Cảnh sát lăn xả cứu nạn nhân vụ nhà sập nhà ở Hà Nội
Suốt 8 giờ đồng hồ, hơn trăm lính cứu hỏa quên ăn, quên đói, nỗ lực đào bới đống đổ nát để ứng cứu các nạn nhân vụ sập nhà 43 Cửa Bắc (quận Ba Đình, Hà Nội) sáng 4/8.
Vụ sập nhà 43 Cửa Bắc (quận Ba Đình, Hà Nội) được người dân báo đến Cảnh sát PCCC Hà Nội lúc 3h sáng 4/8.
10 xe cứu nạn cứu hộ, xe chuyên dụng, xe cứu thương… của Cảnh sát PCCC được điều động đến hiện trường, với hơn 150 cán bộ chiến sĩ.
Ngôi nhà 3 tầng, rộng 30 m2 đổ sập khi bên trong có 12 người. 4 người tự thoát được ra ngoài, 8 người mắc kẹt trong nhà sập (6 nam, 2 nữ).
Các khối bê tông lớn chồng xếp lên nhau gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ trong việc xác định vị trí các nạn nhân đang mắc kẹt.
Các khối bê tông lớn được cắt, chia tách để giải phóng hiện trường.
Để tìm kiếm, tiến đến vị trí các nạn nhân mắc kẹt, cảnh sát phải sử dụng nhiều thiết bị chuyên dùng như camera dò tìm, kích chống đỡ.
Họ chạy đua với thời gian, trong điều kiện làm việc nguy hiểm, chật hẹp.
Video đang HOT
Cảnh sát PCCC Hà Nội đào bới đống đổ nát từ sáng sớm đến 11h cùng ngày, giải cứu được 6 người còn sống.
Phải rất khó khăn, các chiến sĩ mới tiếp cận được vào trong ngôi nhà đã đổ nát.
Suốt 8 giờ đồng hồ, họ thay nhau làm việc trong hiện trường nguy hiểm.
Bên trong hiện trường, hàng chục chiến sĩ nỗ lực làm việc nhằm giành giật sự sống cho các nạn nhân.
Những tảng bê tông sập đổ được cảnh sát di chuyển ra ngoài.
Sau những nỗ lực của các chiến sĩ cứu hộ, khoảng 9h, 4 người mắc kẹt (2 nam, 2 nữ) đã được giải cứu.
Cảnh sát cứ thay phiên nhau nghỉ, tiếp nước rồi lại lao vào làm nhiệm vụ.
Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị nghiệp vụ của Cảnh sát PCCC đều có mặt ở hiện trường đổ nát. Họ là những người hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm cho các chiến sĩ trẻ.
Trong từng giai đoạn cứu hộ, theo đánh giá của chỉ huy – cảnh sát tham gia giải cứu sẽ quyết định sử dụng máy hay thao tác bằng tay để đảm bảo an toàn cho các nạn nhân.
Sau khi các tấm bê tông lớn được di chuyển, cảnh sát sử dụng xô để xúc gạch vữa vụn, mở đường để đưa các nạn nhân ra ngoài.
Trong số 8 người mắc kẹt, 2 nạn nhân (1 nam, 1 nữ) bị bê tông đè trọng thương nặng, đã tử vong. Nguyên nhân vụ sập nhà đang được Công an Hà Nội điều tra, làm rõ.
Theo Zing News
Bất an với nhà cũ, nhà cổ
Vụ sập nhà làm 2 người tử vong tiếp tục đặt ra vấn đề bất cập trong quản lý nhà ở xây dựng lâu năm trên địa bàn TP Hà Nội.
Khoảng 3 giờ 15 phút ngày 4-8, ngôi nhà 3 tầng tại số 43 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội bất ngờ đổ sập. Thời điểm nhà bị sập, 4 người nhanh chân thoát ra ngoài; 5 người bị mắc kẹt, trong đó 2 người chết, 3 người bị thương nặng.
Đã được cảnh báo
Sáng sớm cùng ngày, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Sau 8 giờ tham gia giải cứu, đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, cơ quan chức năng đã tìm thấy 5 nạn nhân bị mắc kẹt. Tuy nhiên, 2 nạn nhân Nguyễn Văn Quang (quê Hà Nam) và Nguyễn Thị Hằng (quê Ba Vì, Hà Nội) đã tử vong. Ba người bị thương được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Theo Công an phường Trúc Bạch, ngôi nhà số 43 Cửa Bắc bị sập do ông Trần Tuấn Anh làm chủ. Hai tầng dưới, gia đình ông Tuấn Anh dùng kinh doanh thực phẩm ăn uống, còn tầng 3 là chỗ ngủ của nhân viên và bếp ăn.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngôi nhà xây dựng đầu những năm 1980, móng hầu như không có. Bên cạnh đó, gia đình bà Nguyễn Thị Vân (số 41 Cửa Bắc) đang sửa chữa, đào móng nên có khả năng gây ảnh hưởng. Bà Vân có giấy phép sửa chữa nhà do Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình cấp.
Lực lượng chức năng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường vụ sập nhà 43 Cửa Bắc
Ông Trần Tuấn Anh cho biết trước khi nhà số nhà 41 Cửa Bắc đào móng, ngày 2-8, ông đã cảnh báo: "Nếu tiếp tục làm nữa sẽ khiến nhà tôi bị sập do đã cũ". Nghe vậy, chủ nhà 41 Cửa Bắc nói họ sẽ ngừng thi công, đến khi nào tiếp tục xây sẽ báo. Tuy nhiên, sau đó, chủ nhà này vẫn tiếp tục cho đào móng, dẫn đến nhà số 43 Cửa Bắc bị sập - theo ông Tuấn Anh.
Đề nghị khởi tố vụ án
Chiều tối 4-8, Công an Quận Ba Đình đã có báo cáo kết quả điều tra ban đầu về vụ sập nhà 43 Cửa Bắc. Bước đầu Công an quận Ba Đình xác định nguyên nhân dẫn đến sập nhà là do nhà 41 Cửa Bắc thi công dẫn đến vỡ ống nước, sụt lở móng.
Trước dấu hiệu phạm pháp hình sự, Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình đã đề xuất khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra, xử lý.
Chị Lê Hồng Nhung, người dân địa phương, kể lại thời điểm xảy ra sự việc, chị ở cạnh công trình đang đào móng. Trước khi nhà 43 Cửa Bắc sập, chị thấy móng của ngôi nhà này bị lở đất. "Khoảng 2 phút sau đó, tôi thấy ngôi nhà rung lắc rồi đổ sập xuống. Lúc đó, tôi chỉ kịp hô "đổ nhà" rồi chạy thoát thân. Phía trước ngôi nhà, khói bụi mù mịt, nhiều người chạy ra la hét" - chị Nhung nhớ lại.
Không được sửa chữa
Vụ việc nêu trên không phải là trường hợp cá biệt, trước đó từng xảy ra nhiều vụ sập nhà hãi hùng trên địa bàn TP Hà Nội. Điển hình là vào tháng 9-2015, căn biệt thự cổ ở số 107 Trần Hưng Đạo đổ sập làm 2 nạn nhân chết tại chỗ.
Ông Đỗ Quốc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết hiện trên địa bàn TP Hà Nội, số lượng nhà xây gạch, không có bê-tông cốt thép còn rất nhiều và phần lớn là được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước nên đã xuống cấp. Do đó, công tác quản lý nhằm bảo đảm an toàn cho người dân là bức thiết.
Dù vậy, theo ông Khánh, việc quản lý các công trình nhà cổ, nhà cũ trên địa bàn TP Hà Nội còn rất nhiều bất cập. "Hà Nội đã bàn thảo bao nhiêu chính sách về quản lý nhà xây dựng thời trước nhưng vẫn làm không ra. Mấu chốt là do quản lý và chỉ đạo quy hoạch không ổn. Nhà cũ yếu như thế nhưng nhiều khu vực không được phép xây dựng, sửa chữa. Chính sách xơ cứng, bó buộc là một nguyên nhân lớn" - ông Khánh chỉ rõ. Theo ông, đáng nói là dù không dễ dàng được cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa nhưng người dân phải tự chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn.
Trao đổi với phóng viên, một cán bộ Ban 61 - Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết nhà được xây dựng từ năm 1980 như tại phố Cửa Bắc thì không xếp vào diện nhà cổ mà chỉ là nhà xây dựng lâu năm và do quận quản lý. Theo quy định, TP chỉ chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm an toàn cho nhà cổ, biệt thự cổ xây dựng từ trước năm 1954.
Tích cực cứu chữa người bị nạn
Chiều 4-8, chính quyền TP Hà Nội cùng nhiều đơn vị đã đến thăm hỏi, hỗ trợ mỗi người bị thương 5 triệu đồng và 2 gia đình nạn nhân tử vong với số tiền 22,4 triệu đồng.
Đến cuối ngày, 3 nạn nhân vụ sập nhà được các bệnh viện tích cực điều trị trong tình trạng đa chấn thương. Trong đó, nạn nhân Bùi Thị Thoa bị đa chấn thương (cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Đức), Nguyễn Vĩnh Đua bị thương vùng tai, chấn thương sọ não, cột sống (điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), Nguyễn Chí Thành bị chấn động não, xây xát phần mềm (cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn). Hai người tử vong đã được chuyển tới Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn.
Theo Người Lao Động
Sập nhà ở phố cổ Hà Nội: Nhà hàng xóm đào móng chịu trách nhiệm gì? Liên quan vụ sập nhà số 43 trên phố Cửa Bắc (Hà Nội), luật sư Lê Văn Thiệp nhận định, trong trường hợp này, nhà số 41 phải đền bù thiệt hại cho nhà số 43 bị sập dựa trên cơ sở thống kê của cơ quan chức năng. Liên quan vụ sập ngôi nhà 4 tầng tại số 43 Cửa Bắc (Hà...