Cảnh sát Hồng Kông kêu gọi biểu tình ôn hòa
Cảnh sát trưởng Hồng Kông kêu gọi sự ôn hòa trước thềm cuộc biểu tình quy mô lớn được chính quyền cho phép cuối tuần này.
Người biểu tình Hong Kong tại quận Tsim Sha Tsui chiều 1/12. Ảnh: SCMP.
“Chúng tôi hy vọng người dân của chúng tôi có thể cho cả thế giới thấy rằng người Hồng Kông có khả năng tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn một cách có trật tự và hòa bình”, tân cảnh sát trưởng Hồng Kông Chris Tang cho biết hôm nay, trước khi khởi hành tới Bắc Kinh.
Chính quyền đặc khu Hồng Kông đã lần hiếm hoi “bật đèn xanh” cho cuộc biểu tình quy mô lớn do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền (CHRF) tổ chức vào chủ nhật này.
Tang dự kiến gặp các quan chức cấp cao của Bộ Công an Trung Quốc và trở về Hồng Kông vài giờ trước khi diễn ra cuộc biểu tình. Đây được xem là thước đo của sự ủng hộ dành cho phong trào dân chủ Hồng Kông, sau chiến thắng mạnh mẽ tại cuộc bầu cử cấp quận hồi tháng trước.
“Chúng tôi muốn nói với Carrie Lam rằng kết quả bầu cử không phải là dấu chấm hết của phong trào”, phó chủ tịch CHRF Eric Lai nói, nhắn gửi tới Trưởng Đặc khu Hồng Kông.
Hôm nay, người biểu tình cũng lên kế hoạch cho một cuộc tuần hành quy mô nhỏ hơn, nhằm phản đối cảnh sát dùng hơi cay, điều họ cho là quá mức và gây tổn hại cho cả những người ngoài cuộc vô tội. Cảnh sát cho biết họ đã hạn chế sử dụng bạo lực.
Video đang HOT
Kể từ khi phe dân chủ Hồng Kông giành được đa số trong tổng số 452 ghế hội đồng quận hôm 24/11, tình hình đặc khu đã lắng dịu hơn.
“Hai tuần qua, thành phố tương đối yên bình. Khi người dân có cơ hội nghỉ ngơi, chúng tôi hy vọng những kẻ bạo lực sẽ thực sự ngừng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp”, Chris Tang nói thêm.
Biểu tình Hồng Kông bùng phát từ tháng 6, ban đầu để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Sau khi chính quyền Hồng Kông rút dự luật, song người biểu tình tiếp tục xuống đường đưa ra các yêu cầu khác, trong đó có điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát, tổ chức bầu cử dân chủ và Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Theo VnExpres
Bị 'chặn họng', lãnh đạo Hong Kong không thể đọc bài phát biểu quan trọng
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam vừa phải bỏ bài phát biểu về chính sách thường niên trước cơ quan lập pháp thành phố vì bị các nghị sĩ chế nhạo khi bà vừa bắt đầu. Đây là sự cố chưa từng có tiền lệ ở thành phố từng là thuộc địa của Anh.
Quang cảnh hỗn loạn trong cuộc họp của cơ quan lập pháp Hong Kong hôm nay. (Ảnh BBC)
Các nhà làm luật vừa khua tay vừa hô "5 yêu cầu, không được bớt" và chất vấn bà Lam, người đang đối mặt với sức ép to lớn phải giành lại lòng tin của người dân Hong Kong và giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở thành phố trong nhiều thập kỷ. Hành động của các nhà làm luật khiến cuộc họp phải ngừng hai lần.
Khẩu hiệu mà các nghị sĩ hô lên chính là 5 yêu cầu của người biểu tình đối với chính quyền thành phố, trong đó có đòi hỏi phải tổ chức điều tra độc lập đối với tình trạng mà họ gọi là sử dụng vũ lực quá đà của cảnh sát đối với người biểu tình.
Một cảnh sát Hong Kong đã bị thương ở cổ khi những phần tử bạo loạn tấn công người này từ sau lưng bằng vật sắc nhọn.
Một số nhà làm luật còn đeo khẩu trang có hình Chủ tịch Trung Quốc Cập Cận Bình khi đang trong phòng họp của cơ quan lập pháp Hong Kong và giơ áp phích yêu cầu đáp ứng đủ 5 yêu cầu.
Nhà lập pháp Tanya Chan nói rằng bà Lam là người gây ra tình trạng hỗn loạn ở Hong Kong trong suốt 4 tháng qua.
"Cả hai bàn tay bà ấy đều đã nhúng máu. Chúng tôi hy vọng Carrie Lam rút lui và từ chức. Bà ấy không có khả năng lãnh đạo...Bà ấy không phù hợp cho vị trí trưởng đặc khu", bà Chan phát biểu với giọng đầy cảm xúc tại một cuộc họp báo sau phiên họp.
An ninh được thắt chặt trước khi bà Lam có bài phát biểu chính sách lần thứ ba. Cảnh sát chống bạo động được cử canh giữ bên ngoài và vòi rồng túc trực gần đó.
Bài phát biểu thường niên này là sự kiện khai mạc kỳ họp của cơ quan lập pháp Hong Kong, nơi nhà lãnh đạo thân Bắc Kinh đưa ra những chính sách và dự luật cho năm tới.
Do sự cố vừa xảy ra, bà Lam chọn cách đọc bài phát biểu ghi lại bằng video để truyền đi, trong đó bà thông báo các biện pháp sẽ triển khai nhằm giảm bớt tình trạng thiếu nhà ở, như tăng số lượng dự án nhà ở và đẩy nhanh việc bán các dự án nhà cho người dân.
Trong cuộc họp ngắn hôm qua, bà Lam vẫn giữ lập trường từng khẳng định nhiều lần rằng biểu tình bạo lực là điều không thể chấp nhận được.
"Những nhượng bộ được thực hiện chỉ vì bạo lực leo thang sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn. Mặt khác, chúng ta nên cân nhắc mọi biện pháp có thể để chấm dứt biểu tình", bà nói.
Bài phát biểu của bà Lam diễn ra sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nhằm bảo vệ quyền công dân ở Hong Kong.
Đạo luật dân chủ và nhân quyền Hong Kong yêu cầu ngoại trưởng Mỹ năm nào cũng phải đánh giá xem Hong Kong có được hưởng quyền tự trị hay không, có đáp ứng được điều kiện để hưởng quy chế đối xử đặc biệt của Mỹ hay không.
Đạo luật Bảo vệ Hong Kong sẽ cấm xuất khẩu thương mại các sản phẩm quân sự và kiểm soát đám đông mà cảnh sát Hong Kong sử dụng để chống lại người biểu tình.
Luật thứ ba vừa được Hạ viện thông qua là nghị quyết không ràng buộc công nhận quan hệ của Hong Kong với Mỹ, lên án Bắc Kinh "can thiệp" công việc của thành phố và ủng hộ quyền biểu tình của người dân ở đây.
Cáo buộc "các thế lực nước ngoài" làm trầm trọng đợt bất ổn xã hội ở trung tâm tài chính toàn cầu, Trung Quốc bày tỏ "sự phẫn nộ mạnh mẽ" trước bước đi của Hạ viện Mỹ và yêu cầu Washington "dừng can thiệp".
BÌNH GIANG
Theo tienphong/CNA
Tình hình Hồng Kông mới nhất: Biểu tình bùng phát mạnh sau lệnh cấm mặt nạ Biểu tình mạnh hơn ở thành phố đặc khu Hồng Kông sau lệnh cấm mang mặt nạ được nhà chức trách ban bố. Người biểu tình Hồng Kông mang cả mặt nạ thông thường và phòng độc. Những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia vẫn đang diễn ra tại các khu vực khác nhau của Hồng Kông vào ngày hôm...