Cảnh sát sơ suất khi bảo vệ ông Abe Shinzo, công bố kết quả pháp y
Cảnh sát Nhật Bản thừa nhận “có vấn đề” trong việc bảo vệ cựu Thủ tướng Abe Shinzo. Theo đó, cảnh sát đang làm nhiệm vụ chỉ nhận diện được nghi phạm khi phát súng đầu tiên vang lên.
Ông Abe phát biểu trước công chúng trước khi bị trúng đạn. Ảnh: AP
Theo tờ The Guardian, ông Tomoaki Onizuka – cảnh sát trưởng tỉnh Nara, nơi ông Abe Shinzo bị ám sát, hôm qua (9/7) đã thừa nhận có những sai sót “không thể phủ nhận” trong việc bảo đảm an toàn cho cựu Thủ tướng. Quan chức này cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng. “Trong suốt các năm kể từ khi tôi trở thành cảnh sát vào năm 1995…không có sự hối tiếc nào lớn hơn lần này”.
An ninh tại các sự kiện vận động bầu cử ở Nhật khá lỏng lẻo, song với trường hợp của ông Abe Shinzo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu các biện pháp bảo vệ ông có bị thả lỏng quá mức hay không. Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết, họ đang xem xét các tình huống của hiện trường vụ án cũng như các kế hoạch đảm bảo an toàn cho ông Abe Shinzo trong ngày hôm đó.
Trong khi đó, theo đài NHK, các cảnh sát chịu trách nhiệm an ninh tại nơi cựu Thủ tướng Abe Shinzo phát biểu vận động bầu cử đã không nhận ra đối tượng tình nghi trong đám đông cho tới khi nghe thấy phát súng đầu tiên.
Một đoạn video ghi hình tại hiện trường cho thấy, nghi phạm Yamaguchi có thể tiếp cận ông Abe Shinzo từ phía sau mà không bị ai ngăn cản và rút súng khỏi một cái túi. Hắn bắn hai phát súng, mỗi phát đều tạo ra một đám khói.
Các bác sĩ chữa trị cho ông Abe Shinzo cho biết, ông bị nhiều vết thương ở cổ và bị tổn thương bên trong do phát súng sâu tới tim. Các bác sĩ cho biết ông Abe Shinzo đã tử vong do mất quá nhiều máu dù đã được truyền 100 đơn vị máu.
Cảnh sát Nhật Bản đã tiến hành khám nghiệm tử thi tới sáng hôm qua và xác nhận, một viên đạn đã xuyên qua tay trái của ông Abe Shinzo và gây tổn hại tới một mạch máu ở dưới xương đòn của ông. Kẻ tấn công đã nổ súng từ cự ly gần, với ý định giết người.
Bắt giữ nghi phạm. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo cảnh sát, vụ tấn công đã được lên kế hoạch kỹ càng. Nghi phạm Yamaguchi Tetsuya, 41 tuổi, đã bị bắt ngay tại hiện trường. Khi khai nhận với các nhà điều tra, tên này cho biết muốn giết cựu Thủ tướng Abe Shizo vì ông có liên quan tới một tổ chức mà hắn có ác cảm chứ không dính dáng gì tới các quan điểm chính trị của ông.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn khi đang phát biểu vận động bầu cử tại thành phố Nara vào lúc 11h30 trưa ngày 8/7. Vụ việc đã gây chấn động không chỉ ở Nhật mà còn cả thế giới, đặc biệt là vì Nhật là một quốc gia khá an toàn và là nơi có luật kiểm soát súng đạn chặt chẽ.
Sáng 9/7, thi thể của ông Abe Shinzo đã được đưa về nhà ở thủ đô Tokyo và có nhiều chính trị gia, dân thường tới viếng. Truyền thông địa phương cho biết, lễ tang sẽ được tổ chức vào thứ ba tuần tới.
Những khoảnh khắc khiến thế giới luôn nhớ đến cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời vào chiều ngày 8/7 sau khi bị trúng đạn trong một cuộc tấn công ở thành phố Nara, miền trung Nhật Bản.
NHK đưa tin, vào khoảng 6h sáng 9/7 (giờ địa phương), xe chở thi thể cựu Thủ tướng Abe Shinzo từ bệnh viện ở thành phố Nara, nơi ông được điều trị, đã về tới nhà riêng ở thủ đô Tokyo. Các hoạt động phúng điếu diễn ra ngay từ chiều cùng ngày với sự có mặt của các thành viên nội các Nhật Bản.
Tang lễ sẽ diễn ra vào ngày 11-12/7 tới do vợ ông là bà Akie Abe chủ trì tại một ngôi chùa ở Tokyo.
Theo nguồn tin của NHK, lễ tang sẽ hạn chế trong phạm vi gia đình và những người thân thiết của ông Abe. Sau tang lễ của ông Abe ở gia đình, đảng Dân chủ Tự do có thể thảo luận về việc tổ chức lễ tang theo hình thức quốc tang hoặc trong phạm vi đảng.
Cựu Thủ tướng Abe bị tấn công vào sáng ngày 8/7 khi đang phát biểu trong một sự kiện tranh cử cho đảng Dân chủ Tự do của ông tại thành phố Nara. Ông bị trúng 2 viên đạn và tử vong do mất nhiều máu tại bệnh viện vào buổi chiều cùng ngày.
Nghi phạm được cho là đã dùng súng tự chế để bắn ông Abe từ phía sau, khiến ông gục xuống. Ông được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Nara bằng trực thăng. Bất chấp nỗ lực của đội ngũ hơn 20 bác sĩ, ông Abe vẫn không thể qua khỏi do vết thương quá nặng khiến ông mất nhiều máu.
Việc Thủ tướng tại vị lâu đời nhất trong lịch sử Nhật Bản bị tấn công đã khiến dư luận bàng hoàng, tiếc thương. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo của Nhật Bản, dù còn nắm quyền hay đã nghỉ hưu, bị bắn chết kể từ những năm 1930.
Sau đây là những khoảnh khắc khiến thế giới phải nhớ đến cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo:
Hình ảnh gia đình ông Abe Shinzo vào năm 1956, khi đó ông Abe 2 tuổi trong vòng tay của mẹ, còn anh trai Hironobu trong vòng tay của cha.
Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do mới đắc cử Abe Shinzo trong một cuộc họp báo sau bầu cử tại trụ sở của đảng, 6 ngày trước khi được xác nhận là thủ tướng Nhật Bản. Ông trở thành người đứng đầu nội các trẻ nhất lịch sử Nhật Bản kể từ Thế chiến II.
Thủ tướng Abe Shinzo vào tháng 12/2014 trong chiến dịch tranh cử. Ông đưa ra hành động này để nhận được sự tin tưởng giao cho việc thực hiện chính sách kinh tế và tài chính.
Thủ tướng Abe Shinzo nghe báo cáo của người chịu trách nhiệm về công tác thanh lý và tháo dỡ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Năm 2013, ông Abe đã giúp Tokyo giành quyền đăng cai Thế vận hội 2020. Ông đã thuyết phục các thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), những người lo ngại về việc gần nhà máy điện hạt nhân bị hư hại, rằng nơi này tuyệt đối an toàn.
Năm 2018, ông Abe đã tham gia màn giới thiệu nhà vô địch trượt băng nghệ thuật Olympic Pyeongchang Alina Zagitova cùng với chú chó con Akita Inu mà cô hằng mơ ước.
Bài phát biểu chào mừng của Thủ tướng Abe trong lễ lên ngôi của tân Hoàng đế Naruhito vào năm 2019.
Vào tháng 1/2019, ông Abe đến Nga và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về triển vọng ký kết một hiệp ước hòa bình, hiệp ước chưa bao giờ diễn ra sau Thế chiến II.
Ông Abe Shinzo với Giáo hoàng Phanxicô trong chuyến thăm Nhật Bản vào năm 2019.
Tình yêu bền chặt ông Abe Shinzo dành cho vợ Phu nhân của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, bà Abe Akie, đã đón tàu hỏa đi nửa chiều dài đất nước để tới bệnh viện tỉnh Nara hôm 8-7. Theo báo The Strait Times, bà Abe, 60 tuổi, đang ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản lúc chồng mình bị ám sát tại TP Nara trưa 8-7 (giờ địa phương). Không...