Cảnh sát hình sự chắp nối những cuộc đoàn tụ
Những cuộc giải cứu thường bắt đầu bằng cuộc điện thoại của các nạn nhân gọi về từ nơi biên giới xa xăm hay từ một lá đơn trình báo… Không phải tỉnh giáp biên nhưng 2 năm qua, Đội Phòng chống tệ nạn xã hội và mua bán người (Đội 6), Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh Hải Dương đã giải cứu thành công 16 trường hợp, giúp nhiều cô gái nhẹ dạ được trở về đoàn tụ cùng gia đình.
1. Giữa trưa hè, người phụ nữ xấp xỉ tuổi 50, dáng vẻ tiều tụy tìm đến trụ sở Phòng PC45 Công an tỉnh Hải Dương: “Các chú ơi, cứu con tôi với. Bọn nó vừa gọi điện thoại về nhà tôi yêu cầu gửi 40 triệu đồng vào một tài khoản ở TP Nam Ninh, Trung Quốc, nếu không sẽ bán con gái tôi cho người khác”.
Ca trực hôm đó là của Đại úy Nguyễn Công Tráng, Đội phó Đội 6, Phòng PC45 Công an tỉnh Hải Dương. Anh nói chuyện trực tiếp qua điện thoại với nạn nhân Nguyễn Thị Vân A., trú tại TP Hải Dương, Hải Dương. Khi được nghe những lời nói của cán bộ Đội 6, Vân A. lấy lại được bình tĩnh, cô miêu tả lại các đặc điểm nổi bật ở nơi đang bị giam giữ.
Đó là những giây phúc căng thẳng đến tột độ, bởi chỉ một chút sai sót, tính mạng của nạn nhân Vân A. sẽ vô cùng nguy hiểm, Thiếu tá Vũ Duy Tường, Phó phòng PC45 Công an tỉnh Hải Dương kể lại. Vừa động viên Vân A., họ liên hệ với Lãnh sự quán Việt Nam ở TP Nam Ninh, cung cấp số điện thoại, ảnh, đặc điểm nhận dạng của nạn nhân… và chờ đợi. Khoảng 13h cùng ngày, phía Đại sứ quán Việt Nam có thông tin đã giải cứu thành công nạn nhân Vân A.. Niềm vui của anh và các đồng đội vỡ òa cùng giọt nước mắt hạnh phúc của người mẹ mất con.
Cán bộ Đội 6 đến thăm một gia đình nạn nhân được giải cứu.
Video đang HOT
2. “Cứu một người phúc đẳng hà sa” đó là những điều Trung tá Lê Huy Thành và các đồng đội luôn tâm niệm. Bây giờ, khi đã đi gần hết cuộc đời binh nghiệp, Trung tá Thành chẳng thể nhớ hết anh đã trực tiếp hoặc cùng các đơn vị tỉnh bạn tham gia giải cứu bao nhiêu nạn nhân. Song có một vụ giải cứu mà anh chẳng dễ quên, đó là trường hợp của nạn nhân Nguyễn Thị Kim C. (trú tại TP Hải Dương).
Giờ này, C. và cậu con trai là Nguyễn Việt Quốc đang sống yên bình trong vòng tay che chở của người mẹ, người bà. Đứa con này là kết quả của cuộc hôn nhân khi em bị ép lừa bán sang Trung Quốc. C. bị lừa bán sang bên kia biên giới khi đang là nữ sinh lớp 11 của một trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đối tượng lừa bán C. là người đàn ông tên Thắng, cô tình cờ quen trên mạng Internet. Cuộc tìm kiếm C. bắt đầu từ những cái “hình như”, từ những thông tin trên mạng Internet rất chung chung. Nhưng rồi với sự nỗ lực không ngừng, cán bộ Đội 6 đã góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ đầy nụ cười và nước mắt.
3. Có được một địa chỉ, một thông tin dù chỉ là rất mong manh, cán bộ Đội 6 cũng tỷ mỷ xác minh đến cùng. Với một vụ án mua bán người, thu thập tài liệu giờ khó khăn chẳng khác gì mò kim dưới đáy bể, Thiếu tá Vũ Dương Tường chia sẻ.
Bởi chỉ đến khi bị bán vào các động mại dâm, các nạn nhân mới biết rằng họ đang ở nơi đất khách quê người. Nhưng lúc ấy thì đã quá muộn! Trong khi đó các vụ mua bán người qua mạng Internet ngày càng gia tăng. Có những vụ nạn nhân và đối tượng chỉ biết nhau qua những nickname trên mạng. Khó khăn là thế, vất và là vậy nhưng cán bộ, chiến sĩ Đội 6, Phòng PC45 Công an tỉnh Hải Dương vẫn lặng lẽ vượt qua
Theo CAND
Trở về nhà sau 23 năm mất tích
Sau hàng chục năm mất tích, khiến người thân nghĩ rằng mình đã chết đuối, một người đàn ông Bangladesh vừa bất ngờ trở về đoàn tụ với gia đình.
Moslemuddin Sarkar (52 tuổi) trở về Dhaka hôm 31/7, một ngày sau khi được một nhà tù ở Pakistan thả tự do với sự giúp đỡ của tổ chức Chữ thập đỏ.
Gia đình mất liên lạc với Sarkar sau khi ông vượt biên trái phép đến Ấn Độ để kiếm việc năm 1989. Năm 1997, Sarkar bị bắt khi đang cố vào Pakistan mà không có giấy thông hành hợp lệ. "Tôi đến Pakistan vì tin rằng sẽ kiếm được một công việc khá hơn. Sau khi bị bắt, tôi đã viết hàng chục lá thư gửi về quê nhưng tất cả chúng đều thất lạc. Có lúc, tôi mất hết hy vọng được trở về nhà", Sarkar cho hay.
Ông bị giam cầm ở Lahore, Karachi và cắt đứt với thế giới bên ngoài kể từ đó. Sarkar nói rằng, ông bị đánh đập và tra tấn suốt 15 năm trong tù. "Tôi nhờ các quan chức đại sứ quán đưa tôi về Bangladesh, nhưng không ai giúp tôi", Sarkar nói.
Ông Sarkar được người thân đón tại sân bay Dhaka sau 23 năm mất tích.
Số phận của ông trở nên tươi sáng khi Pakistan gửi danh sách tù nhân Bangladeshcho các quan chức lãnh sự. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban Chữ thập đỏQuốc tế, Sarkar được thả tự do sau nhiều năm biệt tích.
"Đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao bị giam lâu đến vậy. Dù vậy, tôi cũng đã được về nhà và cảm thấy rất sung sướng", Sarkar chia sẻ.
Sự trở về của Sarkar đã tạo ra một cảnh tượng cảm động, khi ông được người thân đón tiếp tại sân bay Dhaka. Người em là Julhas Uddin cho hay, mẹ ông đã ngất xỉu vì quá xúc động, khi người con trai thất lạc lâu ngày bất ngờ xuất hiện và ôm bà.
"Chúng tôi tìm kiếm anh ấy nhiều năm nhưng không kết quả. Cuối cùng, chúng tôi từ bỏ hy vọng vì nghĩ anh ấy đã chết đuối trên biển. Tuy vậy, mẹ tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó anh ấy sẽ trở về nhà", Julhas Uddin nói.
BÌNH AN
Theo Infonet.vn
Những đứa trẻ bị bắt cóc không muốn đoàn tụ với gia đình Những đứa trẻ bị đem bán nói chúng thật sự ghét cha mẹ mình và không muốn gặp lại họ nữa. "Ngành công nghiệp kinh doanh trẻ em" vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc. Đôi vợ chồng nông dân nghèo đã bán con gái của họ cho những kẻ buôn người với già 5.000 NDT (khoảng 795 USD). Bị mang bán, bắt...