Cảnh sát lại bắn chết người da màu tại Mỹ
Một người đàn ông da màu đã bị cảnh sát bắn chết tại Phoenix, bang Arizona. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ đang rối loạn sau những hành động của cảnh sát đối với cộng đồng người da màu gần đây, theo Reuters.
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình tại New York – Ảnh: Reuters
Sở cảnh sát Phoenix cho biết người đàn ông thiệt mạng tên Rumain Brisbon, 34 tuổi. Ông Brisbon bị cho là đang bán ma túy khi ngồi trong chiếc Cadillac SUV bên ngoài một cửa hàng tiện lợi chiều tối ngày 2.12 (giờ địa phương), theo lời 2 nhân chứng báo với một cảnh sát.
Viên cảnh sát này đã gọi người hỗ trợ. Sau đó viên cảnh sát nhìn thấy ông Briston di chuyển một vật gì đó ở ghế sau xe. Viên cảnh sát yêu cầu ông Brisbon giơ tay lên, tuy nhiên ông Brisbon lại đặt 2 tay lên gần thắt lưng rồi bỏ chạy.
Trong lúc 2 bên vật lộn, cảnh sát đã phát hiện người đàn ông có sở hữu súng. Cả 2 đổ ập vào một nhà dân sau khi chủ nhà mở cửa ra.
Sau khi phát hiện Brisbon có súng trong túi, viên cảnh sát đã bắn 2 phát vào người ông ta. Lực lượng hỗ trợ đến ngay sau đó, Brisbon được thông báo đã chết tại hiện trường, theo Sở Cảnh sát Phoenix ngày 3.12.
Video đang HOT
Người biểu tình tại Quảng trường Thời Đại New York – Ảnh: Reuters
Phía cảnh sát tìm thấy nhiều lọ thuốc oxycodone (thuốc giảm đau gây ngủ), 1 khẩu súng bán tự động và 1 lọ thuốc được cho là cần sa trên xe của Brisbon. Viên cảnh sát không bị thương trong sự việc trên, theo Reuters.
Vụ nổ súng tại Phoenix xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tại Mỹ sau khi bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố cảnh sát Darren Wilson khi anh này bắn chết thanh niên da màu Michael Brown tại Ferguson, bang Missouri.
Tiếp sau đó, một bồi thẩm đoàn tại New York quyết định không buộc tội viên cảnh sát kẹp cổ đến chết ông Eric Garner ngày 17.7. Ông Garner cũng là một người da màu.
Ngày 4.12, ít nhất 3.000 người biểu tình tại Quảng trường Thời Đại, New York, phản đối quyết định trên của bồi thẩm đoàn New York, theo Reuters.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Lộ video cảnh sát Mỹ bắn chết cậu bé da màu
Đoạn video ghi hình 2 cảnh sát bắn chết cậu bé da màu, 12 tuổi, được công bố trong lúc người dân Mỹ biểu tình phản đối cảnh sát bắn chết người da màu ở Ferguson.
Cậu bé 12 tuổi Rice và khẩu súng đồ chơi - Ảnh: Reuters
Ngày 26.11, các quan chức tại Cleveland, bang Ohio, công bố đoạn băng cậu bé Tamir E. Rice bị bắn chết tại trung tâm giải trí Cudell. Đúng như thông tin trước đó, đoạn phim cho thấy cảnh Rice đi trong công viên, cầm súng chĩa vào mọi người. Khẩu súng được xác định là đồ chơi, loại này thường được làm y như khẩu súng lục bán tự động.
Đoạn phim không có âm thanh, nhưng theo cảnh sát Cleveland giải thích, hai nhân viên tuần tra Timothy Loehmann và Frank Garmback đã yêu cầu Rice giơ tay lên đầu 3 lần và bắn cậu bé khi cậu dùng tay rút súng thay vì tuân lệnh.
Trong đoạn video, khẩu súng cậu bé dùng vẫn còn dải băng màu cam, Reuters dẫn lời quan chức Cleveland cho biết. Trước đó, bộ đôi cảnh sát được cho đã nhầm lẫn vì khẩu súng đã... mất đi chiếc băng đánh dấu đó là sản phẩm đồ chơi.
Loehmann, người được sở cảnh sát thông tin đã bắn Rice, mới vào nghề chưa đầy 1 năm. Hiện cả Loehmann và Garmback đều đã xin nghỉ phép.
Có 300 người đã biểu tình việc cảnh sát bắn chết Rice vào ngày 25.11, gây tắc nghẽn giao thông hàng giờ. Sau đó, gia đình Rice yêu cầu mọi người cư xử hòa bình, do họ "tin vào hệ thống tư pháp".
Với bằng chứng từ đoạn video nói trên, vụ việc sẽ được lật lại. Theo chính sách được ban hành năm 2013 về trường hợp cảnh sát nổ súng bắn người trong lúc làm nhiệm vụ, đoạn video này có khả năng được sử dụng làm bằng chứng, công tố viên Timothy McGinty cho biết.
Nếu mọi chuyện được xới lên, nó sẽ càng đẩy căng thẳng giữa chính quyền Washington với người dân lên cao. Vài ngày qua nước Mỹ đã rúng động về trường hợp cảnh sát không bị truy tố dù bắn chết thiếu niên không vũ trang Michael Brown. Cả Brown lẫn Rice đều là người da màu.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bức ảnh lay động triệu trái tim trong bạo loạn ở Mỹ Trong ảnh, một cảnh sát ở Portland đã ôm chầm lấy cậu bé da màu. Bức ảnh được coi là một hình ảnh của hy vọng trong bối cảnh nhiều nơi ở nước Mỹ đang đấu tranh chống lại tệ phân biệt chủng tộc. Một cậu bé người Mỹ gốc Phi đứng giơ tấm bảng "Free Hugs" (tạm dịch - Ôm miễn phí)...