Cảnh sát Mỹ đề nghị Google gỡ bỏ ứng dụng Waze
Sở dĩ có câu chuyện ‘như đùa’ này là bởi ứng dụng Waze chuyên để cảnh báo người dùng khi họ lái xe đến những khu vực có camera bắn tốc độ và các điểm kiểm tra nồng độ cồn.
Vừa mới đây, Sở Cảnh sát Thành phố New York (Mỹ) đã có thư đề nghị Google ngừng cung cấp công cụ Waze với chức năng cảnh báo người dùng khi họ lái xe đến những khu vực có gắn camera bắn tốc độ cũng như các điểm kiểm tra “mức độ tỉnh táo” của tài xế, theo trang tin CBS New York. Theo bức thư được Cảnh sát New York gửi đến Google và được trang tin CBS New York đăng tải lại, các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đã “hỏi thăm” Google về việc hãng này đã cung cấp vị trí các “chốt” kiểm tra nồng độ cồn và các điểm gắn camera đo tốc độ trên bản đồ của ứng dụng giao thông có tên là Waze trên điện thoại di động, dựa trên đóng góp của người dùng.
Các bác tài rất thích ứng dụng Waze, nhưng cảnh sát thì không.
Waze đã được Google mua lại vào năm 2013. Ứng dụng này dựa trên dữ liệu do người dùng cung cấp để hiển thị tình trạng giao thông, các vụ tai nạn và dữ liệu bản đồ theo thời gian thực. Sau khi mua lại, một tính năng mới được Google bổ sung vào ứng dụng di động Waze là chức năng cho phép người dùng đánh dấu vị trí có các camera kiểm soát tốc độ, đồng thời cảnh báo cho tài xế khi họ lái xe vào khu vực có camera này.
Ứng dụng Waze được trang tin Android Police công bố cho phép những người đang lái xe kiểm tra bản đồ để tìm địa điểm đặt camera bắn tốc độ, và nó sẽ phát ra cảnh báo bằng âm thanh khi họ đến gần chiếc camera đó. Dù tính năng này vẫn chưa được cung cấp ở mọi khu vực, nhưng nó đã được giới tài xế truyền tai nhau để tải về dùng.
Theo Sở Cảnh sát New York, ứng dụng đang cho phép công chúng báo cáo về các điểm kiểm soát mức độ tỉnh táo của tài xế trên khắp thành phố New York và đánh dấu chúng trên bản đồ của ứng dụng. Cá nhân đăng tải vị trí của các “chốt” kiểm tra của cảnh sát như vậy có thể chính là những người đang có hành vi phạm tội, bởi lẽ việc này là các hành vi có chủ đích nhằm ngăn cản, hạn chế việc thực thi luật pháp cũng như các luật hình sự, luật giao thông có liên quan khác.
Cảnh sát New York đã chỉ trích động thái này của Google là “vô trách nhiệm”, bởi nó có thể khuyến khích và tiếp tay cho hành vi lái xe cẩu thả, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tài xế say xỉn, bởi họ có thể tìm cách né tránh các khu vực có chốt kiểm tra và bẫy tốc độ. Cảnh sát sẽ quyết tâm theo đuổi các bước đi pháp lý cần thiết nhằm ngăn chặn việc đăng tải các thông tin thiếu trách nhiệm và nguy hiểm như vậy, bức thư của Sở Cảnh sát New York cho biết.
Liên quan đến vụ việc, trong một tuyên bố mới đây trên tờ Thời báo New York Times, Google cho biết an toàn là “ưu tiên hàng đầu” của hãng và “việc cảnh báo tài xế về các điểm kiểm soát tốc độ sẽ giúp họ cẩn trọng hơn và đưa ra những quyết định an toàn hơn khi tham gia giao thông.” Ở một khía cạnh khác, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các điểm kiểm soát mức độ tỉnh táo (đo nồng độ cồn) của người tham gia giao thông lần đầu tiên được đưa vào sử dụng từ thập niên 1980, đã góp phần làm giảm thiểu các vụ tử vong có liên quan đến đồ uống có cồn, tai nạn thương tích và hư hỏng tài sản lên đến 20% ở từng hạng mục.
Video đang HOT
Về “ứng dụng đặc biệt” này, đây không phải là lần đầu tiên Google bị chỉ trích vì ứng dụng Waze. Hồi năm 2015, Cảnh sát trưởng Los Angeles (Mỹ) – ông Charlie Beck, cũng đã chỉ trích ứng dụng này và cho rằng sự hiện diện của nó gây nguy hiểm cho các sĩ quan cảnh sát đang thực hiện nhiệm vụ bởi “không phải lúc nào công chúng cũng nên biết nơi cảnh sát đang hoạt động.” Hiện vụ việc vẫn trong sự giằng co và chưa ngã ngũ.
Theo PC World
Cách giữ an toàn tài khoản Google
Google đã đưa ra các lời khuyên hữu ích để người dùng có thể bảo vệ hoạt động trực tuyến của họ an toàn hơn, cũng như cho các tài khoản Google.
Công cụ Password Checkup là nỗ lực mới nhất của Google nhằm bảo vệ thông tin cá nhân người dùng
Thiết lập số điện thoại hoặc email khôi phục tài khoản
Phần lớn những người được Google khảo sát cho biết họ có địa chỉ email phụ (87%) hoặc thiết bị di động (73%) được sử dụng cho mục đích khôi phục tài khoản và bảo mật. Và đây cũng chính là hai yếu tố cần thiết cho nhu cầu khôi phục tài khoản.
Cần sử dụng thêm địa chỉ dự phòng - Ảnh chụp màn hình
Nhiều dịch vụ web, trong đó có Google, có thể giúp cảnh báo nếu có hoạt động đáng ngờ trên tài khoản hay trong trường hợp người dùng cần chặn ai đó sử dụng tài khoản của mình mà không được phép. Và tất nhiên, việc thêm thông tin khôi phục vào tài khoản có thể giúp người dùng trở lại nhanh hơn nếu chẳng may bị mất quyền truy cập hoặc không thể đăng nhập.
Để thiết lập thông tin khôi phục trên Google, hãy truy cập phần Security của tài khoản và cuộn xuống phần Ways we can verify it's you.
Sử dụng mật khẩu duy nhất cho tài khoản
65% số người được Google khảo sát cho biết họ sử dụng lại cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, và 60% cho biết có quá nhiều mật khẩu cần nhớ. Việc sử dụng chung mật khẩu có thể làm tăng rủi ro bảo mật, giống như sử dụng cùng một chìa khóa để khóa nhà, xe hơi và văn phòng và nếu ai đó có quyền truy cập vào một thứ, tất cả đều có thể bị xâm phạm.
Việc tạo mật khẩu duy nhất cho mỗi tài khoản có thể loại bỏ được rủi ro này. Hãy chắc chắn rằng mỗi mật khẩu khó đoán và tốt hơn, dài ít nhất tám ký tự. Hãy cân nhắc sử dụng các chương trình quản lý mật khẩu, như trình quản lý được tích hợp sẵn trong trình duyệt Chrome, để giúp tạo, bảo vệ và theo dõi tất cả mật khẩu.
Luôn cập nhật phần mềm mới nhất
Để giúp bảo vệ các hoạt động trực tuyến, hãy đảm bảo rằng bạn luôn sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất trên tất cả các thiết bị. Kết quả khảo sát của Harris Poll chỉ ra rằng trong khi 79% số người được hỏi hiểu tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm nhưng lên đến một phần ba số người trong đó cho biết họ không thường xuyên cập nhật ứng dụng hoặc không chắc chắn có làm điều này hay không.
Một số phần mềm như Google Chrome sẽ tự động cập nhật, do đó người dùng không cần phải lo lắng về quá trình này. Đối với các dịch vụ khác gửi thông báo thời gian cập nhật, hãy ngay lập tức thực hiện hoặc chọn vào mục remind me later để nhắc nhở thời gian phù hợp cập nhật.
Kích hoạt xác thực hai bước (2FA)
Thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA) cũng được gọi là "xác minh hai bước" giúp giảm đáng kể khả năng bị người khác truy cập trái phép vào tài khoản. Đối với đa số người dùng, Google tin rằng 2FA là một tùy chọn bổ sung để tăng cường bảo mật cho tài khoản. Tuy nhiên, khoảng 31% số lượng người dùng được Google khảo sát cho biết họ không sử dụng 2FA.
Kích hoạt hai lớp sẽ giúp tài khoản an toàn hơn - Ảnh chụp màn hình
2FA yêu cầu người dùng thực hiện thêm một bước thứ hai mỗi lần đăng nhập vào tài khoản sau khi điền tên người dùng và mật khẩu. Người dùng có thể lựa chọn các hình thức cho 2FA như tin nhắn văn bản SMS, mã sáu chữ số được tạo bởi ứng dụng như Google Authenticator, một thông bác xác nhận trên thiết bị đáng tin cậy hoặc sử dụng khóa bảo mật vật lý.
Người dùng có thể truy cập trang web g.co/2sv của Google để tiến hành xác thực hai bước cho tài khoản Google của mình.
Sử dụng công cụ Google Security Checkup
Công cụ kiểm tra bảo mật Google Security Checkup ( http://g.co/securitycheckup) cung cấp các đề xuất bảo mật được cá nhân hóa và có thể thực hiện các hành động giúp người dùng tăng cường bảo mật cho tài khoản Google. Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng hai phút để hoàn thành.
Giao diện của công cụ Google Security Checkup - Ảnh chụp màn hình
Việc kiểm tra bảo mật bằng Security Checkup không chỉ giúp bạn an toàn hơn khi sử dụng Google mà còn có sẵn các thủ thuật được cá nhân hóa cung cấp thông tin giúp bạn an toàn hơn trên web, như thiết lập khóa màn hình trên điện thoại di động, xóa các trang web và ứng dụng của bên thứ ba có nguy cơ truy cập vào tài khoản...
Theo thanh niên
Google ra công cụ biến lời nói thành chữ theo thời gian thực Google hợp tác với Đại học Gallaudet để thiết kế một ứng dụng dịch các từ được nói từ 70 ngôn ngữ và phương ngữ thành văn bản gần như trong thời gian thực. (Nguồn: MobileSyrup) Live Transcribe được thiết kế đặc biệt để giúp những người khiếm thính và khó nghe. Ứng dụng này sẽ tự động phiên âm lời nói trong...