Cảnh sát Malaysia bắt giữ 15 người nước ngoài có liên quan đến IS
Cảnh sát Malaysia cho biết bắt giữ 15 người nước ngoài nghi ngờ có liên quan tới nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Kể từ tháng 1/2016, Malaysia nâng cao cảnh giác cao độ sau khi các tay súng có liên quan tới tổ chức khủng bố IS thực hiện một loạt các cuộc tấn công ở Jakarta, thủ đô của Indonesia.
Cảnh sát trưởng về chống khủng bố của Malaysia Ayob Khan Mydin Pitchay cho biết các nghi phạm đã bị bắt trong một chiến dịch truy quét trên khắp Malaysia từ tháng 7 đến tháng 9.
Vụ án đầu tiên liên quan đến một công nhân trồng cọ 25 tuổi người Indonesia ở bang Sabah (đảo Borneo, Đông Malaysia). Cảnh sát cho rằng người này có vai trò hỗ trợ cho một gia đình năm người thực hiện một vụ tấn công tự sát vào một nhà thờ ở Jolo, miền nam Philippines vào tháng 12/2018.
Cảnh sát Malaysia bắt giữ 15 kẻ tình nghi có liên kết với tổ chức khủng bố IS (Ảnh: thesundaily.my).
Video đang HOT
Theo Cảnh sát trưởng Ayob Khan Mydin Pitchay, nghi phạm cũng bị cáo buộc là kênh chuyển tiền cho nhóm Maute. Nhóm Maute chiếm quyền kiểm soát thị trấn ven hồ Marawi ở Philippines trong 5 tháng liền vào năm 2017. Việc này đã dẫn đến một cuộc xung đột khiến hơn 1.100 người thiệt mạng.
Bên cạnh đó, cảnh sát Malaysia cho biết đã bắt giữ 13 người Indonesia khác và một người Malaysia trong các cuộc truy quét vì nghi ngờ thực hiện các hoạt động hỗ trợ IS, trong đó có việc truyền bá tư tưởng của IS và tuyển mộ thành viên mới trên phương tiện truyền thông xã hội. Mục đích của những kẻ này là phát động các cuộc tấn công khủng bố ở Malaysia và Indonesia.
Ngoài ra, Cảnh sát trưởng Ayob Khan Mydin Pitchay cho hay, Malaysia đã bắt giữ một người mang quốc gia Ấn Độ vì là thành viên của nhóm Sikhs For Justice (SFJ). Nhóm SFJ đã bị đặt ngoài vòng pháp luật ở Ấn Độ. Sau đó nghi phạm đã bị trục xuất khỏi Malaysia.
Malaysia đã bắt giữ hàng trăm người trong vài năm qua vì nghi ngờ có liên quan các chiến binh như tổ chức khủng bố IS.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Cháy rừng Indonesia đang phủ đen bầu trời các nước Đông Nam Á
Amazon không phải là rừng nhiệt đới duy nhất bị lửa tàn phá. Hàng loạt vụ cháy rừng ở Indonesia đang khiến phần lớn Đông Nam Á bị bao phủ bởi lớp khói dày đặc.
Khoảng 3.300 km2 rừng trên đảo Borneo và Sumatra đã bốc cháy. Jakarta đã phải triển khai hơn 9.000 người và 52 máy bay để đối phó, theo Economist.
Indonesia và quốc gia láng giềng Malaysia đang cố gắng dập tắt ngọn lửa và xóa tan khói mù bằng cách tạo mây. Tuy nhiên, thời tiết khô ráo khiến việc kiểm soát đám cháy trở nên vô cùng khó khăn.
Cháy rừng đang đe dọa chất lượng không khí ở Indonesia. Ảnh: AFP.
Khói mù được cho là nguyên nhân gây ra hơn 200.000 ca nhiễm trùng đường hô hấp và khiến hơn 1.500 trường học ở Malaysia phải đóng cửa. Khói quá dày buộc hàng loạt chuyến bay phải hủy bỏ. Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói ông đang cầu mưa tới.
Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Indonesia cho biết phần lớn các vụ hỏa hoạn xảy ra đều do con người. Theo thông tin từ Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia, 80% các đám cháy bắt nguồn từ việc người dân đốt rừng để làm đồn điền dầu cọ.
Đây là hành vi bất hợp pháp, tuy nhiên các quan chức địa phương quản lý vấn đề này lại dễ dàng bị mua chuộc. Nếu không đốt rừng, người dân phải chặt cây và xử lý rác thải, khiến chi phí tăng cao.
Đám cháy đặc biệt khó dập tắt nếu xảy ra trong rừng than bùn. Đây là những khu rừng đầm lầy được bao phủ bởi lớp than bùn do thực vật không phân hủy hoàn toàn tạo ra.
Khi than bùn đủ khô để bắt lửa, ngọn lửa có thể tiếp tục cháy âm ỉ dưới lòng đất rất lâu. Rừng than bùn cũng có trữ lượng carbon cao gấp 10 lần so với các loại rừng khác, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng nếu xảy ra hỏa hoạn.
Ảnh ghi nhận hôm 22/9 các điểm nóng cháy rừng (chấm đỏ) và màn khói đang bao phủ nhiều nước Đông Nam Á. Đồ họa: CNA.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2014, Tổng thống Widodo đã tìm cách đối phó với những đám cháy. Năm 2017, Bộ Lâm nghiệp nước này đưa ra quy hoạch tổng thể để bảo vệ rừng than bùn và ngăn ngừa hỏa hoạn bằng cách quy định quyền sở hữu đất, đồng thời truy tố người gây ra hỏa hoạn.
Sau vụ cháy năm 2015, cảnh sát đã bắt giữ 660 người. Cho đến nay, chính quyền bắt giữ 200 người và đang điều tra khoảng 370 công ty liên quan đến vụ cháy hiện tại.
Theo VTC
Tổng thống Indonesia đề xuất lên Quốc hội kế hoạch 'dời đô' từ Jakarta tới Borneo Ông Widodo ngày 16/8 chính thức đề xuất di dời thủ đô từ Jakarta đến vùng lãnh thổ Kalimantan nằm trên đảo Borneo, dù chưa nói rõ địa điểm chính xác. "Nhân đây tôi muốn có được sự cho phép của các vị về việc di dời thủ đô đất nước chúng ta đến Kalimantan", ông Widodo nói trong bài phát biểu trước...