Cảnh sát khu vực, chuyện người trong cuộc
Hình ảnh chiến sỹ CSKV hàng ngày xuống địa bàn gặp gỡ, thăm hỏi để nắm tình hình và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống tội phạm, TNXH đã trở nên quen thuộc lâu nay với nhân dân ở cơ sở. Tuy nhiên, để hoàn thành trọng trách được giao trước tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, lực lượng CSKV rất cần được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn…
CSKV luôn là lực lượng gần dân nhất
Việc gì cũng đến tay
“Thời gian xuống địa bàn hiện nay của CSKV chúng tôi vô cùng hạn chế” – Trung tá Trần Mạnh Trường, CSKV Công an phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm cho biết và dẫn chứng, do đơn vị không có CBCS làm trực ban chuyên trách, tổ CSKV của CAP Chương Dương phải luân phiên thay nhau trực ban. Trung bình 1 CSKV phải làm nhiệm vụ trực ban 8 ngày/tháng; ngoài ra còn có 4 ngày phải ứng trực tại đơn vị để giải quyết các vụ việc theo tin báo 113.
“Chẻ” thời gian thì Trung tá Trường cùng đồng nghiệp phải ứng trực tại đơn vị mất 12 ngày/tháng; chưa kể còn phải tham gia phối hợp giải quyết TTGT, TTCC, cưỡng chế giải phóng mặt bằng và nhiều công việc đột xuất khác… Nếu tính 8 ngày cuối tuần trong tháng (thứ bảy, chủ nhật) được nghỉ theo qui định của Luật Lao động, thời gian dành cho CSKV chuyên tâm làm công tác chuyên môn chỉ còn vỏn vẹn có 10 ngày/tháng.
“Để bù vào lượng thời gian xuống địa bàn bị nhiều việc ngoài chức năng “lẹm” như vậy, hầu như CSKV chúng tôi đều phải tranh thủ cả ngày nghỉ để làm việc, nhưng vẫn không đáp ứng hiệu quả yêu cầu công tác được giao” – Bộc bạch của CSKV Trần Mạnh Trường, CAP Chương Dương cũng là “nỗi niềm” chung của đội ngũ CSKV công tác ở các đơn vị công an cơ sở hiện nay về việc phải kiêm nhiệm quá nhiều phần việc ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao nên không đủ thời gian thực hiện công tác cơ bản theo qui định. Do vậy, CSKV không tránh khỏi “tiếng chê” của nhân dân về sự vắng mặt thường xuyên ở địa bàn phụ trách; không gần gũi thăm hỏi dân để thực sự làm “cầu nối” giữa chính quyền với nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bị động trong công tác nắm tình hình của CSKV do không bám sát được địa bàn nên chất lượng tin báo cáo chưa phản ánh sát thực tế; chưa chủ động nắm các vụ việc, hiện tượng, các điểm nghi vấn có hoạt động vi phạm pháp luật, TNXH, di biến động về nhân khẩu, đối tượng… trong ô được giao trách nhiệm quản lý về ANTT.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng công tác chuyên môn của CSKV, cũng cần đề cập tới nguyên nhân “nội tại” được chính những người trong cuộc (CSKV) nhìn nhận, đánh giá. Đó là thực trạng nhiều CSKV ở các đơn vị CAQ, huyện, thị xã hiện nay chưa qua đào tạo chuyên ngành Cảnh sát QLHC nên không khỏi có những hạn chế về năng lực, trình độ, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Hiện, số CBCS chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành Cảnh sát Quản lý hành chính (CSQLHC) chiếm gần 50% trong lực lượng CSKV Công an Hà Nội. Để làm quen với công việc của CSKV, số chiến sỹ chưa qua đào tạo chuyên khoa về CSQLHC phải mất nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi mới nhận thức được đầy đủ về nội dung, phương pháp công tác CSKV để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn. Đại úy Nguyễn Đỗ Hà Linh, CSKV Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai cho biết, vốn là CSHS, khi được điều chuyển sang làm CSKV đã không khỏi lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Được sự giúp đỡ của đồng đội cũng như vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Đại úy Linh cũng phải mất gần 3 năm mới nắm vững và thực hiện nhuần nhuyễn công tác cơ bản của CSKV…
CSKV kiêm nhiệm trực ban, ứng trực 113 tại đơn vị
Địa bàn rộng, dân cư đông
Do thiếu biên chế nên ở nhiều địa bàn công tác, CSKV phải quản lý số hộ nhiều hơn so với qui định của Điều lệnh CSKV. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH-CATP, hiện có trên 100 CSKV phải kiêm nhiệm 2 hoặc 3 địa bàn; gần 400 CSKV phụ trách địa bàn quá rộng với số hộ, nhân khẩu quá lớn so với qui định Điều lệnh CSKV. Đơn cử, ở CAQ Hoàng Mai có 26 địa bàn CSKV phải kiêm nhiệm, 11 ô CSKV phụ trách từ 800 hộ đến trên 1.000 hộ; cá biệt có ô CSKV phụ trách trên 2.000 hộ với gần 8.000 nhân khẩu như ở khu dân cư số 9, phường Lĩnh Nam… Với số lượng hộ, nhân khẩu quá nhiều như vậy là một khó khăn cho CSKV trong việc quán xuyến địa bàn, kiểm soát tình hình, số liệu dân cư, trong khi phải kiêm nhiệm thêm nhiều phần việc khác. Bên cạnh đó, một số quy định pháp lý bất cập cũng gây khó khăn cho công tác CSKV như Luật Cư trú qui định cấp sổ đăng ký tạm trú không có thời hạn, dẫn đến người tạm trú ở nhiều nơi sẽ có nhiều sổ tạm trú; người dân đi khỏi nơi cư trú, kể cả đi lâu dài không phải khai báo tạm vắng với CSKV nên CSKV không kiểm soát được… Nếu không bám sát địa bàn, nắm và quản lý chắc di biến động của nhân khẩu, hộ khẩu, CSKV rất dễ để sót lọt đối tượng trong diện quản lý.
Chia sẻ những khó khăn của đồng nghiệp phụ trách những địa bàn có số hộ quá lớn như trên, Trung tá Đinh Quốc Phòng, CSKV Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm cho biết, địa bàn anh phụ trách có 250 hộ dân – đúng qui định của Điều lệnh CSKV. Nếu không phải kiêm nhiệm các phần việc ngoài chức năng như hiện nay, tức là được chủ động hoàn toàn về thời gian để chuyên tâm làm công tác chuyên môn của CSKV, sau khi tiếp dân ở trụ sở CAP theo qui định, mỗi ngày 2 buổi (sáng, tối) anh xuống địa bàn trực tiếp thăm hỏi được 8 hộ dân. Như vậy, 1 tháng anh đến thăm hỏi được 1 hộ dân/lần. Nếu phụ trách địa bàn 500 hộ dân (gấp đôi địa bàn của Trung tá Phòng) thì CSKV phụ trách địa bàn phải 2 tháng mới đến được 1 hộ dân/lần. Còn phụ trách địa bàn trên 1.000 hộ dân thì thời gian CSKV đến nhà dân thăm hỏi phải 4 hoặc 5 tháng/lần. Còn nếu bị “lẹm” thời gian phải chi phối cho các phần việc ngoài nhiệm vụ được giao, công tác thăm hỏi dân của CSKV sẽ khó khăn hơn nhiều… “Nếu không có sự nhiệt tình, trách nhiệm, không có sự giúp đỡ của nhân dân mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ cơ sở, CSKV khó đảm đương hiệu quả công tác chuyên môn” – Trung tá Đinh Quốc Phòng khẳng định.
Được coi là một trong những lực lượng nòng cốt của ngành công an, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ANTT ở cơ sở, trong những năm qua, lực lượng CSKV luôn bám sát địa bàn, trực tiếp tiến hành các biện pháp nắm tình hình, quản lý nhân khẩu, quản lý đối tượng, xây dựng lực lượng Bảo vệ dân phố và các mô hình tự quản làm nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ. Hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của CSKV đã đóng góp quan trọng vào công tác phòng ngừa tội phạm, cung cấp nhiều thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra khám phá án, giải quyết các vụ việc phạm pháp hình sự, TNXH, góp phần cùng các lực lượng chức năng đảm bảo giữ vững ANTT và phát triển kinh tế, xã hội ở Thủ đô, được các cấp ghi nhận. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay cùng với những diễn biến phức tạp trong hoạt động của tội phạm, lực lượng CSKV rất cần được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cơ bản, đáp ứng yêu cầu đảm bảo ANCT, TTATXH trong tình hình mới, xứng đáng với trọng trách được giao.
Video đang HOT
Theo ANTD
Bé gái bị máy ép mía lột da đầu: Bên giường bệnh...
Đến chiều ngày 26/3, ghi nhận của chúng tôi, đã có hơn 100 đơn vị và cá nhân đến thăm hỏi - trao quà và tiền mặt tổng số hơn 60 triệu đồng để ủng hộ bé Như Ý.
Một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng cũng được mở miễn phí cho bà nội của Như Ý, nhằm mục đích giữ toàn bộ số tiền ủng hộ để phục vụ công tác điều trị lâu dài cho bé và để giúp các nhà hảo tâm gần xa dễ dàng tiếp tục ủng hộ, cứu giúp bé.
Bé Như Ý đã có thể tiếp xúc và đang dần hồi phục
Trưa ngày 26/3, sau khi Bệnh viện cho phép, PV đã đến thăm hỏi và theo dõi diễn tiến sức khỏe của bé Như Ý. Hiện bé đã tỉnh táo, ăn uống còn khó khăn nhưng đã có thể nói chuyện - giao tiếp hoàn toàn bình thường.
Hiện tại, mỗi ngày chi phí thuốc men, truyền nước và xử lý vô trùng vết thương hở... ước tính tốn hơn 1 triệu đồng. Rất may, các nhà hảo tâm gần xa đã ủng hộ cho gia đình tổng số tiền hơn 60 triệu đồng, nên áp lực về chi phí điều trị cho Như Ý đối với gia đình nghèo này, đã nhẹ đi rất nhiều.
Bé Như Ý đã tỉnh táo và đang dần hồi phục
Bà Huỳnh Thị Diệu (bà nội của bé), tâm sự: "Cả gia đình tui mấy chục năm nay toàn làm thuê làm mướn. Ông nhà tui làm bảo vệ trong trường, còn tui phụ giúp ông ấy làm tạp vụ lao công. Mấy cô và dượng của nó cũng đi làm thuê, mỗi ngày kiếm được đồng nào thì lo cơm ngày ấy. Gia đình tôi ai cũng thương Như Ý, nhưng nói lo chữa trị cho nó, thú thiệt là vượt quá tầm tay tụi tui rồi. Sự giúp đỡ của mấy cô chú là như cứ mạng cho Như Ý sống lại, như đẻ nó ra lần thứ hai vậy!"...
Hiện các bác sĩ ở Phòng Cấp cứu 523 - Khoa Ngoại chấn thương (BVĐK TW Cần Thơ) đang tích cực chăm sóc, theo dõi sức khỏe của bé Như Ý. Mỗi ngày, cứ cách khoảng 1 giờ là có các y - bác sĩ và điều dưỡng ở đây ghé thăm và theo dõi bệnh trạng của bé 1 lần.
Điều đáng trân trọng là ngoài việc cẩn trọng chăm sóc và theo dõi tình hình diễn tiến của bé, ekip gần 10 y - bác sĩ và điều dưỡng tại Khoa này còn tự nguyện quyên góp mỗi người 100.000 đồng để hỗ trợ tiền mua đồ ăn thức uống để bồi dưỡng, hồi sức cho bé Như Ý.
Nước mắt xúc động của những "nhà hảo tâm áo lính"
Ngay trưa ngày 26/3, PV cũng chứng kiến nhiều đoàn cá nhân - đơn vị đến thăm hỏi và tặng tiền hỗ trợ cho bé Như Ý. Đáng chú ý nhất là đoàn cán bộ của Ban Phụ nữ - Cục Hậu cần và đại diện Xưởng may quân trang (Quân khu IX) đã đến tận phòng cấp cứu thăm hỏi, động viên bé.
Tại đây, câu chuyện cuộc đời mồ côi cơ cực của bé cũng như hoàn cảnh sống khó khăn, nghèo khổ của gia đình ông bà 5 Giàu đã làm đoàn "nhà hảo tâm áo lính" này xúc động, sụt sùi nước mắt.
Chị Hoa (đại diện Xưởng may Quân khu IX), xúc động lau nước mắt, nói: " Con bé có cảnh đời đáng thương, bị tai nạn nặng như vậy mà vẫn gắng gượng dậy tiếp chuyện vui vẻ với chúng tôi... Con bé thật kiên cường!".
Đoàn cán bộ quân khu 9 thăm và tặng tiền hỗ trợ bé Như Ý
Đoàn công tác này hoàn toàn tự nguyện và tự phát, theo như lời của các chị. Trước đó, chiều ngày 25/3, các cán bộ này tình cờ đọc trên báo Đất Việt về câu chuyện tai nạn thương tâm của bé Như Ý.
Chị em Ban Phụ nữ và Xưởng may Quân khu đã cùng nhau vận động, quyên góp được gần 6 triệu đồng. Lập tức trưa ngày 26/3, các cán bộ này đã cử đại diện đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho bé.
Chị Thủy, Trung tá - Đại diện Ban Phụ nữ Quân khu IX, xúc động nói: " Đây là phần tiền chị em chúng tôi cùng nhau vận động quyên góp để giúp đỡ gánh nặng điều trị cho Như Ý. Chúng tôi rất quan tâm và thương xót hoàn cảnh của bé. Sau này, nếu gia đình cần giúp đỡ gì thêm, chúng tôi rất sẵn lòng!".
Doanh nghiệp - Ngân hàng - Ca sĩ... cũng "vào cuộc"
Bà Huỳnh Thị Diệu, bà nội và cũng là người túc trực chăm sóc bé Như Ý từ khi nhập viện, cho biết: Từ hôm 25/3 đến nay, có hàng chục đoàn ước chừng khoảng hơn 100 người hảo tâm đến thăm hỏi động viên và tặng quà - tiền mặt hỗ trợ cho gia đình.
Đáng chú ý là sáng ngày 26/3, tiếp tục có 1 độc giả giấu tên, đến thăm và gửi tặng 2 triệu đồng tiền mặt rồi ra về. Một bạn đọc ở tận Cà Mau (ghi trên bì thư) giấu tên, cũng gửi người quen mang đến 1 triệu đồng tiền mặt tặng Như Ý với lời nhắn: " Chúc cháu mau khỏi bệnh".
Đại Bệnh viện nhi đồng TP.Cần Thơ cũng sang thăm và tặng Như Ý 1,7 triệu đồng từ vận động Công đoàn viên bệnh viện quyên góp.
Cty CP Đầu tư Công nghệ Phương Tùng (Chuỗi cửa hàng Điện thoại di động lớn nhất của Cần Thơ) cũng đã vận động toàn thể nhân viên góp 1 ngày lương, ủng hộ bé gần 2,3 triệu đồng.
Cùng thời gian, Nhóm từ thiện của Chị Nguyễn Thị Tư Hậu (Khu Dân cư Cái Sơn - Hàng Bàng, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã đến trao tặng gia đình bé 2 triệu đồng tiền hỗ trợ viện phí.
Chị Tư Hậu cho biết, nhóm các chị là bạn bè thân thiết, đa số đang làm CNV Nhà nước, đọc được thông tin, rất xúc động và cảm thương Như Ý, nên đã rủ rê nhau góp tiền túi, đến thăm bé.
Cùng thời gian này, Đại diện Công đoàn và Phòng GD&ĐT Quận Bình Thủy (TP.Cần Thơ) cùng tập thể trường Tiểu học An Thới 2 (nơi Bé Như Ý học) tiếp tục đến thăm và hỗ trợ thêm gần 3 triệu đồng.
Xúc động nhất là giữa trưa cùng ngày, bà Cóc 8 (bà Lê Thị Tám, SN 1937, người cao tuổi hàng xóm của Như Ý), không ngại đường xa, sức khỏe yếu, cũng nhờ xe ôm hàng xóm chở đến tận bệnh viện để thăm và tặng Như Ý 50.000 đồng từ tiền dành dụm của bà.
Bà Cóc 8 nói: " Tội nghiệp con nhỏ, nó vui vẻ nói cười suốt ngày, cả xóm ai cũng thương. Ai thuê mướn làm việc gì nhẹ, kiếm được ít tiền là nó vui vẻ làm liền, không ngại khó ngại khổ... Tui cầu mong sao cho nó mau khỏi bệnh để còn đi học!".
Trong chiều ngày 26/3, Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Cần Thơ đã đến bệnh viện trao tặng Như Ý 2 triệu đồng tiền mặt để chi trả thuốc men. Đại diện Ngân hàng Đông Á - PGD Xuân Khánh (Chi nhánh Cần Thơ) đã chuyển 500.000 đồng tiền mặt để hỗ trợ san sẻ khó khăn với gia đình.
Đặc biệt, nhân chuyến lưu diễn tại miền Tây, chàng Ca sĩ tốt bụng Quách Thành Danh cũng tranh thủ ghé sang bệnh viện, thăm hỏi động viên và trao tặng Như Ý 1 triệu đồng tiền mặt, 3 hộp sữa và 1 hộp bánh. Chàng ca sĩ này cho biết, số tiền đó là trích từ cát-xê của anh trong đêm diễn tại Cần Thơ.
Theo vietbao
Thăm hỏi CSKV bị thương trong khi làm nhiệm vụ Ngày 15/3, nhận được thông tin về một cán bộ CSKV của phường Điện Biên, Quận Ba Đình, HN bị thương trong khi ngăn cản một vụ ẩu đả giữa các nhóm thanh niên, đoàn công tác do Thượng tá Đỗ Đức Quang, Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, CATP.HN đã đến thăm hỏi, động viên người cán bộ dũng cảm này....