Cảnh sát Pháp biểu tình phản đối lệnh cấm kẹp cổ
Cảnh sát Pháp hôm nay biểu tình tại thủ đô Paris để phản đối lệnh cấm kẹp cổ và giới hạn các biện pháp khống chế nghi phạm khác.
Các sĩ quan tập trung tại đại lộ Champs-Elysees, thủ đô Paris, đỗ hàng chục phương tiện dưới Khải Hoàn Môn để phản đối hạn chế mới với các biện pháp khống chế nghi phạm mà họ có thể sử dụng. Một xe bán tải treo biểu ngữ “không cảnh sát, không bình yên”, một áp phích khác in ảnh các thương tích của cảnh sát bị tấn công khi làm nhiệm vụ với dòng chữ “Ai đang tàn sát ai?”.
Cuộc biểu tình của cảnh sát Pháp diễn ra trước cuộc thảo luận về thay đổi trong chiến thuật của cảnh sát giữ các đoàn thể của lực lượng và Bộ trưởng Nội vụ Kouthe Castaner. Bộ trưởng Castaner hồi đầu tuần tuyên bố cảnh sát sẽ không được dạy cách kẹp hoặc ghì cổ khi bắt nghi phạm.
Castaner cũng cấm lật sấp để khống chế nghi phạm, kỹ thuật bị cho là gây ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, Bộ trưởng nội vụ Pháp sau đó bỏ lệnh cấm này.
Một người đốt khói màu trong cuộc biểu tình của các đoàn thể cảnh sát Pháp ở đại lộ Champs-Elysees, Paris, ngày 12/6. Ảnh: AFP.
Các kỹ thuật khống chế nghi phạm như trên ngày càng bị chỉ trích sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu tại Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ. Cảnh sát Pháp cho biết hạn chế mới nhằm vào kỹ thuật khống chế nghi phạm “đi quá xa”.
Video đang HOT
Các sĩ quan thuộc liên đoàn Unite SGP Police FO tối 11/6 đặt còng tay bên ngoài các đồn cảnh sát trên khắp nước Pháp trong cuộc biểu tình mang tính biểu tượng. “Họ muốn ngăn chúng tôi làm việc”, đại diện Unite SGP Police FO Yves Lefebvre nói trên kênh BFM. “Ông Castaner dường như đã lắng nghe chúng tôi nhưng chưa đủ”.
Nhiều cuộc biểu tình bùng phát tại Pháp sau cái chết của Floyd. Một cuộc tuần hành khác dự kiến diễn ra ngày 13/6. Vụ cảnh sát da trắng ghì chết Floyd khiến nhiều người Pháp nhớ lại Adama Traore, 24 tuổi, chết trong lúc bị giam hồi tháng 7/2016 và gây ra đụng độ nhiều ngày ở ngoại ô Paris.
Hai lần khám nghiệm tử thi và 4 lần kiểm tra y tế riêng biệt đưa ra nguyên nhân mâu thuẫn về cái chết của Traore. Gia đình nạn nhân cho rằng Traore ngạt thở vì bị ba sĩ quan khống chế bằng kỹ thuật gây tranh cãi.
Giám sát viên nhân quyền của Pháp Jacques Toubon hồi đầu tuần cảnh báo về “khủng hoảng niềm tin của công chúng với lực lượng an ninh”, yêu cầu đảo ngược điều ông gọi là “tâm lý chiến” trong thực thi pháp luật.
Xe bán tải dán áp phích với ảnh thương tích của cảnh sát cùng dòng chữ “Ai đang giết ai?” đỗ dưới Khải Hoàn Môn, Paris, Pháp, ngày 12/6. Ảnh: AFP.
Bình luận rò rỉ từ một nhóm kín trên Facebook của cảnh sát gây làn sóng phẫn nộ về nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng thực thi pháp luật của nước này, khiến các công tố viên Paris phải mở cuộc điều tra hồi tuần trước.
Điện Elysee cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 8/6 thúc giục các bộ trưởng đưa ra đề xuất nhằm cải thiện hoạt động gìn giữ trật tự và giải quyết cáo buộc về định kiến chủng tộc. Bộ trưởng Castaner thông báo lệnh cấm cảnh sát kẹp cổ nghi phạm và cam kết không khoan nhượng với nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng, đồng thời cho biết sẽ tăng cường trang bị camera gắn trên người các sĩ quan.
“Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không có chỗ đứng trong xã hội và thậm chí ít hơn trong lực lượng cảnh sát cộng hòa của chúng ta. Tôi sẽ không để những hành động thù ghét của một số sĩ quan bêu xấu toàn bộ lực lượng cảnh sát”, Castaner nói. “Tôi phủ nhận toàn bộ lực lượng cảnh sát phân biệt chủng tộc, nhưng một số sĩ quan như vậy”.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát tại Pháp
Các cuộc biểu tình bắt nguồn từ vụ việc năm 2016, khi Adama Traoré, một thanh niên da đen, 24 tuổi, tử vong sau khi bị thẩm vấn.
Ngày 2/6, trong ngày đầu tiên của giai đoạn 2 quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, hàng chục nghìn người Pháp đã tập trung biểu tình tại thủ đô Paris và các thành phố lớn để phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực của lực lượng cảnh sát.
Đụng độ đã xảy ra trong các cuộc biểu tình. Ảnh: Le Parisien
Các cuộc biểu tình bắt nguồn từ vụ việc xảy ra vào năm 2016, khi Adama Traoré, một thanh niên da đen, 24 tuổi, tử vong sau khi bị lực lượng hiến binh quốc gia Pháp thẩm vấn. Vào thời điểm đó, vụ việc nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, báo chí và giới chính trị Pháp. Các cuộc giám định pháp y được tiến hành để xác định nguyên nhân cái chết của Adama Traoré. Cuối năm 2018, các tòa án xác định không có trách nhiệm của lực lượng hiến binh quốc gia.
Năm 2020, 4 năm sau khi Adama Traoré qua đời, gia đình nạn nhân tiếp tục yêu cầu giám định pháp y để tìm nguyên nhân cái chết của thanh niên này. Kết quả giám định được công bố đầu tuần này kết luận điều ngược lại. Thanh niên này tử vong do bị cảnh sát chèn vào bụng trong lúc bị khống chế.
Kết quả giám định pháp y này được công bố đúng vào thời điểm các cuộc biểu tình rầm rộ đang nổ ra tại Mỹ khi một người đàn ông da đen tử vong sau khi bị cảnh sát khống chế. Các cuộc biểu tình tại Mỹ đã gây tiếng vang lớn, khiến gia đình và những người ủng hộ nạn nhân Adama Traoré quyết định kêu gọi các cuộc biểu tình, yêu cầu cơ quan chức năng đưa vụ việc ra ánh sáng.
Bất chấp các quy định về giãn cách xã hội vẫn còn hiệu lực và không được cho phép, khoảng 19 nghìn người, đa phần là giới trẻ, đã tập trung trước một tòa án tại thủ đô Paris, bên cạnh các cuộc biểu tình tại thành phố khác như Marseille, Lille hay Lyon.
Bên cạnh việc đòi công lý cho nạn nhân Adama Traoré, những người biểu tình cũng phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc nhằm vào người da đen tại Pháp cũng như tại Mỹ trong vụ việc xảy ra cách đây ít ngày.
Cuộc biểu tình tại thủ đô Paris mở đầu trong trật tự nhưng sau đó đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Giao thông quanh khu vực bị tắc nghẽn, một vài hành động đốt phá đã xảy ra khiến cảnh sát phải sử dụng lựu đạn hơi cay để đẩy lùi người biểu tình quá khích.
Các cuộc biểu tình tại những thành phố lớn trong ngày 2/6 này là sự kiện đáng lo ngại khi nước Pháp vẫn trong tình trạng y tế khẩn cấp, các quy định về giãn cách xã hội vẫn còn hiệu lực, đặc biệt là việc tụ tập quá 10 người ở nơi công cộng vẫn bị cấm. Ngoài ra, Chính phủ Pháp còn lên phương án kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp sau ngày 10 tháng 7 nếu dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tính đến ngày 2/6, ngày đầu tiên của giai đoạn 2 quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, số ca tử vong vì Covid-19 tại Pháp đã tiến gần con số 29 nghìn sau khi 104 ca tử vong mới được ghi nhận sau 24 giờ. Mặc dù số ca bệnh phải cấp cứu, chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả cuộc chiến chống dịch Covid-19, tiếp tục giảm trong gần 2 tháng qua nhưng nỗi lo dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn hiện hữu.
Trong giai đoạn dỡ phong tỏa toàn quốc, Pháp ghi nhận thêm hơn 100 ổ dịch mới, trong đó có nhiều ổ dịch lớn với hàng chục đến hơn 100 ca nhiễm virus. Gần nhất, trong ngày 2/6, một ổ dịch với khoảng 30 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong số những lao động thời vụ người Tây Ban Nha tới Pháp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại một tỉnh Bouches-du-Rhône, phía Nam nước Pháp.
Hàng triệu người Pháp xuống đường trong ngày tổng đình công Đụng độ nhỏ diễn ra giữa những người biểu tình quá khích với lực lượng cảnh sát khiến 87 người bị bắt và 71 người bị tạm giữ để điều tra. Gần 1 triệu người Pháp xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn trên toàn nước Pháp trong ngày 5/12, nhằm phản đối chương trình cải cách về hưu trí của...