Cảnh sát Mỹ nói đã cố cứu George Floyd
Luật sư của Thomas Lane, một trong 4 cảnh sát liên quan cái chết của George Floyd, cho hay thân chủ đã cố cứu nạn nhân khi anh này bất tỉnh.
“Anh ấy đã làm hơn thế”, luật sư Earl Gray nói trong cuộc phỏng vấn hôm 8/6. “Anh ấy đã lên xe cứu thương và là người hồi sức tim phổi (CPR) cho Floyd. Anh ấy là một người nhân hậu, không phải một người bạo lực”.
Lane là một trong hai cảnh sát được nhìn thấy hỗ trợ cựu sĩ quan Derek Chauvin ghì Floyd xuống mặt đất trong gần 9 phút. Một cảnh sát thứ tư đứng bên cạnh họ khi sự việc xảy ra.
Cựu cảnh sát Thomas Lane. Ảnh: AP
Theo luật sư Gray, khi Chauvin, sĩ quan huấn luyện của Lane, nhấn đầu gối lên gáy Floyd, Lane nhiều lần đã đề nghị lật người Floyd lại. Tuy nhiên, Chauvin không đồng ý và Gray cho hay do là tân binh, Lane không dám phản đối hành động của Chauvin. Khi đó, Lane mới vào lực lượng cảnh sát 4 ngày, còn Chauvin đã làm việc Sở Cảnh sát Minneapolis gần 19 năm.
“Anh ấy nghĩ mình đang làm những gì đúng đắn”, luật sư Gray nói.
Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ hai. Lane cùng hai đồng nghiệp là J. Alexander Kueng và Tou Thao bị buộc tội hỗ trợ và tiếp tay giết người cấp độ hai. Họ đối mặt 40 năm tù.
Tuy nhiên, Gray cho rằng công chúng sẽ có quan điểm khác về Lane khi xem video từ camera gắn trên người cảnh sát về vụ bắt giữ.
“Nhất là nếu họ hiểu biết về quy trình của cảnh sát và cảnh sát sẽ làm thế nào khi tiến hành một vụ bắt giữ trọng tội”, Gray nói. “Nhất là khi cá nhân mà họ đang bắt chịu ảnh hưởng của một loại ma túy nào đó, điều đó rất rõ ràng trong tình huống này”.
George Floyd chết như thế nào. Video: NY Times
Gray cho biết ông đã xem video từ camera của thân chủ, cho thấy Floyd “kháng cự” lên xe cảnh sát. Đoạn video hiện không được công bố rộng rãi.
Trước đó, theo Maurice Lester Hall, bạn của nạn nhân, Floyd đã bị giật mình khi cảnh sát tiếp cận xe của họ và anh chỉ “cố gắng để xoa dịu tình hình” chứ không kháng cự việc bắt giữ.
Các video về những phút cuối của Floyd do người qua đường quay lại cho thấy anh không kháng cự. Một video quay cảnh Floyd bị áp giải lên vỉa hè trong khi bị còng tay, video khác cho thấy một sĩ quan dường như đang vật lộn với một người nào đó trong xe cảnh sát. Một nhân chứng cũng kể lại như trên.
Đám tang của George Floyd đã diễn ra hôm 9/6 tại nhà thờ Fountain of Praise, thành phố Houston, bang Texas, quê hương của anh. Anh được chôn cất tại nghĩa trang ở ngoại ô bên cạnh mẹ.
10.000 vụ bắt giữ, cảnh sát Mỹ bị tố 'gài bẫy' người biểu tình
Hơn 10.000 người đã bị cảnh sát bắt trên khắp nước Mỹ, và hơi cay cùng đạn cao su được sử dụng thường xuyên. Cảnh sát nhiều nơi bị cáo buộc gài bẫy để bắt giữ người biểu tình.
Theo Guardian, kể từ khi George Floyd thiệt mạng dưới tay cảnh sát ở Minneapolis hôm 25/5, làn sóng biểu tình phản đối đã diễn ra ở 140 thành phố trên khắp 50 bang của Mỹ.
Hơn 10.000 người đã bị bắt giữ trong đợt bất ổn dân sự này, và cảnh sát thường xuyên sử dụng hơi cay, đạn cao su và dùi cui đối với người biểu tình, phóng viên và thậm chí cả người đứng xem. Một số thành phố lớn ở Mỹ đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong nỗ lực kiềm chế bạo lực và cướp phá.
Jarah Gibson bị bắt khi tuần hành ôn hoà ở Atlanta, bang Georgia hôm 1/6.
"Cảnh sát xuất hiện từ đầu và tháp tùng chúng tôi trong toàn bộ cuộc tuần hành", cô Gibson chia sẻ.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Philadelphia hôm 30/5. Ảnh: AP.
Vào lúc 19h30, khi sắp tới thời gian giới nghiêm (bắt đầu từ 21h ở Atlanta), cảnh sát bắt đầu quây những người biểu tình lại. Mặc dù nhiều người đã rời đi, Gibson đã cố gắng dùng điện thoại quay cảnh một người đi xe đạp bị xe cảnh sát đâm và sau đó người này bị bắt giữ. Sau đó cô Gibson cũng bị bắt với cáo buộc "từ chối hợp tác khi được yêu cầu rời đi".
"Cảnh sát khiến mọi thứ bắt đầu và giờ đây thì họ hình sự hoá chúng tôi. Bây giờ tôi đã được chụp ảnh, lấy dấu vân tay và dấu mắt. Tôi là tội phạm vì một vụ bắt giữ bất hợp pháp. Tôi chỉ muốn được lắng nghe và được cảnh sát tôn trọng như một con người", cô Gibson nói.
Một người biểu tình ở Los Angeles, bang California chia sẻ về việc khi cô đang trở về căn hộ của mình trước giờ giới nghiêm thì cảnh sát quây người biểu tình lại và chặn các lối thoát.
"Tôi bị bắt cách căn hộ của mình chỉ 2 dãy phố, trong khi đồng hồ mới điểm 18h", cô chia sẻ và nói thêm rằng khi việc bắt giữ xảy ra, mọi người ngoài cuộc đều phản đối từ ban công các toà nhà, trong khi cảnh sát nhắm đạn cao su, vòi rồng và hơi cay về phía họ.
"Cảnh sát gài bẫy để bắt giữ chúng tôi. Họ đóng cửa các tuyến phố buộc chúng tôi phải đi lên cầu Margaret Hunt Hill. Khi chúng tôi đang ở trên cầu, cảnh sát chặn 2 đầu", một người biểu tình ở Dallas, Texas, chia sẻ.
Minneapolis cấm cảnh sát kẹp cổ dân sau cái chết của George Floyd Minneapolis cấm cảnh sát thực hiện động tác kẹp cổ và yêu cầu các sỹ quan ngăn chặn bất cứ đồng nghiệp nào có hành động sử dụng vũ lực không phù hợp. Đây được xem là những bước đi cụ thể đầu tiên trong nỗ lực cải tổ lực lượng cảnh sát thành phố này sau cái chết của George Floyd. Những...