Cảnh sát Thái Lan ra tay giải tán biểu tình
Ngày 14.2, cảnh sát Thái Lan bắt đầu chiến dịch giải tán các điểm bị người chống đối chiếm đóng nhưng chính phủ lại đang gặp áp lực lớn từ nông dân.
Người biểu tình giằng co với cảnh sát gần tòa nhà chính phủ sáng qua – Ảnh: Minh Quang
Sáng sớm qua, hàng ngàn cảnh sát được triển khai bao vây khu vực người biểu tình chiếm đóng gần Tòa nhà chính phủ. Theo quan sát của phóng viên Thanh Niên, họ chặn hết các ngả không cho ra vào, tháo dỡ lều trại và hàng rào bảo vệ, rồi chuyển lên xe tải đưa ra khỏi khu vực.
Một nhóm người cố tiến vào bên trong, dẫn đến xô xát nhỏ. Hai bên đang giằng co thì xuất hiện những tiếng nổ lớn khiến ai nấy đều hoảng loạn. Sau đó, cảnh sát xác nhận đây có thể là một vụ nổ bom tự chế và đã làm 2 cảnh sát, 1 người biểu tình cùng 1 phóng viên địa phương bị thương. Chưa rõ thủ phạm và động cơ vụ này. Bên cạnh đó, cảnh sát cũng tổ chức giải tỏa một số địa điểm khác rồi nhanh chóng rút khỏi hiện trường.
Tuy không khí tương đối căng thẳng nhưng nhìn chung không xảy ra bạo lực quá nghiêm trọng. Một số người biểu tình tự nguyện rời khỏi khu vực chiếm đóng còn cảnh sát Thái Lan vẫn chưa dám mạnh tay vì sợ gây bạo động. Theo giới quan sát, trong hôm qua, cảnh sát Thái Lan chỉ muốn thử phản ứng của phe chống đối trước khi thực sự tổng lực tiến hành chiến dịch giải tán được cho là sẽ kéo dài này.
Cơn giận dữ của nông dân
Vững vàng trong nhiều tháng qua trước áp lực từ phe chống đối nhưng chính phủ Thái Lan đang đau đầu vì món nợ 110 tỉ baht (khoảng 71.000 tỉ đồng) với nông dân. Một nhóm 50 nông dân đầu tiên đã vừa nộp đơn kiện Thủ tướng Yingluck Shinawatra, mở đường cho nhiều vụ kiện tiếp theo trong thời gian tới. Chưa hết, nông dân từ 15 tỉnh miền bắc Thái Lan đang đổ dồn về Bangkok để tham gia đại biểu tình đòi nợ chính phủ dự kiến vào tuần sau. Chưa rõ số người tham dự nhưng các chuyên gia dự đoán thủ đô Thái Lan sẽ càng hỗn loạn khi nông dân đã dọa sẽ bao vây sân bay. Nghiêm trọng hơn, cuộc xuống đường này được cho là gây nguy hiểm cho chính phủ của bà Yingluck hơn cả phe chống đối.
Video đang HOT
Kể từ khi quốc hội Thái bị giải tán cuối năm ngoái, người trồng lúa ở Thái Lan chưa nhận được đồng nào theo chương trình trợ giá dù gạo đã được chuyển vào kho. Nông dân ở nhiều tỉnh cho biết ngay từ trước đó, họ cũng chưa được thanh toán tiền gạo mà chỉ nhận giấy ghi nợ. “Nông dân đang rất tức giận và hậu quả sẽ rất khó lường”, một luật gia giấu tên thuộc Hội Luật gia Thái Lan nói với Thanh Niên. Theo ông này, nông dân là lực lượng ủng hộ chủ chốt của đảng Pue Thai cầm quyền và trước đây họ dồn phiếu cho đảng vì tin vào chính sách trợ giá gạo. Nay khi đã mất lòng tin thì nông dân có thể làm khó đảng này và cả Thủ tướng Yingluck. “Ba tháng nay, chính phủ vẫn cầm cự được trước phe biểu tình nhưng nếu mất tín nhiệm với nông dân thì có thể bà Yingluck sẽ rất khó khăn”, vị luật gia phân tích.
Để cứu vãn tình hình, Thủ tướng Yingluck thúc giục các bộ mau chóng tìm giải pháp và chỉ đạo xuất quỹ 712 triệu baht (hơn 460 tỉ đồng) thanh toán nợ khẩn cấp để giảm căng thẳng. Bà cũng kêu gọi nông dân và cả phe biểu tình không bao vây các ngân hàng liên quan đến chính sách trợ giá gạo vì sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải ngân.
Tuy nhiên, phe biểu tình đang ra sức lợi dụng cơ hội để lôi kéo nông dân. Thủ lĩnh Suthep Thaugsuban trực tiếp xuống đường quyên góp tiền để ủng hộ họ và đã kiếm được hơn 17 triệu baht trong 2 ngày giữa tuần. Đáp lại, một lãnh đạo của đảng Puea Thai gọi hành động của phe biểu tình là “đạo đức giả” và chỉ ra rằng chính phe này hồi tháng trước kéo đến bao vây và uy hiếp một ngân hàng nhằm ngăn cản ngân hàng cho chính phủ vay để thanh toán nợ lúa gạo.
Ảnh hưởng thị trường gạo thế giới Để có tiền thanh toán nợ, chính phủ Thái Lan lên kế hoạch bán gạo với giá thấp hơn thị trường để sớm thu hồi vốn. Ý định được dự đoán sẽ gây biến động cho thị trường gạo thế giới một khi Thái Lan xả hàng ào ạt.
Phe biểu tình quyên tiền ủng hộ nông dân – Ảnh: Minh Quang
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề xuất chính phủ mua 1 kg gạo thì trả lại 1,5 kg cho nông dân để bù lỗ và họ sẽ tự tìm thị trường. Ngoài ra, nhiều lãnh đạo, trong đó có cả Thủ tướng Yingluck, đang đối mặt với cuộc điều tra tham nhũng về chính sách lúa gạo.
Theo TNO
Thái Lan: Người biểu tình tiếp tục đụng độ với cảnh sát
Hôm nay 2.12, người biểu tình Thái Lan tiếp tục đụng độ với cảnh sát ở khu vực gần tòa nhà chính phủ.
Biểu tình tại Thái Lan tiếp tục leo thang
Người biểu tình đã dùng mọi cách để cố giật sập hàng rào bê tông kẽm gai nhưng không thành công.
Thỉnh thoảng có những người biểu tình tiếp cận hàng rào của cảnh sát nhưng lập tức bị phun vòi rồng khiến họ bỏ chạy toán loạn.
Một vài người trúng đạn khí cay bắn ra từ phía cảnh sát, được nhân viên y tế tiếp cứu và nhanh chóng đưa ra phía sau.
Hai bên giằng co khá căng thẳng, số người biểu tình bị thương tiếp tục tăng. Phía cảnh sát cũng bị thương do người biểu tình ném nhiều vật cứng, trong đó có cả bom tự chế.
Tại một diễn biến khác, Thủ tướng Yingluck Shinawatra lại tổ chức họp báo kêu gọi người dân chấm dứt tình trạng biểu tình vi phạm pháp luật.
Liên quan đến việc giải tán chính phủ và quốc hội như yêu sách của người biểu tình, bà Yingluck một lần nữa khẳng định không làm theo yêu cầu của người biểu tình. Bà cho biết chỉ muốn thương lượng với lãnh đạo phe biểu tình để tìm ra giải pháp hơn là giải tán chính phủ.
Một số hình ảnh mà phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận tại cuộc biểu tình:
Theo TNO
Thái Lan: 5000 cảnh sát tái chiếm khu biểu tình 5000 cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để tái chiếm các khu biểu tình bằng biện pháp lấn dần và thuyết phục. Ngày 14/2, hàng ngàn cảnh sát chống bạo đông Thái Lan đã được huy động để chiếm lại các khu vực xung quanh một số tòa nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok bị người biểu tình chiếm...