Cảnh sát Hồng Kông “đẹp” là nhờ Thành Long
Theo tờ WSJ, năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo nhân quyền, cũng lưu ý việc tăng số vụ bắt giữ thời ông Tsang. Trong khi năm 2010 chỉ có 57 người bị bắt thì năm kế, số vụ này là 440.
Cảnh sát Hồng Kông chuẩn bị thi hành nhiệm vụ.
Báo cáo còn nêu các nhà hoạt động dân chủ cáo buộc cảnh sát làm việc theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Nhưng cảnh sát HK phủ nhận. WSJ không thể tiếp cận “Đại bàng” vào ngày 4.10.
Trước đây, ông Tsang từng bác bỏ các cáo buộc cảnh sát đàn áp hoạt động tự do ngôn luận, hoặc cáo buộc cảnh sát bị sức ép chính trị, theo giới truyền thông HK cho biết.
Một số người ủng hộ cảnh sát và một vài sĩ quan tuyên dương “Đại bàng” Tsang có công “động viên tinh thần anh em”, sau những vụ tai tiếng dưới thời Tang King Shing, tiền nhiệm của Tsang.
Trong số tai tiếng đó có vụ một thanh tra cảnh sát toan hiếp dâm một phụ nữ. Việc thanh tra trưởng Tsang phải liên tục xin lỗi về những tai tiếng đã khiến ông có biệt danh “Sorry sir” (Ông xin lỗi).
Video đang HOT
“Ông xin lỗi” Tsang rèn luyện thể lực.
Nhưng những người ủng hộ nói các chiến thuật của Tsang là cần thiết để bảo vệ pháp luật và trị an. Walter To, giám đốc một công ty châu Âu ở HK nói: “Tôi cảm thấy tiếc cho những cảnh sát trực chiến. Việc họ giải tán người biểu tình khỏi các con đường lớn là cần thiết”
Nhiều người dân HK cũng đồng ý cảnh sát HK xứng danh làm việc hiệu quả nhất châu Á. Nhiều năm sau khi thành lập, cảnh sát HK luôn bị tố cáo tiêu cực, “cớm ăn tiền bảo kê” các cửa hiệu, nhà hàng…
Năm 1974, chính quyền đô hộ Anh lập Ủy ban giám sát độc lập chống tiêu cực (ICAC, vẫn còn hoạt động). Từ đó, ủy ban này đã giúp kiểm soát được thói nhũng nhiễu, đòi “ăn bẩn” của cảnh sát.
Vào những năm 1980, nam ngôi sao điện ảnh Thành Long đóng loạt phim “Câu chuyện cảnh sát”, vai một cảnh sánh HK nhiệt huyết và không ích kỷ đã giúp việc gia nhập cảnh sát là một niềm vinh dự cho thanh niên HK.
Năm 1983, một cuốn sách của nhà báo Kevin Sinclair đã tôn vinh cảnh sát HK là “Lực lượng tinh nhuệ nhất Á châu”.
Theo công báo HK, số vụ tội phạm hình sự giảm 1.061 vụ trên mỗi 100.000 dân HK năm 2012, so với năm 2000 có 1.159 vụ. Năm ngoái, ICAC nhận khoảng 2.500 cáo buộc cảnh sát tiêu cực, giảm khoảng 4.400 vụ so với năm 2000, theo trang web của ICAC.
Cảnh sát bắt một người chống phe biểu tình.
Những cuộc biểu tình đòi dân chủ càng kéo dài, uy tín cảnh sát HK càng bị đặt dấu hỏi. Sáng 3.9, một nhóm biểu tình bên ngoài trụ sở làm việc của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh, đã chặn không cho 2 xe cảnh sát vào khu cơ quan công quyền này.
Cảnh sát nói xe chỉ chở thức ăn và nước uống, nhưng người biểu tình không tin.Vì hôm trước, cảnh sát cũng lấy cớ này, đưa một xe tải theo sau một xe cứu thương vào khu công quyền, để lấy phương tiện chống bạo loạn.
Cảnh sát không trả lời ngay yêu cầu xác minh thông tin này của WSJ. Một sĩ quan đã làm việc hơn 5 năm ở khu Wan Chai (gần vùng biểu tình) cho WSJ biết:
“Tôi thông cảm khát vọng được sống dân chủ, tự do, nhưng người biểu tình đang quấy rối cuộc sống của mọi người. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ trật tự trị an của thành phố”.
Theo Một Thế Giới
Lãnh đạo Hong Kong kêu gọi người biểu tình "trả lại sự ổn định cho thành phố"
Tuyên bố của Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh được đưa ra sau cuộc hỗn loạn trên đường phố hôm 3-10, khiến các cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính phủ dự kiến vào đầu tuần tới bị trì hoãn.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 4-10, ông Lương Chấn Anh đã tiếp tục kêu gọi những người biểu tình ngừng các hoạt động biểu tình để giúp "chính quyền và công dân thành phố trở về với công việc bình thường".
Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 4-10, ông Lương Chấn Anh đã tiếp tục kêu gọi những người biểu tình ngừng các hoạt động biểu tình để giúp "chính quyền và công dân thành phố trở về với công việc bình thường".
Hàng ngàn người biểu tình Hong Kong vẫn tập trung trên đường phố vào hôm 4-10.
Ông nói rằng ông "lên án mạnh mẽ" bạo lực nhưng cũng cảnh báo rằng bạo lực có khả năng sẽ tiếp tục, trừ khi "trật tự xã hội" được lập trở lại. "Chính phủ và cảnh sát có trách nhiệm giải quyết và thực hiện tất cả các hành động cần thiết nhằm khôi phục lại trật tự xã hội, giúp chính phủ và tất cả 7 triệu công dân tiếp tục công việc và cuộc sống bình thường", ông nói.
Ông cho biết "điều cấp bách nhất" là những người biểu tình hãy phong tỏa các con đường chính để nhân viên chính phủ trở lại làm việc và các trường có thể mở cửa trở lại vào thứ hai (6-10). "Tôi hy vọng tổ chức và sinh viên tham gia biểu tình chú ý đến lợi ích của toàn bộ xã hội và ngay lập tức ngừng các hoạt động tập hợp trên những con đường".
Trước đó, Liên đoàn sinh viên Hồng Kông đã rút khỏi cuộc đàm phán kế hoạch, sau một vài trận đấu đường phố hôm 3-10, với cáo buộc chính phủ cho phép các băng nhóm tấn công người biểu tình. Giám đốc an ninh của Hong Kong, Lai Tung-Kwok đã phủ nhận điều này và cho rằng, các băng nhóm tội phạm có tổ chức là những người biểu tình ủng hộ dân chủ từ các đường phố.
Cùng ngày, Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 19 người trong đó bao gồm các nghi phạm là thành viên của băng nhóm "Hội Tam Hoàng", với cáo buộc tấn công người biểu tình đòi dân chủ. Cảnh sát cho biết trong 19 người bị bắt, có 8 người có liên quan đến "Hội Tam Hoàng" - một nhóm xã hội đen khét tiếng ở Hong Kong.
Theo NTD
Xung đột leo thang giữa những người biểu tình Hồng Kông Tờ Bưu điện Hoa Nam hôm 4/10 cho hay, những vụ cãi vã, xô xát giữa nhóm người biểu tình &'chiếm trung tâm' với những người ủng hộ Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo đó, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 19 người trong các vụ ẩu đả trên, trong đó có những đối tượng bị nghi thuộc...