngành ngân hàng, nên nếu ai có nhu cầu mua thì phải chuyển tiền ngay".
Tin lời của nữ trưởng phòng bảo hiểm, chị Lê Quỳnh cùng bạn đã giao hơn 14 tỷ đồng với hy vọng sẽ ôm được số cổ phiếu "giá rẻ". Cơ quan chức năng cáo buộc, với chiêu thức trên từ tháng 12/2005 đến 1/2006, Trúc Quỳnh không chỉ lừa Lê Quỳnh mà còn "giăng bẫy" với nhiều người khác. Với việc bị kết tội chiếm đoạt hơn 26 tỷ đồng, người đàn bà này đã bị TAND Hà Nội tuyên án tù chung thân.
Lý Thị Trúc Quỳnh tại tòa. Ảnh: P.V
Cũng "cao tay" không kém Lý Quỳnh là cô thư ký xinh xắn Nguyễn Thị Liên Anh. Với lợi thế ngoại hình, Liên Anh được nhận vào làm thư ký tại một công ty ở TP HCM, kiêm việc thu tiền và phiếu thu.
Để ý giám đốc chỉ kiểm tra số tiền trên liên 1 của phiếu thu rồi nhận tiền, ký tên, chứ không kiểm tra số lượng liên bên dưới, cô thư ký xinh đẹp nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền. Liên Anh đưa thêm liên 3-4 các phiếu thu mà khách hàng đã nộp tiền vào bên dưới phiếu thu khác (phiếu thu hợp lệ), rồi bấm thành một tập để trình giám đốc ký. Chữ ký này tự động in xuống những liên bên dưới vô tình "hợp thức hóa" cho các phiếu thu khác. Sau đó, Liên Anh chiếm hưởng số tiền trên những phiếu thu đó.
TAND TP HCM xác định ngày 18/3/2006 đến ngày 30/10/2008, nữ thư ký đã bỏ túi hơn 8,7 tỷ đồng và 1.600 USD. Trước tòa, Liên Anh khai tiền dùng để mua cổ phiếu, kinh doanh bất động sản, sắm xe hơi sang cho người tình... Do chiếm đoạt số tiền lớn, cô gái này đã phải nhận án 18 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Thùy Vân tại tòa ngày 10/12.
Những ngày cuối năm, TAND Hà Nội xét xử một nữ bị cáo dáng vẻ hiền lành mang bụng bầu khệ nệ, đó là Nguyễn Thị Thùy Vân (28 tuổi). Vân là kiểm soát viên của một ngân hàng có chi nhánh tại Hà Nội. Lợi dụng vị trí công tác, cô đã kế hoạch rút két nhà băng. Cán bộ ngân hàng này lập tài khoản khống, sử dụng user (tên truy cập) của một đồng nghiệp để truy cập vào hệ thống máy tính tạo các giao dịch thanh toán sổ tiết kiệm không có thật để "rút" tiền của ngân hàng... Vân dùng quyền kiểm soát của mình phê duyệt để được hệ thống xác nhận.
Cơ quan điều tra cho biết, với thủ đoạn trên, từ tháng 8/2008 đến tháng 9/2009, Vân đã chiếm đoạt gần 24,5 tỷ đồng ngân hàng. Nữ nhân viên khai dùng số tiền trên để cùng chồng mua ba ngôi nhà, một căn hộ chung cư, ôtô Camry...
Suốt phiên xử, cô luôn cúi gằm mặt, tránh những ánh nhìn của những người dự khán. 15 năm tù là một cái giá phải trả việc phạm tội của nữ công chức có năng lực, trình độ.
Số tiền 3 người đàn bà trên lừa đảo chỉ bằng một phần số tiền mà bà Đinh Thị Hải (ở quận Hai Bà Trưng) âm mưu chiếm đoạt - hơn 13 triệu USD. Bà có họ hàng với đôi vợ chồng sở hữu căn biệt thự đẹp trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Khi họ định cư tại Pháp, ngôi nhà trên thuộc diện Nhà nước quản lý.
Theo buộc tội của VKS, muốn bán ngôi biệt thự ở con phố sầm uất nhất Hà Nội này, bà Hải đã làm ra một số giấy tờ giả, tạo dựng sơ đồ, vị trí thửa đất... để chứng minh là chủ sở hữu và giới thiệu với người có nhu cầu mua. Để tạo thêm lòng tin, người phụ nữ này tự soạn nhiều thông báo của chính quyền nhằm phục vụ mục đích lừa đảo.
Tin lời bà Hải, 3 nạn nhân ký hợp đồng mua ngôi nhà với giá 13,2 triệu USD. Từ tháng 6/2007 đến tháng 3/2008, họ đã chuyển cho bà Hải 200 triệu đồng và một triệu USD (tương đương 16,3 tỷ đồng). Ngay sau đó sự việc bị phát giác. Bị TAND Hà Nội kết tội lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn, bà Hải đã phải giam tuổi già trong chốn lao tù với án phạt chung thân.
Nguyễn Anh
Theo VnExpress
Lột xác nhờ... lừa đảo Các bị can trong vụ án Chỉ là thợ xây, thợ sơn tự do ở Hà Nội nhưng Quảng đã "lột xác" nhờ... lừa đảo. Nghề nghiệp chính của Đinh Hùng Quảng (SN 1957), trú tại xã Ninh Nhật, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình là thợ xây, thợ sơn tự do tại Hà Nội. Do sống và làm việc ở đây...