Cảnh sát Myanmar đào tẩu cầu xin Ấn Độ đừng trục xuất
Cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ kêu gọi Thủ tướng Modi cho phép tị nạn, khi đối mặt nguy cơ bị trục xuất.
“Chúng tôi không muốn quay lại Myanmar tới khi vấn đề giải quyết xong”, một cảnh sát Myanmar chạy trốn sang Ấn Độ và đang ẩn náu tại một ngôi làng ở bang Mizoram, giáp biên giới Myanmar, nói.
Người này là một trong số hàng chục cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Mizoram kể từ khi cuộc đảo chính quân sự nổ ra ở quê nhà hôm 1/2. Nhiều dân thường Myanmar cũng đào tẩu sang quốc gia láng giềng sau các cuộc trấn áp của quân đội với người biểu tình chống đảo chính.
Giới chức bang và liên bang Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ số liệu nào về số người Myanmar vượt biên, nhưng một số quan chức bang cho hay số người xin tị nạn có thể lên tới hàng trăm.
Tuy nhiên, những người này đang có nguy cơ bị trục xuất về nước, sau khi Bộ Nội vụ Ấn Độ tuần trước yêu cầu 4 bang giáp biên giới với Myanmar, trong đó có Mizoram, thực hiện các biện pháp ngăn chặn người tị nạn vào Ấn Độ, ngoại trừ vì lý do nhân đạo.
Bộ Nội vụ Ấn Độ cho hay các bang không được cấp quy chế tị nạn cho bất kỳ ai đến từ Myanmar, bởi Ấn Độ không tham gia Công ước về Người tị nạn năm 1951 của Liên Hợp Quốc cũng như Nghị định thư năm 1967 của tổ chức này.
Video đang HOT
Một sĩ quan cảnh sát Myanmar đào tẩu cùng vợ con chơi đùa trong một nơi trú ẩn tại Mizoram, Ấn Độ, hôm 19/3. Ảnh: AP
Một ngôi làng ở Ấn Độ đã cung cấp nơi trú ẩn cho 34 cảnh sát và một lính cứu hỏa Myanmar, những người vượt biên sang Ấn Độ trong hai tuần qua. Một số sĩ quan cho hay họ bỏ trốn vì không muốn tuân theo mệnh lệnh bắn vào người biểu tình phản đối đảo chính mà chính quyền quân sự đưa ra.
“Họ ra lệnh bắt, đánh đập, tra tấn người biểu tình”, một nữ cảnh sát đào tẩu cho hay. “Chúng tôi luôn bị đẩy lên hàng đầu bất kỳ lúc nào có biểu tình. Vì vậy chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài rời khỏi đất nước”.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Phong trào phản đối đảo chính dấy lên khắp đất nước và thường xuyên xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Theo một tổ chức quan sát nhân quyền, hơn 200 người biểu tình đã thiệt mạng.
Chính phủ liên bang Ấn Độ và bang Mizoram đang tranh cãi về cách xử lý người vượt biên từ Myanmar. Trước đó, chính quyền Mizoram đã cho phép người vượt biên được nhập cảnh và cung cấp thức ăn, nơi ở.
Zoramthanga, thủ hiến bang Mizoram, hôm 18/3 gửi thư lên Thủ tướng Narendra Modi, nói rằng “Ấn Độ không thể làm ngơ” trước cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở bang này.
Ông cho hay người dân bang Mizoram là những người có quan hệ sắc tộc với người dân tộc Chin ở Myanmar và “không thể thờ ơ trước hoàn cảnh của họ”. Ông kêu gọi chính phủ liên bang cân nhắc lại và cho phép người đào tẩu Myanmar tị nạn ở Ấn Độ.
Hồi đầu tháng, Myanmar đã yêu cầu Ấn Độ trục xuất các sĩ quan cảnh sát đã vượt biên. Ấn Độ có chung đường biên giới dài 1.643 km với Myanmar và nhiều bang nước này cũng đang tiếp nhận hàng nghìn người Myanmar vượt biên.
Thủ hiến Ấn Độ phản đối trục xuất người tị nạn Myanmar 400 người Myanmar vượt biên sang Ấn Độ Gần 200 cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ
Thêm 16 cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ
Thêm 16 cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ xin tị nạn để không phải thực thi mệnh lệnh quân đội, và con số được cho là sẽ tăng.
Quan chức cảnh sát Ấn Độ hôm nay cho biết ít nhất 19 cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ xin tị nạn, gồm 16 người mới đến và ba người đến hôm 3/3. Họ đã vượt qua hai huyện Champhai và Serchhip ở bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ, nơi có chung đường biên giới với Myanmar.
Quan chức Ấn Độ từ chối nêu tên họ do tính nhạy cảm của vấn đề. Tất cả 19 cảnh sát đều là sĩ quan cấp thấp và không có vũ khí. "Chúng tôi dự đoán sẽ có thêm nhiều người đến", quan chức này dẫn báo cáo tình báo cho hay.
Trên mạng xã hội xuất hiện những câu chuyện cảnh sát tham gia phong trào bất tuân dân sự, biểu tình phản đối chính quyền quân sự và một số người đã bị bắt. Tuy nhiên, đây là những trường hợp đầu tiên về cảnh sát vượt biên khỏi Myanmar được báo cáo.
Cảnh sát trang bị vũ khí được triển khai để đối phó người biểu tình ở Yangon hôm 2/3. Ảnh: AFP .
Quan chức Ấn Độ nói rằng những cảnh sát tới đây xin tị nạn vì không muốn thực thi mệnh lệnh của chính quyền quân sự. Chính quyền địa phương Ấn Độ trước mắt sẽ tạm giam họ. Ba cảnh sát đến chiều 3/3 đang được chính quyền địa phương khám sức khỏe, xử lý yêu cầu tị nạn.
Ấn Độ và Myanmar có chung đường biên giới trên bộ dài 1.643 km. Ấn Độ cũng là nơi sinh sống của hàng nghìn người tị nạn Myanmar, bao gồm người dân tộc Chin và người Rohingya.
Myanmar rơi vào khủng hoảng sau khi quân đội tiến hành đảo chính hôm 1/2, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo chính quyền dân sự. Hàng trăm nghìn người trên khắp Myanmar đã xuống đường biểu tình kể từ đó để phản đối đảo chính.
Chính quyền quân sự đã triển khai lực lượng cảnh sát đông đảo để đối phó biểu tình, nhiều người trong số đó được trang bị vũ khí sát thương. Myanmar hôm 3/3 trải qua "ngày đẫm máu" nhất khi 38 người biểu tình bị lực lượng an ninh bắn chết.
Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 54 người đã chết và hơn 1.700 người bị bắt từ sau đảo chính. Tung tích nhiều người bị bắt đến nay vẫn là bí ẩn với gia đình.
Vị trí bang Mizoram của Ấn Độ giáp biên giới với Myanmar. Đồ họa: Geographical Magazine .
Tương lai cho khủng hoảng Myanmar Phương Tây tìm cách siết trừng phạt Myanmar Myanmar khó thoát 'ác mộng'
Cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ xin tị nạn Ba cảnh sát Myanmar vượt qua biên giới bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ xin tị nạn để không phải thực thi mệnh lệnh của chính quyền quân sự. Ba người này đã đi qua biên giới gần thị trấn Bắc Vanlaiphai vào chiều 3/3 và đang được chính quyền địa phương khám sức khỏe, xử lý yêu cầu tị nạn, Stephen Lalrinawma,...