Cảnh sát Mỹ gây phẫn nộ vì bắn cậu bé tự kỷ
Giới chức bang Utah đang điều tra vụ cảnh sát bắn bị thương một cậu bé tự kỷ 13 tuổi sau khi nhận được yêu cầu giúp đỡ.
Khi Golda Barton gọi báo 911 tối 4/9, cô hy vọng dịch vụ phản ứng nhanh có thể giúp đưa con trai 13 tuổi vào viện. Cậu bé mắc chứng tự kỷ và đang lên cơn khủng hoảng tâm thần.
Thay vào đó, một cảnh sát thành phố Salt Lake liên tục bắn vào Linden Cameron khi cậu bé bỏ chạy, khiến em bị thương nghiêm trọng ở ruột, bàng quang, vai và mắt cá nhân. Barton cho hay con trai không có vũ khí, cảnh sát cũng không tìm thấy vũ khí tại hiện trường.
“Con tôi còn nhỏ. Tại sao họ không ôm chặt thằng bé?” Barton vừa khóc vừa trả lời phỏng vấn kênh KUTV hôm 6/9. “Nó chỉ là một đứa bé mắc bệnh tâm thần”.
Linden Cameron, 13 tuổi, đang nằm viện điều trị vết thương do bị cảnh sát bắn. Ảnh: KUTV
Barton cho hay không nhận được nhiều giải thích từ cảnh sát. Thị trưởng Salt Lake cam kết sẽ điều tra nhanh vụ việc.
“Chuyện xảy ra tối thứ sáu là bi kịch. Tôi hy vọng cuộc điều tra sẽ tiến hành nhanh và minh bạch vì lợi ích của mọi người liên quan”, Thị trưởng Erin Mendenhall nói.
Video đang HOT
Những người ủng hộ người mắc bệnh tự kỷ tại địa phương cũng chỉ trích vụ nổ súng, kêu gọi cảnh sát thay đổi cách xử lý các vụ khủng hoảng tâm thần.
“Cảnh sát được gọi tới để giúp đỡ nhưng thay vào đó, họ lại gây ra nhiều thiệt hại hơn khi các sĩ quan cho rằng một đứa trẻ 13 tuổi mắc vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ hành động một cách bình tĩnh hơn cả sĩ quan được huấn luyện và là người trưởng thành”, hội bảo vệ người mắc các chứng bệnh tâm thần ở Utah tuyên bố.
Khắp nước Mỹ, cảnh sát đã làm nhiều người mắc bệnh tâm thần bị thương nặng hoặc tử vong khi nhận được gọi báo của thân nhân hay người lạ, bao gồm vụ nổi tiếng gần đây liên quan tới Daniel Prude, một người đàn ông da đen 29 tuổi chết vì ngạt thở tại Rochester, New York, sau khi khỏa thân chạy ra đường tuyên bố mình nhiễm nCoV và bị cảnh sát trùm đầu khống chế hồi tháng 3.
Vấn đề nghiêm trọng tới mức một số thành phố đang hướng tới việc cử những đơn vị phản ứng khủng hoảng không phải là cảnh sát tới để xử lý những ca liên quan tới rối loạn tâm thần.
Đó là loại giúp đỡ mà Barton hy vọng khi gọi điện tới đường dây nóng tối 4/9. Con trai cô là một cậu bé 13 tuổi điển hình, thích “chơi điện tử, trượt ván” và luôn “thích giúp đỡ người khác”.
Nhưng cậu bé phải đối mặt với chứng lo lắng khi phải ở nhà một mình. Hôm đó là ngày đầu tiên Barton đi làm lại sau gần một năm. Cô gọi 911 khi con trai lên cơn khủng hoảng.
“Ta gọi cho họ, họ đáng lẽ phải đến và làm dịu tình huống bằng cách nhẹ nhàng nhất có thể”, Barton nói.
Khi cảnh sát đến, cô nói với họ Cameron không có vũ khí, chỉ cần đưa tới viện.
“Tôi bảo, ‘Thằng bé không có vũ khí, không cầm bất kỳ vật nào, nó chỉ đang mất trí và bắt đầu la hét’”, Barton cho hay. “Cháu là trẻ con và đang cố gây sự chú ý mà không biết cách điều tiết cảm xúc”.
Cảnh sát dặn Barton ở ngoài khi họ vào trong nhà. 5 phút sau, cô nghe tiếng họ ra lệnh cho con trai nằm xuống đất và một loạt tiếng súng vang lên.
Trong cuộc họp báo đêm hôm đó, phát ngôn viên cảnh sát Keith Horrocks tuyên bố các sĩ quan tin rằng cậu bé có thể mang vũ khí, cho hay họ xuất hiện tại ngôi nhà sau khi nhận được báo cáo “một trẻ vị thành niên đang lên cơn rối loạn đã dùng vũ khí đe dọa vài người”.
Horrocks cho hay Cameron chạy trốn khỏi nhà và không ai bắn cậu bé. Họ không tìm thấy vũ khí nào ở hiện trường. Cảnh sát Salt Lake đã bàn giao vụ việc cho thanh tra, cam kết sẽ tổ chức họp báo về tiến trình điều tra trong vòng 10 ngày.
“Các thanh tra sẽ xem xét lại sự việc qua camera an ninh gắn trên người cảnh sát”, Horrocks nói.
Theo Barton, sau vụ nổ súng, con trai cô bị còng tay và cảnh sát không nói cho cô biết cậu bé còn sống hay đã chết. Cô vẫn không hiểu tại sao họ lại bắn con mình.
“Tại sao họ không tiêm thuốc an thần cho cháu? Tại sao họ lại bắn thằng bé bằng đạn cao su?” Barton hỏi. “Họ là những sĩ quan cao to, vũ trang đầy đủ. Nào, hãy giải thích cho tôi hiểu”.
Nữ phóng viên trúng đạn khi đưa tin biểu tình Mỹ
Nữ phóng viên ảnh tự do Linda Tirado ngày 29/5 bị bắn trúng mắt trái trong lúc đang đưa tin về biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota.
Sau khi Tirado bị trúng đạn, dường như là đạn cao su từ cảnh sát, một số người biểu tình đã đưa cô tới bệnh viện. Sau phẫu thuật, Tirado được các bác sĩ báo tin rằng mắt trái cô đã bị mù vĩnh viễn. Dù vậy, Tirado khẳng định tại nạn này sẽ không thể chấm dứt sự nghiệp nhiếp ảnh của cô.
"Tôi vẫn có thể nhìn thấy hoa và mặt trời lặn, chỉ có điều là tôi sẽ không biết chúng ở cách bao xa mà thôi", cô chia sẻ.
Xe cảnh sát bị đốt trong lúc ngăn cản người biểu tình ở thành phố Atlanta, Georgia, ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Tirado là một trong rất nhiều phóng viên bị bắt hoặc tấn công khi đưa tin về các cuộc biểu tình đang nổ ra ở Mỹ sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis. Một phóng viên ở Louisville, Kentucky, đã trúng đạn hơi cay trong lúc đưa tin trực tiếp trên truyền hình, khiến cô phải hét lên: "Tôi bị bắn! tôi bị bắn".
Floyd, ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này.
Linda Tirado với vết thương bên mắt trái. Ảnh: Linda Tirado/Twitter.
Thêm một người chết trong biểu tình ở Mỹ Ít nhất ba người bị bắn và một người chết trong cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" tại thành phố Indianapolis, bang Indiana, Mỹ tối 30/5. Randal Taylor, cảnh sát trưởng thành phố Indianapolis, cho biết cảnh sát đang điều tra sự việc và khuyên người dân tránh xa khu vực người biểu tình tập trung, nói thêm rằng một sĩ quan...