Cảnh sát Thái bị bắn chết trong chiến dịch tái chiếm
Một cảnh sát và một dân thường thiệt mạng cùng ít nhất 58 người bị thương trong đụng độ ở trung tâm Bangkok, sau khi giới chức bắt đầu lấy lại những tòa nhà chính phủ bị người biểu tình chiếm giữ.
Một cảnh sát bị thương được đưa tới bệnh viện. Ảnh: BangkokPost
“Một cảnh sát vừa thiệt mạng và 14 cảnh sát bị thương”, Reuters dẫn lời ông Adul Saengsingkaew, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Thái Lan, hôm nay nói. “Nhân viên cảnh sát tử vong khi đang trên đường đến bệnh viện. Anh ấy bị bắn vào đầu”.
Hơi cay, tiếng súng và tiếng nổ được nghe thấy trong cuộc đụng độ gần Trụ sở Chính phủ hôm nay. CNN dẫn lời trung tâm cấp cứu Erawan cho hay ít nhất 58 người bị thương, gồm cả người biểu tình lẫn cảnh sát. Các quan chức cũng cho biết một người đàn ông 52 tuổi tử vong do vết thương ở đầu.
Hàng nghìn cảnh sát, trong đó có các đội chống bạo loạn, mang theo khiên, đạn hơi cay, dùi cui, được triển khai tại ít nhất 5 địa điểm ở thành phố, trong chiến dịch chính phủ gọi là “Hòa bình cho Bangkok”.
Khoảng 100 người biểu tình bị bắt tại khuôn viên của Bộ Năng lượng, do vi phạm tình trạng khẩn cấp. “Chúng tôi vừa lấy lại một trong 5 điểm biểu tình mà chúng tôi muốn tái chiếm, đó là Bộ Năng lượng”, lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Paradorn Pattanathabutr, nói khi thông báo về vụ bắt giữ.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên một lượng lớn người biểu tình như trên bị bắt kể từ khi làn sóng đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức nổ ra cách đây ba tháng.
Cảnh sát Thái hôm nay chĩa vũ khí vào người biểu tình chống chính phủ, trong cuộc đụng độ gần Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok. Ảnh: Reuters
Kể từ cuối năm ngoái, người biểu tình đối lập đã chiếm những khu đất của chính phủ và những giao lộ chính ở Bangkok, nhằm lật đổ chính phủ. Cảnh sát nói họ sẽ không dùng bạo lực, nhưng khẳng định sẽ dẹp ít nhất vài cuộc biểu tình vì vi phạm tình trạng khẩn cấp đã ban bố.
Trong khi đó, người biểu tình đã trở lại Tòa nhà Chính phủ ở trung tâm Bangkok, nơi cảnh sát dẹp bỏ cuối tuần trước. Những hình ảnh truyền hình hôm nay cho thấy cảnh sát đang đàm phán với lãnh đạo biểu tình.
Ít nhất 10 người thiệt mạng kể từ tháng 11, trong một chuỗi đụng độ quy mô nhỏ và các cuộc tấn công vào người biểu tình. Đây là bạo lực chính trị tồi tệ nhất Thái Lan kể từ năm 2010.
Người biểu tình đang cố buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức vì cho rằng chính phủ của bà tham nhũng và bị cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh bà, kiểm soát. Bà Yingluck giải quyết xung đột bằng những cuộc bầu cử sớm hồi tháng này, nhưng phe đối lập tẩy chay việc bỏ phiếu và làm gián đoạn hoạt động bầu cử tại một số khu vực.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hai hiệu trưởng đánh bạc được tại ngoại
Thủ tướng Thái Lan Yingluck đang bị cơ quan chống tham nhũng đòi truy tố vì tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 18/2, Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan (NACC) tuyên bố Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bị truy tố với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ giá gạo của nước này, và bà Yingluck có thể sẽ mất chức nếu bị kết tội.
Trong tuyên bố của mình, NACC cho biết bà Yingluck đã nhiều lần phớt lờ các cảnh báo rằng chương trình trợ giá gạo mà chính phủ của bà đang theo đuổi đang là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng và gây ra thiệt hại lớn về tài chính cho đất nước.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể sắp phải hầu tòa
Theo kế hoạch, bà Yingluck sẽ bị triệu tập ra trước tòa để nghe đọc cáo trạng này vào hôm 27/2 tới đây.
Chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan cho phép nông dân bán gạo cho chính phủ với giá cao gần gấp đôi giá thị trường đã trở thành cái cớ để người biểu tình chống chính phủ gây sức ép với bà Yingluck. Người biểu tình cho rằng chương trình trợ giá này tạo cơ hội cho tham nhũng, làm cạn kiệt ngân khố và để lại cho đất nước hàng núi gạo tồn kho không bán được cho ai.
Thông tin về việc bà Yingluck có thể bị truy tố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi những cuộc đụng độ bạo lực nổ ra giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok khiến ít nhất 2 người chết, trong đó có một cảnh sát, và hàng chục người khác bị thương.
Người biểu tình đụng độ dữ dội với cảnh sát chống bạo động trên đường phố
Phe đối lập ở Thái Lan cho rằng bà Yingluck chỉ là "con rối" của anh trai mình là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người hiện đang phải sống lưu vong sau khi bị quân đội lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Đảng Dân chủ đối lập cáo buộc bà Yingluck và ông Thaksin sử dụng tiền thuế của dân để thực thi các chính sách dân túy nhằm lôi kéo sự ủng hộ của đông đảo cử tri, đặc biệt là nông dân ở Thái Lan.
Theo Khampha
Xây tường chắn tòa nhà chính phủ Thái Hàng nghìn người biểu tình hôm nay bao vây và dùng vữa để xây tường rào chắn Tòa nhà Chính phủ Thái Lan. Hàng nghìn người biểu tình, trong đó có các thành viên thuộc Mạng lưới Sinh viên và Nhân dân Cải cách Thái Lan, tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ. Ảnh: Reuters Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban (tóc bạc)...