Cảnh sát Thái Lan truy tìm 1 người đàn ông nước ngoài và 2 kẻ đồng lõa
Theo cảnh sát Thái Lan, nghi phạm người nước ngoài này có thể đến từ châu Âu hoặc Trung Đông.
Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát Thái Lan ngày 19/8 cho biết, nghi phạm bị camera an ninh ghi lại trước khi quả bom phát nổ gần đền Erawan, trung tâm thủ đô Bangkok là người nước ngoài. Theo cảnh sát Thái Lan, người này có thể đến từ châu Âu hoặc Trung Đông.
Chân dung nghi phạm áo vàng do cảnh sát Thái Lan phác họa (trái). Ảnh Khaosodenglish
Phát ngôn viên cảnh sát Prawut Thawornsiri cũng cho biết, các nhà điều tra tin rằng hai người đàn ông khác được nhìn thấy trên đoạn băng video là những kẻ đồng lõa.
Ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong vụ nổ tối 17/8 ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan). Chính phủ Thái Lan cho biết, vụ đánh bom như vậy chưa từng xảy ra tại Bangkok và nó được thực hiện nhằm phá hoại nền kinh tế Thái Lan vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ du lịch.
Hiện vẫn chưa có tổ chức hoặc cá nhân này đứng ra nhận trách nhiệm về vụ đánh bom khiến ít nhất 20 người thiệt mạng trong đó có 11 người nước ngoài và làm 120 người khác bị thương.
Ông Prawut cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát trên truyền hình rằng lệnh bắt giữ nghi phạm “người nước ngoài” này đã được ban hành. Cảnh sát cũng công bố phác thảo nghi phạm đánh bom, theo đó đây là một thanh niên da trắng, mái tóc đen, bộ râu mỏng và đeo kính.
Video đang HOT
“Nghi phạm có nước da trắng của người châu Âu hoặc pha trộn dòng máu giữa người Âu và Trung Đông”, ông Prawut nói.
Phác thảo nhận dạng của nghi phạm dựa trên đoạn video do camera an ninh ghi lại được, trong đó cho thấy một người đàn ông mặc áo phông màu vàng đã đặt một chiếc ba lô bên trong khuôn viên đền Erawan và đi bộ đi qua một đám đông khách du lịch khoảng 20 phút trước khi vụ nổ xảy ra.
Cảnh sát Thái Lan ngày 19/8 cũng đã treo thưởng 1 triệu baht (khoảng 28.000 USD) cho người nào cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ nghi phạm.
Ông Prawut cũng cho biết, trong vụ đánh bom này có hai người đàn ông khác, một mặc áo đỏ và một mặc áo trắng dường như đã che chắn cho nghi phạm mặc áo vàng khi tên này đặt ba lô phía trước rào chắn của đền Erawan.
Trước đó, cảnh sát nói rằng họ chắc chắn có một số người Thái Lan đã tham gia vào vụ đánh bom tối 17/8.
Cảnh sát và binh sĩ Thái Lan đang ráo riết truy lùng nghi phạm đánh bom tại Bangkok. Ảnh: Reuters
Hiện cảnh sát Thái Lan không loại trừ khả năng bất kỳ phe phái nào đã tiến hành vụ đánh bom trên, bao gồm cả các đảng phái đối lập với chính quyền hiện nay. Tuy nhiên, cảnh sát cũng nhận định rằng vụ đánh bom không giống với chiến thuật của các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền Nam Thái Lan hoặc phe Áo đỏ ủng hộ chính quyền trước đây.
Angel Rabasa, một chuyên gia về phiến quân Hồi giáo tại Tập đoàn RAND, cho biết, vụ tấn công có thể là sản phẩm của IS vốn đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang Đông Nam Á hoặc của các tổ chức có liên hệ với al-Qaeda hay một nhóm thánh chiến độc lập.
Cảnh sát Thái Lan cũng cho biết, họ không loại trừ khả năng vụ đánh bom do các phần tử người Duy Ngô Nhĩ tiến hành. Tháng trước, Thái Lan đã trao trả cho Trung Quốc 109 người Duy Ngô Nhĩ chạy sang nước này.
Lãnh đạo Cảnh sát quốc gia Thái Lan Somyot Pumpanmuang cho biết, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa vụ đánh bom tối 17/8 và vụ một thiết bị nổ được ném từ trên một cây cầu bắc qua sông Chao Praya ở Bangkok và phát nổ dưới nước hôm 18/8. Trước đó, một phát ngôn viên của chính phủ đã nói rằng có sự liên kết giữa hai vụ nổ đều sử dụng chất nổ TNT này./.
Nguyễn Hùng Theo Reuters
Theo_VOV
Thủ tướng Thái bác giả thiết thủ phạm là người Duy Ngô Nhĩ
Thủ tướng Thái Lan bác bỏ giả thiết của cảnh sát rằng vụ nổ chết người có thể là hành động trả thù của người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời từ chối đề nghị giúp đỡ điều tra của chính phủ Anh.
Thủ tướng Thái Lan trả lời phỏng vấn phóng viên hôm qua. Ảnh: Khaosod
"Nếu họ đã làm điều đó, đáng lẽ họ sẽ phải đứng ra và tuyên bố nhận trách nhiệm rồi. Nhưng đã ba ngày và không ai chịu trách nhiệm. Nếu bây giờ họ đứng ra, tôi sẽ không tin đó là họ", ông Prayuth Chan-o-cha hôm qua nói.
Thủ tướng Thái cũng kêu gọi truyền thông tránh "đào bới" về chính sách quốc tế đối với người Duy Ngô Nhĩ của chính phủ. Những người Hồi giáo địa phương và các nhóm nhân quyền đang cáo buộc chính phủ Thái chia cắt các gia đình Duy Ngô Nhĩ, khi gửi trả người nhập cư nam về Trung Quốc còn phụ nữ và trẻ em đi Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Prayuth cám ơn cộng đồng quốc tế vì những lời chia sẻ cảm thông và ủng hộ tinh thần sau vụ nổ làm 20 người chết và 125 người bị thương, nhưng từ chối đề nghị của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, nhằm hỗ trợ "cuộc điều tra về hành động ghê tởm này". Một công dân Anh gốc Trung Quốc thiệt mạng trong vụ việc.
"Bạn có muốn nước ngoài can thiệp vào mọi việc hay không? Không nước nào muốn vậy. Đó là sự xâm phạm chủ quyền. Không cần cho người ngoài can dự. Họ luôn được hoan nghênh đưa ra lời khuyên, nhưng họ không thể tham gia điều tra vì nó xảy ra ở Thái Lan", ông Prayuth cho hay.
Thủ tướng Thái cũng kêu gọi nghi phạm đánh bom ra đầu hàng để đảm bảo sự an toàn của bản thân, bởi ông tin rằng người này có thể sẽ bị đồng bọn "giết người diệt khẩu".
Trọng Giáp
Theo Bangkok Post
Hai vụ nổ bom ở Bangkok có cùng thủ phạm Cảnh sát Thái Lan tin rằng quả bom ném ở cầu tàu Sathorn và ở đền Erawan do cùng thủ phạm gây ra, trong số này có cả người nước ngoài. Thợ lặn thu thập bằng chứng sau khi quả bom được ném xuống cầu tàu Sathorn ở trung tâm Bangkok. Ảnh: Reuters Sau khi thị sát hiện trường tại bến tàu đông...