Cảnh sát Mỹ ngăn đồng nghiệp ghì cổ người biểu tình
Một cảnh sát Seattle ngăn đồng nghiệp ghì cổ người biểu tình đòi công lý cho George Floyd, người đã chết sau khi bị trấn áp theo cách tương tự.
Video lan truyền trên mạng xã hội đã ghi lại cảnh hai sĩ quan cảnh sát xử lý một người biểu tình bên ngoài cửa hàng T-Moble ở Seattle hôm 30/5. Trong đó một sĩ quan đã ghì đầu gối lên cổ để trấn áp người biểu tình bất chấp tiếng la hét xung quanh.
“Bỏ đầu gối ra khỏi cổ anh ấy ngay”, một người bên ngoài hét lên.
Viên cảnh sát trên đã ghì đầu gối lên cổ người biểu tình khoảng 13 giây trước khi đồng nghiệp kéo đầu gối của anh lui xuống dưới. Các sĩ quan cảnh sát được cho là đang xử lý tình trạng cướp bóc tại cửa hàng T-Mobile, song không rõ lý do tại sao người biểu tình bị bắt.
Video đang HOT
Một cảnh sát ở Seattle ngăn đồng nghiệp ghì cổ người biểu tình đòi công lý cho George Floyd hôm 30/5. Video: Twitter/ Matt M. McKnight.
Sở cảnh sát Seattle hiện chưa bình luận về sự việc.
Biểu tình đòi công lý cho cộng đồng người da màu đã lan khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd hôm 25/5. Floyd bị viên cảnh sát Derek Chauvin ghì đầu cổ lên cổ khoảng 9 phút bất chấp liên tục van xin: “Tôi không thể thở”. Người đàn ông da màu sau đó tử vong trong bệnh viện.
Hồ sơ truy tố nói rằng Floyd mắc các bệnh lý nền gồm động mạch vành và suy tim do tăng huyết áp. “Những tác động kết hợp của việc Floyd bị cảnh sát ghì gáy, bệnh lý nền và bất kỳ chất kích thích tiềm tàng nào trong cơ thể Floyd đã dẫn đến tử vong”, hồ sơ cho hay.
Chính quyền các bang, thành phố đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia chi viện cũng như áp giới nghiêm để ngăn các cuộc bạo loạn do nhóm người biểu tình quá khích gây ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án hành vi bạo lực, gọi những người quá khích là “những kẻ cướp bóc, vô chính phủ”.
Biểu tình Mỹ lan tới Anh
Đám đông tập trung ở London biểu tình sau cái chết ở người da màu George Floyd ở bang Minnestota, Mỹ, buộc cảnh sát bắt 23 người.
Bất chấp các lệnh cấm tụ tập đông người nhằm ngăn Covid-19 lây lan, những người biểu tình tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London, Anh, từ 8h sáng 31/5, thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình Mỹ trước cái chết của Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnestota, Mỹ.
Sở cảnh sát London, Anh, cuối ngày 31/5 cho hay tổng cộng 23 người biểu tình đã bị bắt trong ngày với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có vi phạm lệnh phong tỏa. Cảnh sát cho hay phần lớn những người tham gia biểu tình đã giải tán, nhưng nhiều cuộc biểu tình dự kiến diễn ra ở thủ đô Anh trong những tuần tới.
Cảnh sát giám sát biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh hôm 31/5. Ảnh: AP.
Người đàn ông da màu Floyd, ở Minnesota, Mỹ, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút. Anh này đã liên tục cầu xin và nói "Tôi không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Cảnh sát Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi biểu tình bạo lực là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói. Ông còn cảnh báo những người biểu tình vì Floyd sẽ gặp "những con chó dữ tợn nhất" nếu tấn công hàng rào bảo vệ Nhà Trắng.
Nhà Trắng hôm 29/5 từng bị phong tỏa theo lệnh của cơ quan Mật vụ Mỹ, nhưng trạng thái này được gỡ bỏ tối cùng ngày do người biểu tình tuần hành sang những khu vực khác của thủ đô Washington. Tổng thống Trump phải rút xuống hầm ngầm trong khoảng một tiếng, cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng mật vụ "đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Cảnh sát Mỹ ghì chết người da màu: Minnesota điều Vệ binh quốc gia ngừa bạo động Thổng đốc bang Minnesota (Mỹ) triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia giúp khôi phục trật tự sau 2 ngày biểu tình liên quan tới cái chết của một người da màu. Theo Reuters, cùng với việc ban hành tình trạng khẩn cấp, Thống đốc Tim Walz điều động lực lượng Vệ binh hỗ trợ cảnh sát khi lực lượng thực thi...