Cảnh sát Mỹ có thể chỉnh sửa nội dung clip quay từ camera tùy thân hay không?
Camera gắn trên người cảnh sát ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, và thường thu hút sự chú ý mỗi khi xảy ra những trường hợp dân thường thiệt mạng dưới tay cảnh sát, bao gồm vụ gần đây nhất ở bang Tennessee.
Một dạng camera gắn trên người cảnh sát Mỹ . REUTERS
Cảnh sát Mỹ bắt đầu được trang bị camera khi nào?
Ngày 9.4.2014, cảnh sát Darren Wilson ở Ferguson, Missouri, đã nổ súng về phía thanh niên da màu Michael Brown (18 tuổi) khiến nạn nhân thiệt mạng. Đến tháng 11 cùng năm, bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố cảnh sát Wilson, dẫn đến làn sóng phẫn nộ của dư luận và biểu tình lan rộng, theo Reuters.
Dù ông Wilson rời ngành sau khi phiên tòa khép lại, lãnh đạo Sở cảnh sát Ferguson cũng phải từ chức để nhận trách nhiệm. Người dân yêu cầu phải cài camera cho cảnh sát nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực gây tổn hại cho người dân.
Tháng 12.2014, chính quyền dưới thời Tổng thống Barack Obama công bố khoản chi 263 triệu USD từ ngân sách liên bang cho việc huấn luyện và trang bị máy quay cho cảnh sát. Trong dịp này, 50.000 máy quay, trị giá 75 triệu USD, được trang bị cho các cảnh sát trên toàn nước Mỹ.
“Đó không chỉ là vấn đề của Ferguson, Missouri. Đó là vấn nạn trên toàn quốc”, Tổng thống khi ấy là ông Barack Obama nói về việc trang bị camera cài cho cảnh sát đang thi hành công vụ.
Video đang HOT
Từ năm 2014, chính phủ Mỹ chi ngân sách để trang bị camera gắn trên người cho cảnh sát 32 tiểu bang . REUTERS
Bao nhiêu cảnh sát Mỹ được trang bị camera?
Theo dữ liệu gần đây nhất được đăng tải trên website của Viện Tư pháp Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ về việc trang bị máy quay cho cảnh sát, tính đến năm 2016, gần phân nửa trong số 15.328 cơ quan hành luật ở Mỹ đã mua camera. Trong số các sở cảnh sát lớn, con số này là 80%.
Nam Carolina trở thành bang đầu tiên bắt buộc toàn bộ các cơ quan hành luật trên địa bàn tiểu bang phải trang bị máy quay cho cảnh sát, cũng như thông qua các hướng dẫn và quy trình sử dụng.
Nevada yêu cầu những cảnh sát thường xuyên tiếp xúc với công chúng phải mang máy quay. Ở California, một số cảnh sát tuần tra trên đường cao tốc phải được trang bị camera. Còn luật của Connecticut yêu cầu cảnh sát tiểu bang và lực lượng cảnh sát đặc biệt, cũng như các sở cảnh sát thành phố nhận được trợ cấp từ ngân sách phải đeo máy quay khi tương tác với công chúng.
Như vậy, máy quay trở thành câu chuyện thường nhật của các lực lượng cảnh sát ở Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, có bao nhiêu cảnh sát mang theo camera trong lúc làm việc?
Hóa ra câu trả lời phụ thuộc từng sở cảnh sát khác nhau.
Trong một số trường hợp, máy quay được sử dụng cho từng cuộc gọi trình báo, trong khi ở những trường hợp khác, máy quay chỉ được kích hoạt cho những tình huống cụ thể.
Camera được cài trên đồng phục của cảnh sát thành phố New York . REUTERS
Liệu cảnh sát được quyền tắt máy quay?
Như được đề cập ở trên, dù nhiều sở cảnh sát Mỹ áp dụng chương trình cài máy quay, hiện vẫn chưa có quy định liên bang chung về việc sử dụng hoặc thời điểm buộc phải kích hoạt. Và các cơ quan hành pháp tự đưa ra quyết định riêng.
Chẳng hạn, Sở cảnh sát Sacramento (bang California) liệt kê 16 trường hợp bắt buộc phải mở camera, bao gồm ngừng phương tiện giao thông, chạy đuổi theo đối tượng và những sự kiện biểu tình. Tuy nhiên, quy định lại không đề cập thời điểm phải kích hoạt chức năng thu âm.
Bên cạnh đó, chính sách của Sở cảnh sát Sacramento nêu rõ cảnh sát có thể tùy ý tắt camera trong những trường hợp cụ thể.
Ví dụ, nếu một người làm chứng hoặc nạn nhân từ chối cung cấp lời chứng trước camera, hoặc việc ghi hình “có thể can thiệp khả năng điều tra”, cảnh sát có thể tắt máy quay.
Những lý do khác bao gồm lo ngại về quyền riêng tư và chứng kiến tội phạm tình dục.
Thế nhưng, cảnh sát thường không thể chỉnh sửa nội dung một khi đã ghi hình clip trong quá trình tiếp xúc. Vì vậy, một số cơ quan tìm cách trì hoãn thời điểm công bố clip. Trường hợp điển hình là vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols (29 tuổi) ở bang Tennessee hôm 7.1. Phía cơ quan chức năng mất đến 20 ngày trước khi công bố clip trong vụ việc.
Số vụ cảnh sát nổ súng tại Mỹ đang tăng hay giảm?
Bất chấp việc cài đặt máy quay, số vụ cảnh sát nổ súng gây chết người tiếp tục gia tăng.
Số liệu của tổ chức theo dõi tình trạng bạo lực ở cảnh sát (MPV), ít nhất 1.186 người thiệt mạng dưới họng súng cảnh sát trong năm 2022.
Tính từ đầu năm đến ngày 20.1, ít nhất 67 người chết vì cùng nguyên nhân, cao gấp 3 lần hơn nếu so với số ngày đến thời điểm đó trong năm.
Mỹ: Biểu tình tại nhiều nơi sau khi công bố video cảnh sát hành hung người da màu
Ngày 27/1, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ chỉ vài giờ sau khi Sở cảnh sát thành phố Memphis, bang Tennessee (Mỹ) công bố đoạn video về vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols (29 tuổi).
Hình ảnh trong đoạn video về vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols ở thành phố Memphis, bang Tennessee. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người biểu tình đã tập trung tại các thành phố Memphis, Washington D.C, New York, Atlanta và một số thành phố lớn khác. Các cuộc biểu tình đã khiến chính quyền một số thành phố cần tới sự hỗ trợ của lực lượng Vệ binh Quốc gia, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.
Tại thành phố Memphis, nơi nạn nhân Nichols qua đời, những người biểu tình đã đóng cửa cây cầu I-55, một đường cao tốc chính trong thành phố, ngay sau khi video được công bố. Giới chức thành phố cũng cho đóng cửa Nhà ga Grand Central để đề phòng các cuộc biểu tình ở thành phố New York, nơi những người biểu tình đã tụ tập ở Quảng trường Thời đại. Một cuộc biểu tình ở thành phố Boston đã làm đình trệ hoạt động giao thông nơi đây. Cũng đã xảy ra biểu tình ở bên ngoài Nhà Trắng chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi người biểu tình nên hành động trong hòa bình.
Vào những ngày trước khi công bố đoạn video, giới chức Mỹ đã chuẩn bị cho tình huống xảy ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong tuần này trong khi các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai ở thành phố Atlanta trong nỗ lực kiềm chế người biểu tình. Các quan chức chính phủ Mỹ đã thảo luận với thị trưởng của nhiều thành phố lớn như Los Angeles, Philadelphia và Chicago, để thông báo về sự hỗ trợ liên bang trong ứng phó với tình hình.
Trước đó, ngày 26/1, gia đình của nạn nhân Nichols cũng đã kêu gọi những người biểu tình giữ hòa bình. Trong buổi cầu nguyện cho con trai, người mẹ của Nichols nói: "Tôi không muốn thấy cảnh đốt phá đường phố, bởi vì đó không phải là điều mà con trai tôi ủng hộ".
Trước đó, ngày 7/1, anh Nichols đã bị 5 cảnh sát yêu cầu dừng xe do lái ẩu. Sau đó, Nichols đã bị cả 5 cảnh sát hành hung trong 3 phút. Các luật sư của gia đình Nichols là ông Ben Crump và ông Antonio Romanucci cho biết thân chủ họ đã bị hành hung "đến mức không thể nhận dạng được". Nichols được chở đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và qua đời 3 ngày sau đó. Các cảnh sát trên, cũng là người da màu, đã bị sa thải sau khi một cuộc điều tra nội bộ của cảnh sát cho thấy họ đã "vi phạm nhiều quy định của Sở Cảnh sát Memphis bao gồm sử dụng vũ lực quá mức". Các cảnh sát trên đã bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có giết người cấp độ 2.
Tình trạng phân biệt chủng tộc và việc cảnh sát sử dụng vũ lực nhằm vào người da màu đã trở thành vấn đề nóng tại Mỹ, kể từ cái chết của người đàn ông gốc Phi George Floyd do một cảnh sát da trắng ở Minneapolis gây ra hồi năm 2020. Vụ việc đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối trên toàn nước Mỹ.
Mỹ công bố đoạn phim 5 cảnh sát đánh chết người da màu Cảnh sát ở Mỹ công bố đoạn phim liên quan vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols (29 tuổi) ở bang Tennessee, sau khi dừng xe vì nghi ngờ người này vi phạm luật giao thông. Ảnh chụp từ đoạn phim người da màu Tyre Nichols bị cảnh sát khống chế . REUTERS Hãng Reuters ngày 28.1 đưa tin...