Cảnh sát Pháp làm thêm…1300 năm, kiệt sức vì ‘Áo vàng’
Cảnh sát Pháp đang kiệt sức vì các cuộc biểu tình của phong trào “áo ghile vàng” và họ đã làm thêm số giờ tương đương với 13 thế kỷ.
17 tuần liên tục diễn ra các cuộc biểu tình thứ bảy, có nghĩa là Pháp tiếp tục phải huy động nhân viên thực thi pháp luật vào những ngày cuối tuần, bởi nếu các cuộc biểu tình của cộng đồng người Algeria diễn ra thì cũng cần có sự tăng cường lực lượng cảnh sát với mức độ tương đương.
Hãng thông tấn Nga Sputnik đã phỏng vấn một số đại diện cảnh sát Pháp về vấn đề đồng nghiệp của họ đang sống bên bờ vực “kiệt sức nghề nghiệp” như thế nào.
Theo đại diện giới cảnh sát Pháp, các cuộc bạo loạn ở Grenoble, đợt huy động “áo ghile vàng” lần thứ 17, biểu tình quy mô lớn chống lại Bouteflika đã khiến lực lượng cảnh sát Pháp “kiệt sức” và gióng hồi chuông cảnh báo về sự suy giảm an ninh ở nước này.
Ông Alexandre Langlois, Tổng thư ký Công đoàn cảnh sát Vigi nói rằng, tình hình đã trở nên trầm trọng đã nhiều năm nay. Cảnh sát Pháp đã tích lũy hơn 1.300 năm làm thêm, tương đương với 13 thế kỷ!
Trong những tháng gần đây, giới cảnh sát Pháp đã gặp khó khăn nhiều hơn, bởi vì họ phải làm việc cả ngày nghỉ cuối tuần. Họ đang trên bờ vực kiệt sức nhưng các cuộc biểu tình liên quan đến chính sách đối ngoại đang diễn ra ngày càng nhiều hơn, quá nhiều so với sức chịu đựng của họ.
Còn ông Michel Thooris, Tổng thư ký Công đoàn Cảnh sát Pháp mang tên “Cảnh sát tức giận” (Policiers en colère) cho biết rằng, ngoài công việc thường ngày, ngày nào họ cũng phải giải quyết những vấn đề mới. Trong lịch sử của nền Cộng hòa V, chưa bao giờ có những cuộc biểu tình quy mô lớn và kéo dài như trong trường hợp áo ghile vàng.
Ngoài ra, các vụ tội phạm hình sự được thực hiện trong nhiều vùng và khu vực, nơi luật pháp không còn tồn tại.
Video đang HOT
Xuất hiện những vụ bạo loạn, ví dụ như ở Grenoble, nơi 65 chiếc ô tô đã bị đốt cháy vào đêm ngày 4 sáng ngày 5 tháng 3 (sau vụ việc hai thanh niên thiệt mạng, khi cố gắng trốn thoát khỏi cảnh sát trên một chiếc xe máy, đã đâm vào một chiếc xe buýt).
Ông Michel Tooris lấy làm khó chịu về tuyên bố: “Nếu một số người nghĩ rằng họ có thể làm hao mòn sức lực của nhân viên thực thi pháp luật, thì họ đã sai”, của Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner hôm 1 tháng 3, khi trả lời các câu hỏi từ kênh thời sự BFMTV.
Cảnh sát Pháp phải làm thêm liên tục vì các cuộc biểu tình của phong trào “Áo ghile vàng”
“Những phát ngôn như vậy không thể không gây ra bất ổn. Rõ ràng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chúng tôi đã không nhận thức được mức độ hoàn toàn mệt mỏi của đồng nghiệp chúng tôi. Cảnh sát hoàn toàn kiệt sức” – ông Michel Tooris nói.
Alexander Langlois nhấn mạnh: “… chúng tôi hoàn toàn kiệt sức, chúng tôi không thể làm việc 20 ngày liên tục mà không có ngày nghỉ. Con người không thể cầm cự được lâu trong những điều kiện như vậy. Cơ thể sẽ không chịu đựng nổi”.
Ông phê phán rằng, Chính quyền có thể gọi cảnh sát đi làm vào mỗi cuối tuần, điều này không ảnh hưởng gì đến gia đình họ, chính phủ có thể ép tải công việc làm thêm giờ cho cảnh sát, nhưng cảnh sát lại không được trả tiền cho thời gian làm thêm.
Ông cảnh báo rằng “mọi sinh vật đều có giới hạn mệt mỏi”, có thể vào một số thời điểm, hàng loạt cảnh sát buộc phải nghỉ ốm cùng một lúc, không biết chính quyền khi đó sẽ nói về điều này như thế nào.
Họ chỉ cần tự đặt câu hỏi là làm thế nào để cảnh sát duy trì cường độ làm việc cao quá lâu, trong điều kiện khó khăn như vậy.
Ông Michel Tooris cũng cảnh báo rằng, cường độ và phạm vi của các cuộc biểu tình sẽ không giảm đi, thậm chí có nguy cơ tình hình sẽ xấu đi hơn nữa.
Những gì Được thể hiện cho thấy, cuộc thảo luận tầm cỡ quốc gia, được tổ chức bởi chính quyền, sẽ không thể trấn an được những thành viên của “áo ghile vàng”. Hơn nữa, khi mùa xuân đến, có thể sẽ ngày càng nhiều người tham gia biểu tình.
Ông cũng đã đề cập đến những cáo buộc buộc tội cảnh sát về việc sử dụng vũ lực quá mức và so sánh tình hình ở Pháp với tình hình ở Algeria, nơi hàng chục ngàn người biểu tình mỗi ngày chống lại Tổng thống Bouteflika.
Theo ông, các đồng nghiệp ở Algeria đang đối phó với các cuộc biểu tình lớn, cũng như giới cảnh sát Pháp đang đương đầu với “áo ghile vàng”. Hiện giờ số người bị thương có khác nhau.
Do đó, câu hỏi đặt ra rằng: Hướng dẫn của Bộ Nội vụ liên quan đến việc sử dụng vũ lực đúng đắn đến mức nào? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiến hành cuộc điều tra độc lập theo lệnh của Bộ Tư pháp và các tổ chức khác như Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu. Còn các nhân viên cảnh sát, đã thực hiện theo đúng mệnh lệnh.
Theo Datviet
Toàn Thắng
Pháp: Thi xem ai "rút súng trước", nữ cảnh sát bị đồng nghiệp bắn vào đầu
Một nữ cảnh sát Pháp bị đồng nghiệp bắn chết khi cả hai chơi trò "thử xem ai là người rút súng nhanh hơn".
Nữ cảnh sát Pháp bị đồng nghiệp bắn chết. Ảnh minh họa.
Theo Daily Mail, màn thi này giống như cao bồi miền tây ở Mỹ trong quá khứ.
Nữ cảnh sát 27 tuổi và đồng nghiệp 28 tuổi khi đó có nhiệm vụ đứng gác tại trụ sở lực lượng cảnh sát thành phố Paris. Dường như cảm thấy nhàm chán, cả hai cảnh sát rút súng và chơi đùa với nhau.
Tai nạn chết người xảy ra khi nữ cảnh sát 27 tuổi bị đạn bắn trúng đầu và tử vong, tờ The Local đưa tin.
Nữ cảnh sát còn lại hiện đã bị bắt giữ. Các công tố viên Paris đã mở cuộc điều tra toàn diện về vụ việc. "Đây là trò chơi ngu xuẩn đã làm ảnh hưởng đến hai sỹ quan", nguồn tin cảnh sát Paris nói.
Thi xem ai rút súng nhanh hơn là yếu tố quan trọng trong các cuộc đấu súng ở miền viễn Tây Mỹ hồi thế kỷ 19. Ngày nay, thi xem ai rút súng nhanh hơn đã trở thành một môn thể thao.
Kỷ lục hiện thuộc về một người rút súng và bắn nổ trái bóng ở khoảng cách 2,4 mét.
Theo Danviet
Bắt được tài xế 'biến mất' cùng xe chở tiền Sau khi bỏ trốn cùng số tiền "khủng", tài xế bị phát hiện tại một căn hộ cách xa Paris khoảng 160 km cùng với phần lớn số tiền. Xe bọc thép của công ty Loomis AFP Hãng AFP ngày 13.2 đưa tin cảnh sát Pháp vừa bắt giữ tài xế trước đó "biến mất" ở Paris cùng chiếc xe bọc thép chở...