Cảnh sát Mexico giải tán đoàn người tìm cách tới biên giới Mỹ
Ngày 5/9, cảnh sát Mexico đã giải tán một đoàn người di cư gồm khoảng 400 người chủ yếu đến từ các quốc gia Trung Mỹ nuôi hy vọng có thể đi bộ tới được biên giới Mỹ.
Người di cư Trung Mỹ di chuyển tại Ciudad Juarez, Mexico ngày 11/3/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Để ngăn chặn đoàn người di cư thứ 4 như vậy trong một tuần qua, cảnh sát Mexico đã hành động ngay khi đoàn người chủ yếu đến từ El Salvador, Honduras, Guatemala, Haiti và Venezuela này chuẩn bị rời thành phố Huixtla ở bang Chiapas (miền Nam Mexico).
Cảnh sát tiến hành phong toả các tuyến phố mà người di cư sẽ đi để rời khỏi thị trấn, dựng các chốt trên các tuyến đường quốc lộ. Theo nguồn tin cảnh sát Mexico, lực lượng này đã bắt giữ 80 người di cư và sẽ trục xuất họ về nước. Trong khi đó, một thành viên của lực lượng vệ binh quốc gia Mexico đã bị thương trong chiến dịch ngăn chặn này.
Chính phủ Mexico thông báo sẽ duy trì chính sách nỗ lực ngăn chặn người di cư trái phép đến từ các nước Trung Mỹ đi qua nước này trong hành trình tới Mỹ. Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 2/9 vừa qua cho biết ông sẽ gửi thư tới Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó nêu lại đề nghị Mỹ cấp thị thực làm việc cho người di cư Mexico và Trung Mỹ cũng như giải quyết tình trạng nghèo đói và bạo lực tại các quốc gia này, vốn là nguyên nhân làm gia tăng làn sóng di cư trái phép đến Mỹ.
Mexico đang chứng kiến một lượng lớn người di cư không có giấy tờ đổ về khu vực phía Bắc, nơi có đường biên giới giáp với Mỹ sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố có cách tiếp cận nhân đạo hơn đối với người di cư. Chính phủ Mexico đã triển khai hơn 27.000 thành viên trong lực lượng an ninh dọc theo biên giới phía Nam và phía Bắc nước này.
Mexico và Mỹ ký bản ghi nhớ hợp tác quốc tế về di cư
Ngày 8/6, trong khuôn khổ chuyến thăm Mexico của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, đại diện Bộ Ngoại giao Mexico và Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đã ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc tế để thúc đẩy phúc lợi xã hội ở các quốc gia Trung Mỹ, qua đó giải quyết gốc rễ vấn đề di cư trái phép.
Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard (trái) và người đồng cấp Mỹ Anthony Blinken (phải) tại cuộc gặp ở San Jose, Costa Rica ngày 2/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trong cuộc hội đàm, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador và bà Kamala Harris đã thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và các giải pháp cho vấn đề người di cư Trung Mỹ. Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết bản ghi nhớ bao gồm việc trao đổi kinh nghiệm và việc nhân rộng sang Guatemala, El Salvador và Honduras các chương trình phúc lợi xã hội theo sáng kiến của Mexico gồm dự án trồng rừng và cấp học bổng cho học sinh, sinh viên.
Trước đó, Tổng thống Lopez Obrador đã nhiều lần đề cập tới việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội tại Trung Mỹ và khu vực miền Nam nước này nhằm tạo ra một "bức tường thịnh vượng" để hạn chế làn sóng di cư từ các quốc gia Trung Mỹ.
Chuyến công du của Phó Tổng thống Harris tới Guatemala và Mexico nằm trong chiến lược của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm giải quyết gốc rễ vấn đề người di cư trái phép vào Mỹ, chủ yếu từ các quốc gia thuộc Tam giác phía Bắc Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala và Honduras. Trước tình trạng người di cư từ các quốc gia Trung Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã cử phái đoàn cấp cao tới Mexico, Guatemala và El Salvador để thảo luận các biện pháp chung như phát triển kinh tế tổng thể tại khu vực Tam giác phía Bắc Trung Mỹ và các cơ chế khác nhau để đảm bảo di cư có trật tự và an toàn, cũng như bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của trẻ em.
Theo các tổ chức nhân quyền, mỗi năm, khoảng 500.000 người di cư Trung Mỹ vượt qua Mexico để tìm đường tới Mỹ trong cuộc hành trình dài và nguy hiểm. Những người di cư chịu rủi ro cao bị bắt cóc và giết hại bởi các băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Nền móng cho 'bức tường thịnh vượng' Ngăn chặn và kiểm soát dòng người di cư Trung Mỹ hằng năm tìm đường tới Mỹ là một trong những vấn đề gai góc đối với Washington. Người di cư di chuyển tại Tijuana, bang Baja California, Mexico trong hành trình tới Mỹ ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Thậm chí, dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, vấn đề này từng khiến...