Cảnh sát Mỹ công bố đoạn video bắn chết thêm một cậu bé da màu
Cậu bé Tamir Rice đã bị bắn vào ngày 22/11 trong khi mua một khấu súng giả bên ngoài Trung tâm giải trí Cudell ở Ceveland.
Ngày 26/11, USA Today và AP đưa tin, cảnh sát Mỹ đã cho công bố đoạn video về một cậu bé da màu 12 tuổi ở thành phố Cleveland, bang Ohio bị bắn chết. Cảnh sát Cleveland cũng xác định, vụ bắn súng này có sự tham gia của các nhân viên cảnh sát.
Cậu bé Tamir Rice đã bị bắn vào ngày 22/11 trong khi mua một khấu súng giả bên ngoài Trung tâm giải trí Cudell ở Ceveland. Cậu bé qua đời tại một bệnh viện vào ngày hôm sau.
Cảnh sát tiến hành điều tra vụ bắn cậu bé 12 tuổi Tamir Rice (Ảnh BBC)
Cảnh sát cũng cho công bố cú điện thoại một người lạ gọi đến 911 để thông báo cho cảnh sát biết cậu bé đã mua một khẩu súng. Sau đó, cậu dùng khẩu súng này để dọa dẫm mọi người xung quanh.
Cú điện thoại gọi đến 911 nói: “Cậu bé đang lôi khẩu súng ra. Khẩu súng có thể là giả, nhưng bạn biết không, cậu bé đang đe dọa …(đoạn này không nghe rõ)… Cậu bé đang ngồi trên xích đu, lôi khẩu súng ra. Cậu bé có lẽ chưa đến tuổi thành niên… Tôi không chắc khẩu súng này là thật hay giả nữa”.
Theo lời cảnh sát Cleveland, khi lực lượng an ninh yêu cầu nghi phạm giơ tay nhưng cậu bé không làm theo, thậm chí còn định rút súng từ thắt lưng”. Một trong 2 nhân viên cảnh sát có mặt tại hiện trường nhận thấy tình huống nguy hiểm nên đã nổ súng.
Tuy nhiên BBC dẫn lời cảnh sát Cleveland cho biết thêm, họ cũng không chắc khẩu súng là thật hay giả và cậu bé cũng không chĩa súng vào cảnh sát.
Phó cảnh sát trưởng Cleveland, ông Edward Tomba cho biết, việc cảnh sát công bố đoạn video không nhằm giải thích bất cứ điều gì cả.
“Việc công bố đoạn video không phải là nỗ lực để giải thích tội lỗi của một ai đó. Đây là chuyện hết sức bi thảm, một công dân đã bị mất đi cuộc sống. Hai viên chức cảnh sát đã ở ngoài đó và cố hết sức bảo vệ cư dân cộng đồng, tuy nhiên họ đã làm điều mà không một ai muốn nó xảy ra”.
Hai viên chức cảnh sát có mặt tại hiện trường lúc ấy lần lượt tên là Timothy Loehman (26 tuổi, mới vào nghề năm nay và cũng là người đã nổ súng vào cậu bé Tamir Rice) và Frank Garmback (46 tuổi, đã vào nghề từ năm 2008).
Cảnh sát cho biết cậu bé Tamir đã thò tay vào thắt lưng để rút thứ gì giống như là vũ khí. Không thể phân biệt được khẩu súng giả này với một khẩu súng lục bán tự động thực sự. Chỉ vài phút sau khi nổ súng, nhân viên y tế đã đến hiện trường.
Video đang HOT
Khẩu súng mà Tamir Rice sử dụng. (Ảnh: WOIO)
Cha mẹ của Tamir, bà Samaria Rice và ông Leonard Warner bày tỏ: “Chúng tôi cảm thấy những hành động của cảnh sát, những kẻ đã lấy mất mạng sống của con trai chúng tôi phải được công khai. Đó là lời yêu cầu của chúng tôi thay mặt cho người dân ở thành phố Cleveland và khắp vùng Đông Bắc Ohio vào lúc này. Chúng tôi yêu cầu mọi thứ phải được công bố rõ ràng”.
Cảnh sát Cleveland giải thích rằng họ tin tình huống lúc ấy có thể tránh được và rằng các nhân viên cảnh sát đã phản ứng một cách nhanh chóng. Một lần nữa, cảnh sát yêu cầu người dân giữ bình tĩnh và “phản đối một cách hòa bình, có trách nhiệm”.
“Chúng tôi hiểu rằng một số người bị tổn thương, tức giận, đau buồn trước sự mất mát. Nhưng chúng ta hãy sử dụng cảm xúc của mình theo hướng tích cực có thể đem lại sự thay đổi cho Cleveland vì nó liên quan đến cách thức thực thi pháp luật có thể tương tác với các công dân da màu”, cảnh sát cho biết.
Lúc này, các cuộc biểu tình phản đối phản đối việc tòa tuyên trắng án một cảnh sát bắn chết thanh niên da màu không có vũ trang hồi tháng 8 tại Mỹ đang lan rộng tại nhiều thành phố của nước này.
Các cuộc biểu tình diễn ra tại thành phố New York, Seattle, Oakland, California, và đặc biệt là tại thị trấn Ferguson, bạo động đã nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình./.
Theo_VOV
Mỹ: Cảnh sát bắn người được gỡ án, bạo lực bùng nổ
Biểu tình bạo lực nổ ra ở Ferguson sau khi bồi thẩm đoàn không buộc tội một cảnh sát bắn người.
Ngày 25/11 (tức đêm ngày 24/11 theo giờ Mỹ), hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Sở Cảnh sát Ferguson, ngoại ô thành phố St. Louis thuộc bang Missouri để thể hiện sự giận dữ bằng cách đập phá, ném chai lọ sau khi bồi thẩm đoàn quyết định không buộc tội một cảnh sát da trắng đã bắn chết một thanh niên da màu không có vũ trang.
Cảnh sát chống bạo động bảo vệ trụ sở cảnh sát Ferguson sau khi bồi thẩm đoàn ra quyết định
Trước tình hình ngày càng phức tạp, cảnh sát chống bạo động đã phải bắn hơn cay để đối phó với người biểu tình trên đường phố khi họ bắt đầu lật đổ và châm lửa đốt xe cảnh sát, cướp phá các cửa hàng và tòa nhà.
Quyết định trên của bồi thẩm đoàn cũng làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ khi hàng ngàn người đổ xuống đường phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, những vấn đề vẫn âm ỉ chỉ chực bùng phát trong lòng xã hội Mỹ.
Cảnh sát bắn hơi cay ngăn chặn người biểu tình
Một phụ nữ bị trúng hơi cay của cảnh sát
Tại thành phố New York, người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Mạng sống người da đen cũng có ý nghĩa" khi đổ xuống đường làm tắc nghẽn giao thông ở quảng trường Thời đại. Tại Chicago, hàng ngàn người mang theo biểu ngữ "Công lý cho Mike Brown" cũng tuần hành trên phố. Tại Seattle, người biểu tình phong tỏa một con phố bằng cách lần lượt nằm ra ngay trên đường.
Mike Brown chính là người thanh niên da màu 18 tuổi đã bị viên cảnh sát Darren Wilson ở Sở Cảnh sát Ferguson bắn chết trong một vụ việc gây tranh cãi hôm 9/8. Một số nhân chứng cho hay Brown bị bắn khi đã giơ tay lên đầu và không mang theo vũ khí, trong khi cảnh sát khẳng định anh này đã tìm cách tước súng của cảnh sát.
Người biểu tình bạo lực lao vào đập phá xe cảnh sát
Xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ngùn ngụt
Trong đêm 24/11, cảnh sát Ferguson đã phải dùng đạn khói và xe tải để ngăn chặn làn sóng người biểu tình bạo lực tràn vào tòa nhà của sở cảnh sát, và nhiều tiếng súng đã vang lên trong đêm tối, trong khi khói đen từ những chiếc xe bị đốt cháy bốc lên cao trên bầu trời.
Cảnh sát chống bạo động dùng khiên chắn tạo thành một rào chắn bên ngoài trụ sở, trong khi người biểu tình liên tiếp ném chai lọ và xô đổ hàng rào cảnh sát sau khi nghe quyết định của ban hội thẩm.
Người biểu tình xô đổ hàng rào cảnh sát ở Ferguson
Lá cờ Mỹ màu đen trắng được giơ lên trong cuộc biểu tình
Nhiều người biểu tình hét lớn: "Đồ sát nhân, các người chỉ là lũ sát nhân". Một phụ nữ gào lên qua loa phóng thanh: "Lũ giết người ghê tởm".
Không ít người biểu tình tỏ ra sững sờ khi nghe quyết định của bồi thẩm đoàn không luận tội cảnh sát Wilson. Một thanh niên da màu tên là Antonio Burns nói: "Đây chính là cách mà hệ thống tư pháp Mỹ hoạt động - người giàu luôn thắng và người nghèo luôn thua. Cảnh sát nghĩ rằng họ có thể thoát được tội".
Đoàn người biểu tình ở thành phố New York
Người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng
Tại Los Angeles, ít nhất 50 người biểu tình đã tìm cách phong tỏa giao thông trên đường cao tốc Santa Monica sau khi nghe quyết định của bồi thẩm đoàn, tuy nhiên sau đó họ đã tuân thủ mệnh lệnh của cảnh sát giao thông và trở về nhà.
Hiện tình hình bạo lực vẫn đang tiếp diễn tại Ferguson, và Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng hối thúc người biểu tình bình tĩnh tránh để tình trạng bạo lực leo thang.
Vệ binh quốc gia và xe thiết giáp được huy động để giữ trật tự
Phát biểu với báo giới, ông Obama nói: "Tôi cùng với gia đình Michael kêu gọi bất cứ ai phản đối quyết định của bồi thẩm đoàn phản ứng một cách hòa bình. Tôi cũng yêu cầu các quan chức thực thi luật pháp ở thị trấn Ferguson và khu vực này thể hiện sự kiềm chế trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình".
Theo Khampha
Cảnh sát Mỹ bắn chết một cậu bé 12 tuổi chơi súng giả Một cậu bé 12 tuổi đã bị cảnh sát ở Cleveland bắn chết khi thấy cậu sử dụng một khẩu súng giả. Chủ nhật vừa qua, cậu bé đã tử vong do vết thương bị trúng đạn quá nặng. Một sĩ quan đã bắn hai lần vào cậu bé khi cậu đang lôi khẩu súng giả từ thắt lưng của mình nhưng khẩu...