Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là ‘phong trào khủng bố’
Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là “khủng bố”.
“Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó”, Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ nói trong một bức thư gửi các thành viên tổ chức này. Nội dung bức thư được đăng trên Twitter hôm 1/6.
Lá thư được Kroll gửi các đồng nghiệp tại sở cảnh sát Minneapolis trong bối cảnh lực lượng này đang chật vật đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Floyd bị Derek Chauvin, một cảnh sát thành phố, ghì gáy trong gần 9 phút hôm 25/5, khiến anh này tử vong tại bệnh viện.
Trước đó, Floyd bị Chauvin và ba cảnh sát khống chế do cáo buộc sử dụng một tờ 20 USD giả để mua thuốc lá. Hồ sơ pháp lý cho thấy người đàn ông 46 tuổi này từng phải ngồi tù 5 năm từ năm 2009 với tội danh tấn công và cướp. Trước đó, anh ta đã bị truy tố với nhiều tội, từ trộm cắp có vũ khí cho tới hành vi liên quan tới ma túy. Sau khi ra tù năm 2014, Floyd chuyển tới Minneapolis, làm nghề bảo vệ tại các quán bar, hộp đêm.
Cái chết của Floyd đã làm bùng phát các cuộc biểu tình ở ít nhất 140 thành phố của Mỹ, nhằm đòi công lý cho anh này và quyền bình đẳng cho người da màu.
Video đang HOT
“Phong trào khủng bố hiện nay là kết quả của những gì đã tích tụ từ nhiều năm trước”, Kroll viết trong thư, đề cập đến các cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd.
Ông cho rằng các vấn đề nhức nhối của Minneapolis vẫn tồn tại do lãnh đạo thành phố đã tinh giản hóa bộ máy cảnh sát và chuyển hướng ngân sách cho các hoạt động cộng đồng có xu hướng bài cảnh sát. “Cảnh sát trưởng chúng ta yêu cầu được bổ sung 400 nhân viên, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Đó là lý do dẫn đến cuộc bạo loạn lịch sử này”, Kroll viết.
Người biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota, giơ bảng “Tôi không thể thở”, câu nói của George Floyd trước khi bị cảnh sát ghì chết, hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo hiệp hội cảnh sát Minneapolis cũng tuyên bố rằng tổ chức sẽ giúp đỡ Chauvin và ba cảnh sát đã bị sa thải vì liên quan tới cái chết của Floyd.
“Tôi đã làm việc với 4 luật sư bào chữa, đại diện cho 4 cá nhân bị điều tra hình sự, ngoài ra, luật sư về lao động của chúng tôi cũng bảo vệ quyền lợi lao động của các cảnh sát này. Họ bị chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy trình”, Kroll viết trong thư.
Các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ nổ ra trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Một số thành phần quá khích cũng lợi dụng hỗn loạn để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà. Hàng chục địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm, trong đó có thủ đô Washington.
Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai tại thủ đô và 26 bang. Ít nhất 4.400 người đã bị bắt vì phá lệnh giới nghiêm, gây rối và cướp bóc, hôi của.
Trump gọi người biểu tình bạo lực là ‘thấp hèn’ Bạo loạn đã ăn sâu bén rễ trong biểu tình Mỹ 17 Những nhóm cực đoan bị tố ‘giật dây’ bạo loạn Mỹ 11
Sở cảnh sát Minneapolis bị điều tra
Bang Minnesota mở cuộc điều tra về quyền dân sự với Sở Cảnh sát Minneapolis, hy vọng tạo ra những thay đổi sau cái chết của George Floyd.
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz và Cơ quan Nhân quyền Minnesota đưa ra thông báo trong cuộc họp báo ngày 2/6. Cuộc điều tra sẽ xem xét các chính sách và thủ tục của cảnh sát thành phố Minneapolis trong 10 năm qua để xác định xem họ có thực hiện các hành vi phân biệt đối xử với người da màu hay không.
Người biểu tình đốt phá đồn cảnh sát ở Minneapolis ngày 1/6. Ảnh: AP.
Walz và Ủy viên Nhân quyền Rebecca Lucero, người sẽ lãnh đạo cuộc điều tra, cho biết họ hy vọng đạt được thỏa thuận với thành phố để xác định các thay đổi có thể thực hiện nhanh chóng và tìm giải pháp lâu dài. "Mấu chốt điều tra không phải là bắt các cá nhân chịu trách nhiệm hình sự. Nó nhằm tạo ra thay đổi hệ thống", Lucero nói.
Động thái được đưa ra sau khi cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, người bị cảnh sát Derek Chauvin tại Minneapolis ghì gáy hôm 25/5, làm dấy lên cơn phẫn nộ vì tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát. Biểu tình phản đối lan rộng khắp cả nước. Hàng chục địa phương tại Mỹ đã áp lệnh giới nghiêm và triển khai lính Vệ binh Quốc gia, khi những thành phần quá khích cướp phá và hủy hoại các công trình.
FBI cũng đang điều tra liệu cảnh sát có cố tình tước quyền dân sự của Floyd khi khống chế ông này hay không. Floyd bị ghì xuống đường suốt gần 9 phút, kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được. Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy Floyd chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", thêm rằng cái chết là "một vụ giết người". Các vấn đề sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp, sử dụng thuốc giảm đau fentanyl, sử dụng ma túy đá gần đây". 4 cảnh sát liên quan tới sự việc bị sa thải, Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba.
Người dân nhiều nước ủng hộ biểu tình ở Mỹ Tuần hành phản đối vụ người da màu bị ghì chết ở Mỹ xuất hiện ở nhiều nước, hàng loạt quốc gia lên án hành động của cảnh sát Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, đang...